Làng nghề trống cơm, đầu lân “cháy hàng” mùa Tết Trung Thu
Khoảng 3 tháng nay, hơn 20 nóc gia làng trống “danh bất hư truyền” Bình Lãng (Tân Trụ, Long An) tất bật vào vụ trống Tết Trung Thu 2018. Lão nông Hai Phú (Nguyễn Văn Phú) – một người làm trống lâu năm tại đây cho biết, Trung Thu năm nay mặt hàng trống cơm “cháy” hàng. Mỗi tháng hộ ông làm 4.000 – 5.000 trống cơm vẫn không đủ bán.
Nhà ông Hai Phú có 5 người, làm trống cơm từ mờ sáng đến tối mịt vẫn không đủ trống cung cấp cho thị trường. Dù làm bằng da trâu non và gỗ tạp, nhưng sản phẩm trống cơm của làng trống Bình Lãng vẫn rất hấp dẫn với trẻ con mùa Trung Thu.
Bản thân lão nông Hai Phú dù ở tuổi 70, sức yếu, mắt mờ cũng phụ gia đình bào da trâu, phơi trống nhằm tăng sản lượng trống cơm theo yêu cầu của mối lái..
Đám cháu ông Hai Phú sau giờ học cũng được “động viên” phơi trống giúp ông.
Video đang HOT
Thời điểm này, khu vực sản xuất đầu lân xã Nhị Bình, Châu Thành, Tiền Giang cũng khá nhộn nhịp. Chị Hồ Thị Liễu – chủ một cơ sở sản xuất đầu lân cho biết, trung bình mỗi tháng, cơ sở của chị xuất xưởng 3.000 đầu lân các loại, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo chị Liễu, hiện nay các sản phẩm truyền thống phục vụ thị trường Trung Thu, như: ông lân, trống cơm… rất đắt hàng. Việc sản xuất đầu lân có thay đổi so với trước đây nhưng con lân vẫn giữ được hình dáng truyền thống ban đầu. Đặc biệt hơn là giá trị tinh thần, quan niệm về sự may mắn vẫn còn vẹn nguyên nét đẹp.
Theo Danviet
Làng trống "danh bất hư truyền" tất bật vào vụ Tết
Khoảng tháng nay, hơn 20 nóc gia của làng trống "danh bất hư truyền" Bình Lãng (Tân Trụ, Long An) tất bật vào vụ trống Tết Nguyên đán 2018. Theo ông Hai Tới (Nguyễn Văn Tới) - một hộ làm trống lâu năm tại đây, vào vụ trống Tết, mỗi hộ làm trống trong làng xuất ra thị trường 3.000 - 10.000 trống cơm. Hàng vạn cái trống này sẽ tỏa đi khắp cả nước phục vụ trẻ con vui chơi những ngày xuân.
Từ mờ sáng mọi thành viên gia đình ông Hai Phú (Nguyễn Văn Phú) vào vị trí sản xuất trống cơm: người làm thùng, người bịt, người làm mặt trống...
Thuộc da trâu để làm mặt trống đặc biệt quan trọng. Da trâu để làm mặt trống phải mua được da mới. Sau khi mua về, da trâu được căng ngay để phơi khô.
Sau khi làm xong, vỏ trống sẽ được đem hong thật khô bằng cách cho than đá nung đỏ hoặc đốt trong lòng vỏ trống để tránh móp méo, bong tróc sau này.
Mỗi ngày, ông Hai Phú phải tất bật căng mặt da hàng trăm cái trống cơm. Công đoạn gọt da trâu và căng mặt trống là bí kiếp của thợ làm trống. Chỉ những người lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm mới đảm nhận trọng trách này.
Trống cơm là mặt hàng chợ nên công đoạn bào láng vỏ trống khá sơ sài, chủ yếu cho láng sơ rồi sơn phết lên.
Mùa này, thanh niên trai tráng trong làng trống từ sáng sớm đến tối mịt phải luôn tay với những cái trống cơm.
Ông Hai Tới cho biết, khoảng tháng nay ông đã xuất hơn 4.000 cái trống cơm ra thị trường. Hiện, trong kho ông còn cả ngàn cái trống cơm chờ thương lái đến lấy. Mỗi cái có giá từ 20.000 - 60.000 đồng.
Trẻ con làng trống Bình Lãng vui đùa bên những cái trống cơm.
Theo Danviet
Nhân tết Trung thu: Một gia đình làm to he thủ đô "lưu lạc" tận An Giang Theo nghề làm tò he-1 trong những món quà truyền thống "xưa cũ" ưa thích của trẻ em, nhất là dịp Tết Trung thu rằm tháng Tám, gia đình anh Trần Văn Tùng lãng du "lưu lạc" từ đất Hà Tây (nay là thủ đô Hà Nội) vào tận tỉnh An Giang mưu sinh. Trong khuôn viên Tuần lễ Văn hóa ẩm thực,...