Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân dân
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), phát huy tốt dân chủ ở cơ sở là giải pháp quan trọng góp phần củng cố khối đoàn kết, tạo nguồn lực cho nhiệm vụ chung.
Do đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh rất chú trọng những kênh tiếp nhận, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân.
Không phải ngẫu nhiên, tư tưởng “lấy dân làm gốc” trở thành kim chỉ nam cho cả chặng đường xây dựng NTM của Quảng Ninh những năm qua. Đây vừa là lý thuyết, cũng là kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn của khắp các xã, thôn, bản, qua quá trình triển khai thực hiện từng chỉ tiêu, tiêu chí.
Có được sự chung tay góp sức, tham gia ý kiến, ủng hộ của nhân dân thì các chương trình, đề án, công trình nhanh chóng được hoàn thiện, có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đi vào cuộc sống.
Từ thực tế đó, nhiệm vụ xây dựng NTM đã trở thành phong trào sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng đóng góp trí tuệ, tâm huyết, tiền của, công sức, đồng hành cùng Nhà nước thực hiện.
Cán bộ xã Tân Lập (huyện Đầm Hà) nắm tình hình hộ thuộc diện bảo trợ xã hội, kết hợp tuyên truyền chính sách cho người dân.
Để phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân, các cấp chính quyền phải phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tự quản, tham gia bàn bạc và quyết định. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ càng thêm hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong công việc chung.
Đặc biệt, các địa phương cần tích cực tuyên truyền, vận động để người dân hiểu chương trình xây dựng NTM nhằm mục đích phát triển nông thôn toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của chính dân cư nông thôn.
Ông Đoàn Văn Tân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Lập (huyện Đầm Hà), cho biết: Năm 2019, Tân Lập đã được công nhận là xã đầu tiên trong toàn huyện không còn hộ nghèo. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của xã là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, khơi dây tinh thần chu đông, vươn lên.
Video đang HOT
Đồng thời, thông qua đội ngũ cán bộ, các đoàn thể thường xuyên bám địa bàn, thông qua các cuộc họp dân cư, sinh hoạt chi bộ, các chi tổ hội… đã giúp xã kịp thời lắng nghe ý kiến nhân dân, nắm chắc tình hình các hộ để có phương án trợ giúp phù hợp (nhà ở, tiền vốn, cây, con giống, máy móc thiết bị, triển khai mô hình…).
Người dân thôn Phúc Tiến (xã Tân Lập, huyện Đầm Hà) phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân hưởng thụ” trong xây dựng NTM còn được phát huy thông qua việc người dân được tham gia, đóng góp ý kiến trong các khâu lựa chọn các công trình, hình thức tổ chức xây dựng, các chính sách về huy động nguồn lực như xây dựng cơ sở hạ tầng…
Nhân dân còn tự nguyện đóng góp, tham gia các phong trào hiến đất làm đường giao thông, đóng góp vật lực, công sức… cho các công trình phục vụ sản xuất, dân sinh tại địa phương. Trong quá trình này, tất yếu xảy ra những vướng mắc, kiến nghị trái chiều, yêu cầu các địa phương phải nhanh chóng nắm bắt dư luận, kịp thời tiếp thu, giải thích, tháo gỡ theo thẩm quyền.
Đội ngũ cán bộ các thôn, khu phố của TP Móng Cái tham gia hội nghị giao ban trực tiếp với lãnh đạo thành phố về tình hình 6 tháng đầu năm 2020, ngày 17/7/2020. Ảnh: Thu Hằng (Trung tâm TT-VH Móng Cái)
Tại TP Móng Cái, công tác giao ban giữa lãnh đạo thành phố với đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, khu, trưởng ban công tác mặt trận thôn, khu phố được tổ chức đều đặn hằng quý, duy trì đều đặn từ 2014 đến nay.
Tại mỗi buổi hội nghị, đội ngũ cán bộ ở thôn, khu trực tiếp thông báo tình hình địa bàn dân cư mình phụ trách; nêu bật được những tâm nguyện, kiến nghị, thắc mắc mà họ đã tổng hợp từ nhân dân. Trên cơ sở đó, trực tiếp các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thành phố cùng với đại diện các phòng, ban chuyên môn có trách nhiệm trả lời trực tiếp ngay tại hội nghị những kiến nghị thuộc thẩm quyền.
UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 6/2020. Ảnh: Thanh Hoa
Cách làm của Móng Cái cũng được các địa phương trong tỉnh thực hiện thường xuyên, để qua đó, các vấn đề nhân dân quan tâm được nắm bắt và chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng quy định, giảm bớt đơn thư khiếu kiện, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước được truyền tải sâu rộng, chất lượng, đi vào đời sống, tạo động lực cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua ngân hàng, không dùng tiền mặt
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian qua, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã coi trọng chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng (thẻ ATM).
Điều này góp phần quan trọng trong việc gia tăng số người nhận chế độ với phương thức thanh toán hiện đại, thuận tiện, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
BHXH đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng.
Đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian, chi phí
Song song với chi bằng tiền mặt, đến nay tất cả 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN qua tài khoản thẻ ATM với hàng trăm nghìn người hưởng hằng tháng. Với phương thức này, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN không cần phải đến địa điểm tập trung để nhận tiền và ký danh sách chi trả.
Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 vừa qua, việc chi trả qua tài khoản thẻ ATM đã giúp người hưởng hạn chế đi lại, tiếp xúc, đảm bảo được an toàn và giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp, phương thức chi trả không dùng tiền mặt còn góp phần hạn chế tình trạng đơn vị sử dụng lao động chiếm dụng, chậm chi trả tiền chế độ cho người lao động...
Hiện quy trình chi trả qua tài khoản thẻ ATM được thực hiện thống nhất tại tất cả các địa phương theo quy định. Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được cơ quan bưu điện chuyển tiền vào tài khoản cá nhân ngay trong ngày hoặc chậm nhất là ngày làm việc kế tiếp kể từ khi nhận được danh sách chi trả từ cơ quan BHXH chuyển sang.
Người lao động, thân nhân người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe được cơ quan BHXH phối hợp với ngân hàng nơi người hưởng mở tài khoản, thực hiện đối chiếu thông tin, số hiệu tài khoản để chi trả ngay cho người hưởng.
Người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp thì tháng đầu tiên được cơ quan BHXH chuyển tiền ngay khi nhận được danh sách chi trả. Từ tháng hưởng trợ cấp thứ hai, chuyển tiền trong vòng 05 ngày kể từ ngày bắt đầu theo danh sách chi trả.
Kết quả bước đầu khích lệ
Để phục vụ người tham gia BHXH, BHYT, BHTN hưởng lương, trợ cấp qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng ngày càng tốt hơn. Ngoài việc giao chỉ tiêu phấn đấu cho BHXH các tỉnh, BHXH Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ đạo của Chính phủ về chi trả an sinh xã hội qua hệ thống ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó tập trung tuyên truyền về hiệu quả, lợi ích của phương thức chi trả này; yêu cầu Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chỉ đạo bưu điện các cấp phối hợp với cơ quan BHXH, ban hành các văn bản hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người hưởng hiểu rõ hơn về tiện ích của việc giao dịch qua thẻ ATM, từ đó tích cực đăng ký tham gia.
Đặc biệt, để khuyến khích người hưởng nhận lương hưu và trợ cấp BHXH, BHTN qua tài khoản thẻ ATM, cơ quan BHXH hỗ trợ người hưởng chi phí mở tài khoản cá nhân lần đầu và chi phí chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của người hưởng (nếu có).
BHXH Việt Nam đã đề xuất với Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng có cơ chế ưu đãi cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN nhận tiền qua tài khoản cá nhân (giảm phí mở thẻ, thanh toán hóa đơn, rút tiền mặt, các giao dịch đều được giảm hoặc miễn phí); tăng cường lắp đặt mở rộng hệ thống trụ ATM, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa để người lao động, người hưởng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng mọi lúc, mọi nơi một cách dễ dàng, hiệu quả; cung cấp đủ lượng tiền; thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy ATM.
Với những nỗ lực của ngành BHXH, số người nhận trợ cấp BHXH, BHTN qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng đã gia tăng đáng kể. Năm 2019, số người hưởng tại khu vực đô thị ở nước ta đạt 33,8%, tăng 9,76% so với năm 2018, đạt 67,6% so với mục tiêu đề ra đến năm 2021 (theo mục tiêu phải đạt 50% số người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản ATM ở khu vực đô thị). Số tiền chi qua tài khoản cá nhân ước đạt 34%, hoàn thành vượt chỉ tiêu giao (đến năm 2020 là 20%).
Thời gian tới, BHXH Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức cung cấp dịch vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN không dùng tiền mặt với dịch vụ đơn giản, thuận lợi, chi phí thấp để phục vụ cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có mức hưởng thấp. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đối với dịch vụ chi trả an sinh xã hội của Chính phủ đặt ra.
Phường Lê Bình nỗ lực thực hiện an sinh xã hội Ở trung tâm quận Cái Răng, phường Lê Bình có lợi thế trong triển khai thực hiện các phong trào, hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các Hội, đoàn thể phối hợp tốt trong vận động hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn phường qua từng năm. Chung...