Lặng nghe tiếng mưa đêm Sài Gòn
Đêm nay, Sài Gòn lại mưa. Tiếng mưa reo trên mái nhà trọ thật buồn. Mưa như cuốn lấy những ưu tư của tôi trôi về nơi quê cũ. Ánh mắt như người vô hồn.
Tôi lặng lẽ nhìn mưa, rồi ước mình được một lần hóa thân vào những hạt mưa kia để rong chơi khắp chốn, thôi phải lo nghĩ về những chuyện bên đời làm cho con người ta phải mệt mỏi vì nó. Mưa là một điều gì đó đã quá đỗi quen thuộc với tôi. Thế nhưng lần này lại khác, những cơn mưa ở nơi “đất khách quê người” chạm sâu thẳm vào tim tôi những nỗi buồn vô tận. Mưa Sài Gòn, những cơn mưa vẫn thế, chợt đến chợt đi như một gã giang hồ phiêu bạt khắp bốn phương không biết đâu là nhà.
Tôi vẫn chưa quen lắm với thời tiết nơi này. Vì tôi rời quê vào Sài Gòn để mưu sinh chưa được bao lâu. Thật tình tôi không muốn rời quê hương miền Trung nắng gió của mình để đi “tha phương cầu thực” đâu. Nhưng cuộc sống vốn dĩ không bình lặng mà luôn có những sóng gió và buộc người ta phải kiên cường chống chọi với nó như một thử thách của cuộc đời.
Tôi biết thành công không bao giờ đến dễ dàng với bất kỳ ai nếu như họ không có đủ can đảm đi trên chính đôi chân của mình và không ngừng nỗ lực cố gắng. Tôi nhớ, ngày tôi tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân sư phạm loại ưu, mẹ tôi đã rơi nước mắt vì sự cố gắng của tôi đã mang lại thành quả xứng đáng.
Suốt những năm tháng nuôi tôi ăn học, ba mẹ đã vất vả rất nhiều. Lưng còng đi thấy rõ, tóc bạc thêm mấy phần. Từng ấy năm không biết là đã có bao nhiêu bao lúa, bao nhiêu ruộng sắn, ruộng mía… bán đi để có tiền nuôi tôi ăn học. Công ơn ấy làm sao có thể quên đi được.
Ra trường, tôi mong ước sẽ được về dạy tại một ngôi trường gần nhà để tiện thể chăm sóc ba mẹ. Thế nhưng, cuộc sống đâu phải lúc nào cũng như mình mong muốn. Tôi đành phải cất bước ra đi để đi tìm lẽ sống cho mình. Lần này mẹ lại khóc, nhưng khác với lần trước không phải vì khóc hạnh phúc, mà khóc vì thương xót cho tôi.
Sài Gòn – Thành phố phồn hoa đô hội. Tôi chưa bao giờ thấy những ngôi nhà sầm uất và “chọc trời” như thế. Phố sá ở đây lúc nào cũng tấp nập xe cộ, đông đúc. Tôi cảm thấy mình lạc lõng giữa một nơi xa lạ. Ở đây dường như người vùng miền nào cũng có. Giọng Bắc, Trung, Nam pha lẫn. Mà cũng phải thôi, tôi nghe nói thành phố này rất bao dung.
Nó có thể thu nạp tất cả mọi người, từ kẻ nghèo hèn, thất bại cho đến những người giàu có và thành công. Đôi khi tôi tự nghĩ, có phải chăng mình cũng là một kẻ thất bại nên mới đến thành phố này. Nhưng tôi gạt phắt đi cái suy nghĩ mông lung ấy, vì trong đầu tôi lúc này lại nhớ đến hình ảnh của mẹ tôi từng chiều ngóng đợi đứa con ở một nơi xa làm tôi không thể cầm lòng được. Tôi lại quyết tâm hơn và tự hứa sẽ không bao giờ để bản thân mình gục ngã, không để ba mẹ phải lo lắng thêm một lần nào nữa.
Video đang HOT
Sài Gòn đang mùa mưa, có lẽ vì thế mà những cơn mưa luôn đến bất ngờ, vội vã như chính nhịp sống của nơi đây. Đứng trên ban công nơi làm việc và nhìn những hạt mưa rơi mà lòng tôi phong kín những nỗi buồn.
Chưa bao giờ có những cơn mưa làm tâm hồn tôi cô quạnh như lúc này. Những chiếc lá khô nối đuôi nhau theo dòng chảy trôi về nơi xa thẳm. Dòng người khẩn thiết lướt qua nhau dưới lớp bụi mưa và ánh đèn phố thị mờ mở ảo ảo.
Ôi! Nỗi nhớ quê trong tôi lại đau đáu. Tôi lại nhớ đến hình ảnh của ba trong những ngày mưa lũ phải vất vả với ruộng đồng. Tôi nhớ đến cái mùi hăng hắc của những củ khoai lang, khoai sắn bị ngập úng sau mùa lũ mà ba mẹ tôi đã mót được đem về chống chọi qua cơn đói. Mẹ nói anh em chúng tôi phải cố gắng học giỏi để sau này thoát được cái cảnh nghèo như ba mẹ lúc này.
Tuổi thơ của anh em chúng tôi không được suôn sẻ như bao gia đình khác. Và có lẽ những kỷ niệm của những ngày mưa, gió nghèo khó ngày ấy suốt một đời tôi cũng không thể nào quên được. Đêm nay, Sài Gòn lại mưa. Tiếng mưa reo trên mái nhà trọ thật buồn. Mưa như cuốn lấy những ưu tư của tôi trôi về nơi quê cũ. Ánh mắt như người vô hồn.
Tôi lặng lẽ nhìn mưa, rồi ước mình được một lần hóa thân vào những hạt mưa kia để rong chơi khắp chốn, thôi phải lo nghĩ về những chuyện bên đời làm cho con người ta phải mệt mỏi vì nó. Nhưng cuộc sống này không cho con người ta mãi chìm trong những mộng tưởng. Tôi khép cửa phòng trọ. Ngoài kia tiếng mưa đêm vẫn thì thầm khắp phố làm tâm hồn tôi không thôi thổn thức giữa nơi xứ người.
Theo blogradio.vn
Một mình nuôi con 5 năm trời, đề nghị từ gia đình của người tình cũ khiến mẹ đơn thân tức giận
Liên chẳng thể ngờ được, sau ngần ấy thời gian, mẹ Hưng lại có thể đưa ra đề nghị trơ trẽn như vậy.
Liên và Hưng ở cùng quê nhưng hoàn cảnh gia đình lại hoàn toàn trái ngược nhau. Bố mẹ anh kinh doanh buôn bán nên kinh tế khá vững, nhà cao cửa rộng bề thế. Còn nhà Liên thì bố mất sớm, mẹ góa con côi, cuộc sống khó khăn, ngay cả căn nhà cũng chỉ là chỗ che mưa che nắng được họ giúp sức dựng nên.
Dù cùng trường, cùng xã nhưng cả hai chưa bao giờ là bạn bởi khoảng cách gia đình, khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên, cuộc đời vốn là một chuỗi những câu chuyện bất ngờ, Hưng lại gặp Liên ở nơi đất khách quê người.
Năm đó, cô chỉ là một đứa con gái 18 tuổi, lần đầu tiên đặt chân lên thành phố để nhập học. Nhưng "chó cắn áo rách", Liên bị kẻ gian móc trộm ví, mất hết giấy tờ và tiền bạc. Hoang mang, sợ hãi và bất lực, cô ngồi bệt xuống đất khóc nức nở ở ngay bến xe. Đúng lúc đó, Hưng ra bến xe nhận đồ bố mẹ gửi từ quê lên, nhận ra người cùng xã nên lại gần hỏi thăm và đưa cô về trường.
Những ngày tháng đó, Hưng đã giúp Liên rất nhiều. Cô bị mất hết số tiền ít ỏi mà mẹ đã dành dụm bấy lâu, cũng không dám gọi về xin thêm, phần vì biết mẹ cô không có, phần lại sợ bà lo lắng. Vậy nên anh chàng sinh viên năm 2 đó đã bớt tiền bố mẹ gửi lên hàng tháng cho Liên vay tạm.
(Ảnh minh họa)
Cứ giúp đỡ, qua lại mãi như thế, cuối cùng họ cũng nảy sinh tình cảm như một lẽ tất nhiên. Yêu nhau được hơn nửa năm thì Hưng muốn đi quá giới hạn. Liên từ chối nhiều lần nhưng rồi vì tin, vì yêu nên đã nhắm mắt trao thân. Và chuyện gì đến cũng phải đến, cô có thai khi còn đang là sinh viên năm 2.
Khi biết chuyện, Liên đã vô cùng hoảng sợ. Cô mới chỉ là một cô gái 19 tuổi, đang đi học và không có gì trong tay thì làm sao có thể sinh con và nuôi con được đây. Cô tức tốc thông báo với người yêu. Trái với tưởng tượng của Liên, Hưng tỏ ra rất bực bội và khó chịu vì chuyện này.
Anh hỏi tại sao cô không uống thuốc, tại sao lại để ra cơ sự này, tại sao lại làm phiền anh như thế. Nghe hàng loạt câu hỏi trách móc lẫn đay nghiến cứ thế tuôn ra từ người đã hết lòng chăm sóc và giúp đỡ mình, trời đất như sụp đổ trước mắt Liên. Cô khóc không thành tiếng và cầu xin anh nghĩ cách cứu cô nhưng kết quả là cái gạt tay đầy thô bạo rồi anh bỏ đi.
Cả ngày hôm đó cô chẳng biết làm gì ngoài việc ôm gối khóc. Một người bạn thân biết chuyện đã khuyên Liên từ bỏ cái thai, bởi cô còn quá trẻ, còn cả tương lai rất dài ở phía trước. Đó cũng là điều cô từng nghĩ đến nên đã tìm đến một phòng khám nhỏ với ý định phá thai. Thế nhưng cô cứ đến rồi lại quay về, 5 lần 7 lượt như thế mà chẳng thể dứt khoát. Lúc đó cô còn quá trẻ và hoảng sợ để nghĩ đến chuyện đạo đức, lý do khiến cô không quyết tâm chỉ là vì sợ đau.
Cái kim trong bọc lâu ngày còn lòi ra huống hồ là một cái thai, là một sinh linh. Đến khi chẳng thể giấu được nữa, Liên đã xin nghỉ học và về thông báo với mẹ. Bà sốc vô cùng nhưng vẫn dẫn tôi đi khám thai. Bác sĩ bảo, cái thai đã 5 tháng và phát triển khỏe mạnh.
Mẹ tôi liền gọi cho Hưng và đề nghị anh tìm cách giải quyết cũng như chịu trách nhiệm. Ai ngờ Hưng chối bỏ Liên, chối bỏ đứa con của mình theo cách chẳng thể nào phũ phàng hơn. Anh bảo với mẹ cô rằng họ chỉ quen nhau như là bạn bè bình thường chứ không hề có quan hệ trai gái gì. Chẳng riêng gì mẹ Liên mà có lẽ bất cứ bà mẹ nào nghe đến đây cũng sẽ tức giận. Bà không nói gì nữa mà chỉ bảo sau này bất kể có chuyện gì, anh cũng không có mối liên hệ gì với nhà bà nữa.
Nói đoạn bà quay sang bảo Liên cố gắng giữ gìn sức khỏe, bây giờ con cái là chuyện duy nhất mà cô cần quan tâm. Bà cũng bảo nhất định sẽ lo được cho con lẫn cháu nên đừng lo lắng gì. Vì không muốn con gái mang tiếng "chửa hoang" ở làng, mẹ Liên về nhà thu dọn đồ đạc rồi ba mẹ con bà cháu dắt díu nhau trở lại thành phố. Ở đây bà ngày ngày bán rau ở đầu ngõ nơi phòng trọ tìm được, Liên phụ mẹ đến tận sát ngày sinh mới chịu nghỉ ngơi.
(Ảnh minh họa)
Thời gian cứ thế thấm thoát trôi đi, mẹ con bà cháu nhà Liên vẫn cố gắng bám trụ ở thành phố. Bà vừa bán rau vừa trông cháu, Liên cũng xin được làm công nhân ở một xưởng may nhỏ, cuộc sống chật vật nhưng đầy ắp tiếng cười. Còn về phần Hưng, cô nghe nói sau khi tốt nghiệp, anh đã được bố mẹ xin cho một công việc ở quê, đã lấy vợ 2 năm rồi nhưng vẫn chưa có con.
Đến khi con trai đã 4 tuổi, Liên đưa con về quê nhân dịp giỗ bố thì bà con làng xóm được phen xôn xao vì đứa trẻ giống anh như tạc. Nhưng cô chẳng để tâm bởi không hề muốn kẻ bội bạc đó có liên hệ gì nữa với gia đình mình.
Tuy nhiên, mấy hôm sau, khi đã trở lại thành phố, Liên lại nhận được điện thoại từ một số máy lạ. Hóa ra đó là của mẹ Hưng. Bà đề nghị cô đưa đứa trẻ đi xét nghiệm ADN, nếu đúng là con anh thì bà sẽ đón về nuôi chứ không chấp nhận cô là con dâu. Nghe đến đây Liên tức nghẹn. Trên đời này có thể có những người bạc bẽo và trơ trẽn đến thế sao? Cô đáp lại vô cùng rõ ràng:
"Năm xưa là con bà, gia đình bà chối bỏ giọt máu của nhà mình, bây giờ bà còn gọi điện cho tôi để làm gì? Hay vì con dâu không sinh được nên mới tìm đến tôi và con tôi? Cho dù trời có sập thì cũng không đời nào tôi để con nhận những con người bạc bẽo nhà bà làm người thân đâu."
Nói xong cô cúp máy cái rụp rồi cũng chặn luôn số điện thoại đó. Liên biết sẽ còn nhiều khó khăn và sóng gió đợi mẹ con cô ở phía trước nhưng bằng mọi cách cô sẽ bảo vệ đứa bé đến cùng.
Theo Afamily
Thất bại lớn nhất của đàn ông là đánh mất người phụ nữ của đời mình Đàn ông đến cuối cùng có giàu sang, danh vọng cỡ nào cũng chỉ là kẻ thất bại nếu đánh mất người đàn bà của đời mình... Thất bại lớn nhất của đàn ông là vô tâm và không biết trân trọng người đàn bà của đời mình. (Ảnh minh họa). Chị tôi quyết định ly hôn sau hơn 10 năm sống chung...