“Lắng nghe” người dân về sáp nhập xã ở Hà Tĩnh
Nhằm đảm bảo dân chủ, lắng nghe tiếng nói của nhân dân trong quá trình tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, Hà Tĩnh đang triển khai công tác niêm yết danh sách cử tri để tới đây sẽ tổ chức lấy ý kiến. Các cấp cũng tập trung tuyên truyền và đã có những “sản phẩm” cụ thể.
Chiều ngày 9/7, Ban công an xã Vĩnh Lộc (Can Lộc) tiến hành mời công an viên các thôn lên đối soát lại danh sách cử tri. Để có danh sách này, đơn vị đã tiến hành rà soát nhân khẩu, nhất là số biến động liên quan đến cư trú. Tại cuộc rà soát, công an viên các thôn chỉ điều chỉnh một vài cử tri do đi vắng trên địa bàn, đồng thời bày tỏ sự đồng tình cao với chủ trương sáp nhập xã. Sáng 10/7, việc niêm yết danh sách cử tri được tiến hành, để sắp tới lấy ý kiến về sáp nhập xã.
Việc rà soát danh sách cử tri được thực hiện kỹ lưỡng nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân
Cũng như xã Vĩnh Lộc, Yên Lộc đã niêm yết danh sách cử tri tại các thôn. Trưởng Công an xã Đặng Văn Thắng cho hay: “Từ khi có văn bản của huyện gửi về xã vào ngày thứ 6 (5/7/2019), anh em làm liên tục không kể ngày nghỉ và ban đêm nên sáng 9/7, danh sách cử tri đã được hoàn thành. Theo rà soát, trên địa bàn có 6 thôn với 4.464 nhân khẩu, 1.050 hộ. Danh sách cử tri đã được in theo khổ giấy A3 niêm yết công khai tại nhà văn hóa các thôn”.
Trưởng Công an xã Yên Lộc cũng bày tỏ: Mặc dù một số cán bộ có tâm tư nhưng mình phải xác định được trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, phải thông suốt về tư tưởng; đồng thời tìm mọi cách để tuyên truyền tới người dân đồng tình cao với chủ trương của các cấp.
Theo thông tin từ UBND huyện Can Lộc, xã Yên Lộc được định hướng sẽ sáp nhập với xã Khánh Lộc và Vĩnh Lộc. Cũng theo định hướng, trụ sở của xã mới tạm thời đặt tại trụ sở UBND xã Vĩnh Lộc. Sau khi bộ máy mới đi vào vận hành, trụ sở mới sẽ được xây dựng tại khu vực cầu Nhe. Vì lí do này nên trụ sở Vĩnh Lộc dù xuống cấp một số hạng mục nhưng không có chủ trương đầu tư.
Trưởng Công an xã Vĩnh Lộc và công an viên các thôn đang đối soát danh sách cử tri trên địa bàn
Video đang HOT
Không chỉ tại Can Lộc, các địa phương trên toàn tỉnh cũng đã triển khai niêm yết danh sách cử tri.
Tại Đức Thọ, theo Chánh Văn phòng Cấp ủy – chính quyền huyện Nguyễn Tiến Thắng: “Từ cuối tháng 6, việc niêm yết danh sách cử tri đã được chúng tôi triển khai thực hiện tại các thôn (do quá nhiều địa điểm). Huyện đang ban hành văn bản để xin chủ trương của tỉnh, cho chủ động lấy ý kiến cử tri trước ngày 25/7, thời điểm theo yêu cầu của tỉnh”.
Mặc dù đã niêm yết danh sách cử tri trước đó nhưng khi UBND tỉnh ban hành Công văn 4494/UBND-NC1 (ngày 5/7/2019) lấy ý kiến về sắp xếp ĐVHC, ngày 8/7, UBND huyện đã ban hành Công văn số 2270 yêu cầu các xã, thị trấn quán triệt tinh thần của tỉnh đến đội ngũ cán bộ cốt cán và thông tin trên hệ thống truyền thanh xã để cán bộ, đảng viên, nhân dân biết..
Về việc nội dung lấy ý kiến cử tri, theo Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Can Lộc Nguyễn Tiến Dũng, “chỉ tập trung vào nội dung là lấy ý kiến đồng ý hay không đồng ý phương án sáp nhập xã”.
Những “sản phẩm” tuyên truyền
Để sắp xếp ĐVHC cấp xã, công tác tuyên truyền đã được các địa phương tập trung bằng nhiều cách. Tại Đức Thọ, để tạo sự đồng thuận, huyện đã ban hành “Đề cương tuyên truyền sáp nhập ĐVHC cấp xã, huyện Đức Thọ giai đoạn 2019 – 2021″. Ngày 26/6, Huyện ủy Đức Thọ đã ban hành công văn đôn đốc các đơn vị tổ chức đợt sinh hoạt cao điểm trong đảng bộ, chi bộ, MTTQ và các đoàn thể.
Theo phương án do huyện Đức Thọ xây dựng, giai đoạn 2019 đến 2021 sẽ tiến hành sắp xếp sáp nhập từ 21 ĐVHC để hình thành 9 ĐVHC mới; giảm được 12 ĐVHC. Trong đó có 14 ĐVHC thuộc diện bắt buộc và 7 ĐVHC thuộc diện khuyến khích (có 1 tiêu chí đạt trên 50%).
Theo phương án, sau khi sáp nhập xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Lộc, trụ sở xã mới sẽ tạm thời trung dụng trụ sở UBND xã Vĩnh Lộc
Tại Can Lộc, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đặng Trần Phong cho hay: “Từ cuối năm 2018, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền rất đậm nét. Đặc biệt, các địa phương đã tổ chức lấy ý kiến cán bộ cốt cán, đảng viên về dự thảo đề án sắp xếp các ĐVHC cấp xã giai đoạn 2019 – 2021. Đối với sáp nhập 3 xã Kim Lộc, Song Lộc, Trường Lộc, tổng số đảng viên bỏ phiếu là 421, trong đó, mục thăm dò đặt trụ sở mới tại Song Lộc đạt 100%; sáp nhập 3 xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc, Yên Lộc có 381 đảng viên cũng 100% đồng ý đặt trụ sở tại Vĩnh Lộc; sắp xếp xã Tiến Lộc vào thị trấn Nghèn có 722 đảng viên bỏ phiếu, trong đó 99,72% đồng ý đặt trụ sở tại thị trấn Nghèn”.
Được biết, ngoài ý kiến trên, Can Lộc còn lấy ý kiến đảng viên về đặt tên xã. Chẳng hạn, sáp nhập xã Tiến Lộc vào thị trấn Nghèn có tới 89,34% đồng ý đặt tên ĐVHC là thị trấn Nghèn.
Theo đại diện Sở Nội vụ, các cấp, ngành đang tập trung rất cao để sớm báo cáo với Bộ Nội vụ về các bước tiến hành sắp xếp ĐVHC cấp xã. Danh sách cử tri sẽ được niêm yết trong thời hạn 15 ngày trước ngày tổ chức lấy ý kiến cử tri. Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về sắp xếp các ĐVHC cấp xã sẽ tiến hành trong ngày 25/7 và ngày 26/7 báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri về Sở Nội vụ.
Ngày 9/7, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Công văn số 4531 về lấy ý kiến cử tri. Theo đó, văn bản đề cập đến 34 phương án sắp xếp 80 ĐVHC xã để thành 34 ĐVHC cấp xã mới.
Theo Baohatinh
Báo động công tác phòng chống cháy rừng
Thiếu trang thiết bị chuyên dụng khiến lực lượng tham gia chữa cháy lên đến hàng ngàn người nhưng vẫn không thể dập được những đám cháy rừng. Đó là thực tế mà phóng viên Báo SGGP ghi nhận từ các vụ cháy rừng xảy ra trong mấy ngày qua tại miền Trung.
Vác từng can nước lên núi để bảo vệ đường dây 500kV qua Thừa Thiên - Huế
Trong vụ cháy rừng thông phòng hộ khu vực giáp ranh giữa thị trấn Xuân An và xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Dù lực lượng được huy động đến hiện trường dập lửa khá đông, nhưng nắng như đổ lửa, gió Tây Nam thổi mạnh, khu vực cháy cây cối rậm rạp, địa hình dốc cao, hiểm trở, khó đưa các phương tiện chữa cháy tiếp cận hiện trường nên việc chữa cháy đã không đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó phương tiện chữa cháy lại thô sơ, rất khó khăn để tiếp cận, khống chế ngọn lửa.
Còn vụ cháy rừng thông tại thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế), do đám cháy lưng chừng núi khiến xe chữa cháy và vòi cứu hỏa không thể tiếp cận. Các lực lượng phải mang vác từng can nước, gậy gộc, cành cây vượt núi để dập lửa. Mãi đến 3 giờ sau, đám cháy mới tạm được khống chế.
Từ thực tế hàng chục vụ cháy rừng xảy ra liên tiếp tại Bắc miền Trung trong những ngày qua, cho thấy công tác phòng chống cháy rừng kém hiệu quả. Thông là một loài cây rất dễ bắt lửa, thế nhưng nhóm thực bì lại ít được dọn dẹp nên chỉ cần một tàn lửa là bùng cháy.
Bên cạnh đó, hầu hết các vụ cháy rừng xảy ra vào thời điểm nắng nóng kéo dài, gió thổi mạnh nên dù có phát hiện kịp thời thì công tác chữa cháy vẫn bị động do địa hình phức tạp. Hệ thống đường băng cản lửa quá ít và hẹp so với yêu cầu thực tế, nhất là lại được xây dựng từ nhiều năm trước đây, nay đã bị thực bì phủ kín, không còn khả năng ngăn lửa cháy lan. Một nguyên nhân xuyên suốt trong các vụ cháy rừng vừa qua, đó là do người dân chưa có ý thức phòng cháy rừng.
Ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, cho biết, rừng phòng hộ dọc đường tránh qua 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy năm nay cháy nhiều một phần là do ý thức của người dân. Giới tài xế, du khách dừng xe ngắm cảnh ở các cánh rừng, núi cát đã vứt tàn thuốc xuống thảm lá khô 2 bên vệ đường gây ra các vụ cháy rừng phòng hộ ven biển.
Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đang đề nghị các chủ rừng cắm biển "Cấm vứt tàn thuốc vào rừng" dọc đường để cảnh báo. Đồng thời kiến nghị Chính phủ cần quan tâm xây dựng chiến lược phòng chống cháy rừng quốc gia. Mỗi khu vực cần có một máy bay trực thăng phòng cháy chữa cháy để dập lửa, bởi nắng nóng ngày càng cực đoan.
Theo một cán bộ ban quản lý rừng ở Hà Tĩnh, phần lớn nguyên nhân gây cháy rừng đó là người dân lén lút đốt thực bì để trồng rừng. Có trường hợp bất cẩn khi đốt phụ phẩm nông nghiệp tại những đồng ruộng giáp ranh với rừng gây cháy lan; lén lút đốt lửa lấy mật ong gây cháy và cả cố tình đốt rừng của nhau để phá hoại tài sản vì hiềm khích cá nhân...
Nguy cơ cháy rừng ngày càng cao, trong khi việc đầu tư kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Chính quyền các cấp gần như phó mặc chuyện kinh phí cho chủ rừng.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị Bộ KH-ĐT tổng hợp, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ cho Hà Tĩnh 95 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để thực hiện 2 dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ rừng cấp bách tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Vườn quốc gia Vũ Quang.
NHÓM PV
Theo SGGP
Hệ thống công trình thủy lợi ở Hà Tĩnh: Những dòng kênh bị "bức tử" Tình trạng vứt rác, xả nước thải, chất thải chăn nuôi trực tiếp xuống hệ thống kênh mương thủy lợi ở Hà Tĩnh đang ngày càng gia tăng. Tại nhiều tuyến kênh, không mấy khó khăn để ghi được những hình ảnh rác thải, bao bì, thậm chí là xác động vật tràn ngập hai bên bờ, tại các miệng cống ... Hàng...