Làng nghề hương trầm nổi tiếng xứ Huế
Những ngày cuối năm, du khách thập phương đến Huế du lịch đều tìm về làng hương trầm Thủy Xuân (phường Thủy Xuân, TP. Huế, Thừa Thiên – Huế), một trong những nơi làm hương trầm nổi tiếng nhất xứ Huế. Không đơn thuần là nghề phát triển kinh tế, nghề làm hương trầm còn thể hiện được vấn đề văn hóa tâm linh, tín ngưỡng ở vùng đất kinh thành linh thiêng.
Nằm cách trung tâm thành phố Huế hơn 7 km về hướng Tây Nam, trên tuyến đường du lịch đi lăng Tự Đức, đồi Vọng Cảnh. Làng nghề hương trầm Thủy Xuân (phường Thủy Xuân, TP. Huế) nổi tiếng từ hàng trăm năm trước nay trở nên nhộn nhịp hơn. Mùa xuân về, những cây hương đa sắc màu, hấp dẫn sẽ làm cho khách du lịch trong và ngoài nước đến đây càng thích thú hơn. Không chỉ đa dạng màu sắc, với bí quyết riêng tạo nên mùi hương đặc trưng, làng hương trầm Thủy Xuân đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng hàng chục năm nay của người dân xứ Huế và trong lòng du khách thập phương.
Đặc sắc nghề hương trầm Thủy Xuân, nổi tiếng nhất xứ Huế.
Qua nhiều năm hình thành và phát triển, hương trầm phường Thủy Xuân đã trở thành một nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô, xuất phát từ nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt là coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Từ đó, nghề làm hương trầm cũng phát triển mạnh hơn.
Nghề làm hương đòi hỏi người thợ phải có sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn mới có thể tạo ra những cây hương hoàn chỉnh. Đó là sự kết hợp của đôi bàn tay thành thạo và cái tâm của người thợ sẽ cho ra được những chân hương tốt, để khi đốt lên, hương cháy đều, không tàn nhanh, không gãy.
Cũng như bao nghề truyền thống khác, hương trầm cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của đôi bàn tay nghệ nhân.
Theo bà Tuyết (72 tuổi, trú tại phường Thủy Xuân) cho biết, sau thời gian dài làm quen và gắn bó với nghề làm hương truyền thống Thủy Xuân, bà nắm rõ cách thức tạo ra những nén hương thơm và đảm bảo chất lượng để cung ứng ra thị trường.
“ Với nghề làm hương trầm, khâu tuyển chọn nguyên liệu rất quan trọng, quyết định đến chất lượng của những thỏi hương. Người làng hương trầm Thủy Xuân không được đào tạo qua để trở thành làng nghề du lịch. Chính người dân nơi đây đã tự dùng sự chân chất, ngọt ngào của mình để nói chuyện với khách, giới thiệu với khách về đặc điểm của làng nghề chân quê này“, bà Tuyết chia sẻ.
Video đang HOT
Được biết, làng hương trầm Thủy Xuân cung cấp chủ yếu ra thị trường các loại như hương quế, hương trầm, hương dầu sả, hương thơm tẩy mùi, nhang vòng và nụ trầm… Theo thị trường giá hương hiện nay, hương thơm trầm có giá tiền 70.000 đồng/100 cây; hương quế 40.000 đồng/100 cây; hương thơm như hương hoa hồi, bột tùng… thì có giá 60.000 đồng/100 cây.
Với những gam màu nổi bật, hương trầm Thủy Xuân luôn tạo cho du khách một ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.
Không chỉ là nghề làm hương trầm, người dân nơi đây đã kết hợp giữa làm hương truyền thống và buôn bán các mặt hàng lưu niệm như: tranh sơn dầu, quạt, đồ thổ cẩm… để tăng thêm thu nhập và tạo được nét văn hóa mới để níu giữ khách du lịch.
Hàng ngày, trên tuyến đường du lịch này có khoảng 20 – 25 đoàn khách du lịch đến đây để tham quan, thường là khách trong và ngoài nước đi theo tour cố định. Họ rất thích thú khi tận mắt chứng kiến cách những người thợ tự tay làm ra những cây hương trầm.
Không chỉ để lại sự ấn tượng cho khách du lịch, hương trầm Thủy Xuân còn thể hiện được những văn hóa tinh túy của người dân địa phương.
Trước đây, người dân bán hương cho các đại lý xung quanh TP. Huế và các vùng lân cận, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, đã có rất nhiều lái buôn đến tận nơi để đặt mua hương với số lượng lớn, nhất là trong dịp lễ Tết Nguyên đán sắp tới. Thậm chí làng nghề hương trầm Thủy Xuân còn xuất khẩu sản phẩm sang một số nước trên thế giới.
Bên cạnh những điểm đặc sắc thú vị của nghề làm hương trầm Thủy Xuân, con người vùng đất nơi đây còn thể hiện được những nét văn hóa tinh túy, đặc trưng của Huế đến với du khách, thể hiện qua cách tiếp đón rất lịch thiệp, nhã nhặn, cùng với đặc sản xứ Huế và những mặt hàng lưu niệm đặc sắc, tinh xảo luôn được bày bán sẵn để phục vụ du khách. Tất cả đã tạo nên một làng nghề hương trầm Thủy Xuân nổi tiếng níu chân biết bao du khách khi đến với thành phố Huế xinh đẹp.
Theo congluan.vn
Ngắm nhìn vẻ đẹp lãng mạn của Thung Lũng tình yêu
Được ví như "nàng thơ" ngủ giữa cao nguyên Đà Lạt, Thung lũng Tình yêu mang trong mình cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, nên thơ hữu tình, xứng đáng là thiên đường lãng mạn trên mặt đất.
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp lãng mạn của Thung lũng tình yêu
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về hướng Đông Bắc, Thung lũng Tình yêu với những sườn đồi với rừng thông quanh năm xanh biếc, mang đến vẻ đẹp huyền ảo, diệu kỳ cho du khách thập phương.
Từ những năm 30 của thế kỷ trước, Toàn quyền Đông Dương Varenne và các cặp tình nhân người Pháp thường đến đây ngắm cảnh, tâm tình vào những ngày cuối tuần. Người Pháp đã đặt cho thắng cảnh này là Vallée d'Amour.
Đến năm 1953, ông Nguyễn Vỹ là Chủ tịch Hội đồng Thị xã Đà Lạt đã đề xuất thay tên tiếng Pháp các hồ nước và con đường ở Đà Lạt bằng tiếng Việt thì cái tên "Thung lũng Tình yêu" chính thức được xuất hiện.
Thung lũng Tình yêu trở nên hấp dẫn hơn khi vào năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang tạo thành hồ Đa Thiện, làm biến đổi hình thái và tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan nơi đây.
Đồi Vọng Cảnh được xem là một trong những nơi ngắm cảnh quan đẹp và trữ tình nhất. Thấp thoáng qua rừng thông dưới hồ nước xanh ngắt, những chú thiên nga ẩn hiện trên hồ càng tôn thêm vẻ lãng mạn của địa danh này.
Phía xa, đỉnh núi Langbiang thấp thoáng trong mây cũng là một điểm nhấn mời gọi những cặp tình nhân đến khám phá, tìm hiểu mối tình sâu sắc của chàng K'lang - nàng H'biang trong truyền thuyết của dân tộc bản địa K'Ho.
Cây cầu khóa Tình yêu từ lâu đã trở thành địa điểm cho những đôi tình nhân thể hiện tình cảm, ước mơ về một mái ấm hạnh phúc và bền vững. Du khách có thể thả hồn cùng cây cỏ, thưởng ngoạn vòi nước trên không kỳ thú, lưu lại ổ khóa tình yêu xinh xắn lên cầu.
Tham quan Thung lũng Tình yêu, du khách còn được tham gia các hoạt động dã ngoại, vui chơi giải trí với nhiều loại hình đa dạng và hấp dẫn như: đạp vịt, đi cano du ngoạn trên hồ, xe đạp đôi, cưỡi ngựa, du ngoạn "Xe lửa cổ" tham quan vườn dâu, vườn ươm.
Theo PNN
Du lịch về cố đô Những công trình kiến trúc Huế mang đậm dấu ấn thời gian Bên cạnh cảnh đẹp non xanh nước biếc, Huế còn được biết đến với những công trình kiến trúc cổ kính nhưng đẹp đẽ vô cùng. Những cột, những tháp, những công trình cổ kính mang đậm dấu ấn thời gian khiến Huế đẹp trầm tĩnh, hiền hòa hơn bao giờ hết. Đại Nội Huế - Công trình kiến trúc Huế nổi bật...