Làng nghề đồ chơi trung thu tất bật vào mùa
Những người thợ ở làng Hảo đang tập trung làm trống, đầu sư tử, mặt nạ… để cung cấp cho thị trường dịp trung thu.
Làng Ông Hảo (làng Hảo) thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên là nơi có nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống cả trăm năm.
Những ngày này, người dân làng Hảo tất bật với các công đoạn sản xuất để kịp đưa hàng ra thị trường.
Bà Vũ Thị Thoàn, 57 tuổi, cho hay gia đình làm các mặt hàng từ mặt nạ đến đầu sư tử và trống.
Trước kia, làng Hảo chủ yếu làm trống nhưng vài năm trở lại đây, họ phát triển thêm một số mặt hàng khác như đèn ông sao, đèn kéo quân…
Một người thợ đang hoàn thiện chiếc đầu sư tử.
Mỗi chiếc mặt nạ đồ chơi có giá từ 15.000 đến 30.000 đồng; đầu sư tử 6.000 đến 20.000 đồng tuỳ kích cỡ
Các loại đồ chơi trung thu của làng Hảo.
Video đang HOT
Tất cả các sản phẩm ở làng Hảo đều được làm thủ công với rất nhiều công đoạn tỉ mỉ.
Tang trống được quét sơn màu đỏ truyền thống.
Làng Hảo có khoảng 15 – 20 hộ làm nghề đồ chơi trung thu, mỗi hộ thuê hàng chục nhân công.
Anh Vũ Văn Hơn, 26 tuổi, theo nghề làm đồ chơi trung thu từ bé; mỗi ngày anh có thể làm được gần 100 cái trống.
Bác Lành, 57 tuổi, chia sẻ một chiếc trống nhìn bên ngoài đơn giản nhưng mất nhiều công đoạn như cưa gỗ, làm vành, đẽo, sơn và cuối cùng là đóng khung,… “vất vả nhưng lãi không được bao nhiêu”.
Trống trung thu làng Hảo.
Kéo trống đi bán, bà Vũ Thị Là nói “bây giờ đồ chơi trung thu nhập từ Trung Quốc rất nhiều nên làng nghề truyền thống khó khăn, tuy nhiên chúng tôi vẫn cố gắng không để mai một công việc này”.
Giang Huy
Theo VNE
Người phụ nữ hơn 70 năm làm thiên nga bông ở Hà Nội
Gia đình bà Tâm là địa chỉ duy nhất còn giữ nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống của người Hà Nội.
Thiên nga bông là đồ chơi thủ công truyền thống của người Hà Nội vào dịp trung thu.
Bà Vũ Thị Thanh Tâm (88 tuổi, ở phố Hàng Lược) cho hay thời bao cấp, có giai đoạn gia đình bà làm ra và tiêu thụ cả nghìn con thiên nga bông mỗi năm. Hiện hàng năm bà Tâm chỉ làm gần trăm giỏ để bán cho những người yêu thích hoài cổ.
Bà Tâm cho biết, làm thiên nga bông là nghề truyền thống của gia đình, bà đã theo việc này hơn 70 năm.
Trong căn phòng nhỏ trên tầng ba căn nhà ở phố cổ Hàng Lược, bà Tâm cặm cụi làm những chi tiết nhỏ để ghép giỏ thiên nga bông.
"Cái khó của công việc này là tạo hình từ những chi tiết nhỏ, và đặc biệt phải phân biệt được mình đang làm con thiên nga hay con vịt", bà nói.
Các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đều đơn giản, chỉ gồm giấy cứng, dây thép nhỏ, bông, túi bóng màu...
Thân của thiên nga được bồi bằng giấy, bọc bông và dán lại bằng hồ sao cho không bị xù.
Những ngón tay già nua đang tạo hình thiên nga.
"Để hoàn thiện một giỏ thiên nga bông mất khoảng một giờ", bà Tâm cho biết.
Cánh thiên nga làm từ xốp dẻo để tránh bị gãy vụn.
Trước đây, để trang trí thiên nga bông, bà Tâm dùng giấy gói kẹo, giấy pơluya trắng, nhuộm thành các màu xanh, đỏ, tím, vàng,... nhưng nay các phụ kiện cần thiết đều có bán sẵn.
Bà Tâm nhớ lại, thời bao cấp, một đồ chơi bằng bông hình con gà, con vịt, thiên nga... bày bán trên phố là ước mơ của các em nhỏ.
"Nay đồ chơi Trung Quốc tràn ngập nên nghề truyền thống không còn chỗ đứng, tôi có một người con theo công việc này nhưng không biết duy trì được bao lâu", bà chia sẻ.
Ngọc Thành
Theo VNE
Gia đình 70 năm "nuôi" thiên nga bông giữa lòng Hà Nội Trong thời đai phát triển với vô vàn đồ chơi hiện đại thì ít ai biết rằng, thiên nga bông đã từng là mơ ước của nhiều thế hệ trẻ em. Đến nay vẫn có một gia đình vẫn "nuôi" hàng trăm chú thiên nga bông phục vụ những người hoài cổ mỗi dịp Trung thu về. Trong căn gác nhỏ nằm sâu...