Lắng nghe dân để giám sát, phản biện hiệu quả
Năm 2020, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được triển khai toàn diện, hiệu quả.
Thông qua việc thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân, Mặt trận các cấp đã lựa chọn những vấn đề dư luận xã hội quan tâm để tập trung giám sát và phản biện xã hội.
Đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương kiểm tra thực tế tại nhà thuốc Hiếu Hiền ở phố Ghẽ, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng.Ảnh: Hoàng Kế.
Xác định, công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Mặt trận các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên góp ý thường xuyên, định kỳ và đột xuất bằng nhiều hình thức khác nhau với hàng trăm ý kiến đối với các cấp ủy đảng, chính quyền về những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Những con số thống kê cho thấy, hoạt động giám sát của Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được triển khai toàn diện và ngày càng hiệu quả. Thông qua việc thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân, Mặt trận các cấp đã lựa chọn những vấn đề dư luận xã hội quan tâm để tập trung giám sát và phản biện xã hội.
Theo ông Nguyễn Đức Tuấn – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương, trong năm 2020, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã xây dựng chương trình giám sát với các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân tại 4 đơn vị cấp huyện, 4 đơn vị tuyến xã và một số cơ sở khám chữa bệnh và kinh doanh thuốc.
Video đang HOT
Song song với đó, tại các địa phương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp huyện và cơ sở đã chủ trì giám sát được 899 cuộc về các nội dung như việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra tại UBND cấp xã; việc thực hiện các kết luận thanh tra và quyết định xử lý vi phạm trong quản lý đất đai trên địa bàn xã, phường; việc thực hiện chính sách tín dụng cho vay với hộ nghèo; việc thực hiện thông báo kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân…
Ông Tuấn cho biết, sau giám sát, Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội đã ban hành báo cáo và gửi kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo các ngành chức năng giải quyết, đồng thời theo dõi, giám sát việc giải quyết. Qua thực tế cho thấy các ngành chức năng đã cơ bản thực hiện nghiêm túc việc giải quyết các kiến nghị.
Điểm đáng ghi nhận tại tỉnh Hải Dương đó là hoạt động giám sát thường xuyên được MTTQ các cấp coi trọng thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Trong năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp đã chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân tại 24 xã sau khi sắp xếp, sáp nhập. Thông qua hoạt động, các Ban Thanh tra nhân dân cấp xã đã phát hiện và kiến nghị với chính quyền 1.074 vụ việc, được chính quyền và các cơ quan chức năng xem xét giải quyết 1.050 vụ việc (đạt 97,8%). Bên cạnh đó, các Ban Thanh tra nhân dân đã tổ chức giám sát 342 dự án đầu tư trên địa bàn cấp xã, trong đó xác định có 327 dự án đầu tư đúng quy định, đã kiến nghị phản ánh 1 vụ việc và được chủ đầu tư chấp hành thực hiện theo thông báo kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương cho rằng, trong thời gian tới, MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị – xã hội cần quan tâm đến việc nắm bắt tình hình nhân dân, dư luận xã hội để lựa chọn nội dung giám sát, phản biện phù hợp. Việc thực hiện giám sát phải đảm bảo quy trình, đưa ra các kiến nghị, đề xuất có sức thuyết phục cao. Đặc biệt cần giám sát kết quả tiếp thu, giải quyết của cơ quan chức năng đối với các nội dung mà Mặt trận kiến nghị, đề xuất.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng "không dừng, không nghỉ, không chùng xuống"
Hôm nay (12/12), Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 được tổ chức tại Hà Nội với hơn 700 đại biểu tham dự.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì Hội nghị.
Công tác PCTN ngày càng quyết liệt, bài bản, đồng bộ, hiệu quả hơn. Ảnh minh hoạ.
Hội nghị cũng được truyền trực tuyến tới 82 điểm cầu tại các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, các quân khu, quân chủng, binh chủng, binh đoàn, bộ tư lệnh và tương đương trong Quân đội, với gần 5.000 đại biểu tại các điểm cầu. Đây là hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng, tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) nhiệm kỳ Đại hội XII, nhất là từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đến nay.
Hội nghị sẽ đánh giá kết quả đạt được, những việc chưa làm được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, đề ra nhiệm vụ công tác PCTN trong thời gian tới.
Theo Ban Nội chính Trung ương, thông qua Hội nghị khẳng định rõ quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước đối với công tác PCTN; khẳng định công tác PCTN không dừng, không nghỉ, không chùng xuống, mà ngày càng quyết liệt, bài bản, đồng bộ, hiệu quả hơn như ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo. Tạo sự lan tỏa sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; sự đồng tình ủng hộ của xã hội đối với công tác đấu tranh PCTN.
PCTN quyết liệt, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện
Dự thảo báo cáo tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020 đánh giá: Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN (tháng 2/2013), nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, cuộc đấu tranh PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội...
Trong đó, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều sai phạm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác PCTN.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra làm rõ, kết luận nhiều vi phạm nghiêm trọng, quyết định kỷ luật, đề nghị cơ quan có thẩm quyền kỷ luật nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, trong đó có cả những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, lãnh đạo chủ chốt các địa phương, đơn vị cả đương chức và nghỉ hưu. Kỷ luật của Đảng đi trước tạo tiền đề, mở đường cho kỷ luật của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự.
Công tác điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, tạo bước đột phá trong công tác PCTN.
Tập trung tháo gỡ những khâu yếu, việc khó, có nhiều vướng mắc
Một số khâu yếu, việc khó, có nhiều vướng mắc trong PCTN đã được tập trung tháo gỡ kịp thời và có chuyển biến tích cực, nhất là đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản phục vụ công tác phát hiện, xử lý tham nhũng; chấn chỉnh, khắc phục việc cho hưởng án treo không đúng quy định pháp luật; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị thất thoát; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh PCTN ở địa phương, cơ sở, khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" trong PCTN; khắc phục tư tưởng "hạ cánh an toàn" trong xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm...
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế-xã hội, PCTN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không dám tham nhũng". Việc ban hành và thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng ngày càng đồng bộ, nhất là kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.
Hợp tác quốc tế về PCTN được tăng cường, đạt kết quả tích cực, qua đó, đã chọn lọc, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt của các quốc gia, tổ chức quốc tế trong PCTN; thông qua hợp tác quốc tế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, truy bắt được các đối tượng bỏ trốn và thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán ra nước ngoài.
Vai trò của các cơ quan báo chí trong PCTN ngày càng được khẳng định và phát huy. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân trong PCTN ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực...
Hà Nội: Trao giải cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến trong công tác Mặt trận Ngày 16/11, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi viết và biểu dương điển hình tiên tiến trong công tác Mặt trận năm 2020, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong vận động ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2020. Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Nguyễn Lan Hương...