Lắng nghe chuyên gia tư vấn cách chăm sóc răng cho trẻ theo từng độ tuổi
Ngay từ nhỏ, các bé đã được bố mẹ tập cho thói quen đánh răng, súc miệng để giữ cho răng luôn chắc khỏe. Tuy nhiên, rất ít bố mẹ hiểu đúng quá trình phát triển răng, sở thích của trẻ để có những lựa chọn, hướng dẫn phù hợp giúp bé yêu thích việc đánh răng.
Theo chia sẻ của Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu – Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM): Một em bé từ sơ sinh đến trưởng thành sẽ trải qua 3 hệ răng: răng sữa – răng hỗn hợp và răng vĩnh viễn. Hệ răng sữa được tính trong giai đoạn từ 2 – 6 tuổi. Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xuất hiện lúc 6 tháng tuổi. Quá trình sẽ kéo dài cho đến 2,5 tuổi, các bé sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa. Sau 6 tuổi, 4 chiếc răng vĩnh viễn (răng số 6) đầu tiên sẽ mọc và những chiếc răng tiếp theo tiếp tục thay thế cho răng sữa. Vì vậy, thời điểm khoảng từ 6,7 tuổi – 12,13 tuổi là hệ răng hỗn hợp. Trẻ sẽ sử dụng bộ răng hỗn hợp cho đến năm 18 tuổi và được thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn. Khoảng 26 tuổi răng khôn sẽ xuất hiện. Số lượng răng vĩnh viễn của người giao động từ 28-32 răng.
Hàm răng của bé luôn chắc, khỏe, không bị sâu là điều phụ huynh nào cũng mong muốn.
Kem đánh răng phải phù hợp với tuổi răng
Từ rất lâu, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, việc bổ sung một lượng flouride phù hợp sẽ làm cho men răng cứng hơn, “lớp áo giáp” này sẽ giúp răng luôn chắc khỏe, không bị sâu. Tuy nhiên, nếu thừa fluoride sẽ khiến răng bị xỉn màu, đục, nặng hơn có thể bục, gãy; hoặc thiếu fluoride sẽ làm cho men răng bị suy yếu, không đủ lực để chống đỡ lại sự tấn công của vi khuẩn, gây ra các bệnh lý về răng.
Trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày, fluoride đến từ nguồn nước sinh hoạt, kem đánh răng, nước súc miệng… Ngoài nước uống, hàm lượng fluoride trong kem đánh răng cũng cần được quan tâm bổ sung.
Nhiều bà mẹ vẫn đang hiểu nhầm phải dùng kem không có fluoride để tránh việc bé (từ 2-6 tuổi) nuốt phải kem có fluoride sẽ nguy hiểm. Tuy nhiên, răng sữa của bé vẫn cần có fluoride bảo vệ vì các bé ăn thường đồ ngọt nhiều (bánh, kẹo, nước ngọt…), men răng sẽ không đủ sức chống chọi với axit từ đường, gây sâu răng. Một số người có thể phản biện rằng, răng sữa không quan trọng, vì khi bị sâu sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, sâu răng dù ở độ tuổi nào cũng sẽ gây khá nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống và sự phát triển của trẻ. Đối với hệ răng hỗn hợp (7-11 tuổi), có cả răng sữa và răng vĩnh viễn, cũng cần hàm lượng fluoride tương xứng để bảo vệ răng, chứ không ít như hàm lượng fluoride cho nhóm 2-6 tuổi. Bởi vậy, các tổ chức uy tín đều khuyến cáo, nên cho bé dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng fluoride phù hợp để đảm bảo răng phát triển tốt trong từng giai đoạn tuổi.
Video đang HOT
Trẻ ở mỗi lứa tuổi, hệ răng khác nhau cần sử dụng một loại kem đánh răng phù hợp để đảm bảo sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu giải thích: “Quá trình fluoride hấp thụ vào cơ thể được tích lũy theo thời gian. Vì vậy, chắc chắn hàm lượng fluoride của răng vĩnh viễn sẽ nhiều hơn răng sữa. Ở mỗi hệ răng, cần cung cấp một lượng fluoride để đảm bảo răng phát triển tốt. Đặc biệt, hệ răng của trẻ em khác người lớn nên trẻ không nên dùng kem đánh răng chung với người lớn, vì hàm lượng fluoride không phù hợp. Hơn nữa, kem đáng răng của người lớn quá cay hoặc the khiến trẻ ngại đánh răng, việc đánh răng vì thế bị phản tác dụng, răng không được làm sạch.”
Bố mẹ cần tinh tế để bé vui vẻ đánh răng
Đánh răng là một thói quen tốt và cần thiết, tuy nhiên, trên thực tế, đa số các bé đều rất lười và ghét việc phải đánh răng, nhất là đánh răng trước khi đi ngủ vào buổi tối. Bởi vậy, việc tạo cho trẻ thói quen vui vẻ đánh răng mỗi ngày ngay từ nhỏ rất quan trọng.
Bé sẽ vui vẻ đánh răng mỗi ngày khi được tự chọn loại kem đánh răng mình thích.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, tư vấn thêm: “Độ tuổi tốt nhất để dạy trẻ thói quen đánh răng là từ 2,5 tuổi. Ban đầu nên cho các cháu sử dụng nước đã đun sôi, khoan dùng kem để cháu tập trung vào động tác đánh răng. Khi thuần thục rồi mới sử dụng kem để tăng khả năng sát khuẩn, làm sạch. Bố mẹ cần phải tinh tế để lựa chọn bàn chải phù hợp và mùi vị của kem đánh răng đúng sở thích để tạo cho bé sự hứng thú hơn, đồng thời phải kiên nhẫn để hướng dẫn đúng phương pháp. Nên tập cho trẻ đánh răng dọc theo chiều của răng hoặc xoay tròn để làm sạch cổ răng và lấy hết được những chất bám vào kẽ răng. Các cháu sẽ vui vẻ làm tốt nếu được hiểu đúng sở thích và được hướng dẫn đúng.”
Để trẻ tự giác đánh răng một cách vui vẻ, thoải mái, điều đầu tiên, phụ huynh cần chọn lựa bàn chải và kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi. Trẻ sẽ có cảm giác vui vẻ hơn khi được tự quyết định chọn kem đánh răng đúng mùi vị mình thích.
Thông thường, trẻ nhỏ 2-6 tuổi (hệ răng sữa) sẽ ưa thích những loại kem đánh răng có vị ngọt, thơm những mùi trái cây quen thuộc như: cam, dâu; trẻ từ 7-11 tuổi (hệ răng hỗn hợp) sẽ thích vị bạc hà dịu nhẹ và không bị cay như kem đánh răng người lớn.
Hiện nay, trên thị trường, đã có những loại kem đánh răng chuyên biệt được nghiên cứu kỹ lưỡng về hàm lượng fluoride phù hợp và mùi vị tương ứng với sở thích của từng độ tuổi. Bố mẹ có thể yên tâm cùng bé chọn lựa kem đánh răng vừa hợp với sở thích, vừa đảm bảo cho sức khỏe.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu – Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM) tư vấn cách chăm sóc răng cho trẻ đúng cách.
Theo Dân trí
Cách chăm sóc răng sữa cho bé trong từng giai đoạn
Răng sữa sẽ dần được thay thế từ từ bằng răng vĩnh viễn.Tuy nhiên, không phải vì vậy mà việc chăm sóc răng sữa kém quan trọng. Giúp bé vệ sinh răng sữa ngay từ giai đoạn đầu tiên không chỉ giúp con có hàm răng đẹp mà còn giúp hình thành thói quen tự chăm sóc và vệ sinh răng miệng về sau.
Ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ, những mầm móng đầu tiên của những chiếc răng sữa đã xuất hiện và tiếp tục phát triển sau khi trẻ chào đời. Được gọi là răng sữa bởi những chiếc răng này chỉ mọc tạm thời vài năm rồi sẽ được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn chắc khoẻ. Mẹ sẽ bắt gặp chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ (thường nằm vị trí giữa hàm dưới) nhú lên ở giai đoạn con yêu từ 4 đến 8 tháng tuổi, sau đó cứ trung bình 4 tháng sẽ mọc những chiếc tiếp theo.
1. Giai đoạn chuẩn bị mọc răng từ 0 đến 6 tháng
Thực tế, những vi khuẩn đang tồn tại trong miệng không thể gây những tác động xấu cho nướu khi bé cưng chưa mọc răng. Tuy nhiên, lúc này bạn nên bắt đầu chăm sóc răng miệng cho trẻ bằng việc vệ sinh nướu. Điều này sẽ giảm các nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khi mọc răng.
Các mẹ chỉ cần quấn chiếc khăn sạch hay miếng gạc nhỏ xung quanh ngón tay trỏ rồi chà nhẹ lên nướu của trẻ, cả hàm trên lẫn hàm dưới. Bạn nên vệ sinh nướu cho con cưng trước khi bé đi ngủ và sau khi ăn sáng để tránh các vi khuẩn có hại phá vỡ bề mặt răng sữa của con.
Trong vòng vài ngày hay thậm chí vài tuần trước khi mọc răng, các mẹ sẽ dễ nhận thấy bé yêu thường chảy nước dãi nhiều kèm theo sở thích nhai bất cứ vật gì trẻ có được. Bên cạnh đó, việc đưa bé đến khám răng trong vòng 6 tháng kể từ khi bé mọc chiếc răng sữa nhỏ xinh đầu tiên cũng được các nha sĩ khuyến khích.
2. Giai đoạn 6 đến 12 tháng
Sau sự xuất hiện của chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ sẽ nhận thấy con yêu sẽ mọc thêm ít nhất khoảng 8 chiếc răng và vị trí của chúng lần lượt theo thứ tự: Răng cửa trung tâm thấp hơn, răng cửa trung tâm trên và răng cửa phía dưới. Trong giai đoạn này, nếu con yêu cảm thấy ngứa lợi, mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả để tránh cho con mút tay dẫn đến việc đụng chạm vào nướu và lợi gây đau.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách quấn chiếc khăn sạch hay miếng gạc nhỏ xung quanh ngón tay trỏ rồi chà nhẹ lên nướu của trẻ, cả hàm trên lẫn hàm dưới. Nếu bé quấy khóc nhiều do cảm thấy đau trong quá trình mọc răng, các mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc cho con cưng sử dụng thuốc giảm đau.
3. Giai đoạn 12 đến 18 tháng
Với độ tuổi này, bạn có thể dễ dàng cho bé cưng sử dụng bàn chải đánh răng. Bố mẹ nên chọn cho trẻ loại bàn chải với lông mềm, có cấu trúc và kích thước phù hợp với những chiếc răng sữa của con. Đồng thời, bé nên sử dụng kem đánh răng được các nha sĩ khuyên dùng như loại không cay, có vị ngọt dịu và mùi thơm tự nhiên kèm theo các hợp chất giúp phòng ngừa các bệnh răng miệng.
Ngoài ra, khi hướng dẫn trẻ đánh răng, bố mẹ cần lưu ý nhắc con yêu vệ sinh vùng lưỡi đễ tránh các vi khuẩn và mảng bám gây hôi miệng. Bé nên được khuyến khích chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sẽ thay thế bàn chải khi khi phần lông bị mòn và xoè ra.
Theo www.phunutoday.vn
Đây là thời điểm vàng để cai bú bình cho trẻ nếu không muốn con bị sâu răng hay răng hô Mặc dù nhiều bé đặc biệt yêu thích việc bú bình và coi đây là nguồn dinh dưỡng chính của mình nhưng cũng sẽ đến lúc mẹ phải cai bú bình cho bé. Chúng ta đều biết rằng, sữa là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. Trẻ cần được bú sữa mẹ,...