Lặng ngắm những hình ảnh cổ xưa nhất về Sài Gòn – Chợ Lớn
Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell thực hiện năm 1866 có thể coi là những khung hình xa xưa nhất về Sài Gòn – Chợ Lớn còn được lưu giữ cho đến nay.
Khu vực bến Bạch Đẳng và cảng Nhà Rồng, Sài Gòn năm 1866.
Cột cờ Thủ Ngữ nhìn từ Nhà Rồng.
Nhà xưởng bên kênh Bến Nghé, nhìn từ Nhà Rồng.
Toàn cảnh sông Sài Gòn nhìn từ Nhà Rồng.
Lăng Cha Cả, nơi chôn cất Giám mục Bá Đa Lộc (tức Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine), nay là vòng xoay Lăng Cha Cả gần sây bay Tân Sơn Nhất.
Hội quán Tuệ Thành hay chùa Bà Thiên Hậu ở Chợ Lớn năm 1866.
Một buổi lễ được thực hiện trong hội quán người Hoa ở Chợ Lớn.
Video đang HOT
Một đám cưới ở Nam Kỳ năm 1866.
Một người nhà giàu Nam Kỳ với con ngựa và những người hầu của mình.
Những người bán hàng rong, 1866.
Những nhạc công ở Sài Gòn, 1866.
Các diễn viên tuồng ở Sài Gòn, 1866.
Thuyền bè và nhà xưởng bên bờ kênh ở Chợ Lớn.
Một cây cầu ở Chợ Lớn. Vị trí cây cầu này nay ở trên đại lộ Đông Tây.
Làng xóm của người Hoa bên kênh rạch ở Chợ Lớn.
Một số hình ảnh khác về Chợ Lớn năm 1866.
Theo kienthuc.net.vn
Chợ Lớn, lang thang ngóc ngách ký ức: Tùng Quế phường từng đón danh ca châu Á
Từng là khu vực sầm uất của Chợ Lớn vì vừa có nhà hàng Bát Đạt và rạp Tân Việt sát bên và rạp Lệ Thanh B ở đối diện, Tùng Quế phường ngày nay yên bình nép mình bên cạnh dòng chảy sôi động của Sài Gòn.
Hẻm Tùng Quế phường nằm lọt thỏm giữa hai tòa nhà lớn
Tùng Quế phường là hẻm cụt hình chữ T nằm lọt thỏm giữa hai tòa nhà lớn là khách sạn Bát Đạt và rạp Tân Việt cũ. Đúng như những bài viết về Chợ Lớn trên các trang mạng xã hội, dù rất chăm chú nhìn số nhà nhưng khi tìm đến, người viết vẫn bị lố đường vì hẻm nằm ở vị trí rất khiêm tốn.
Thay da đổi thịt cùng Chợ Lớn
Như nhiều hẻm ở Chợ Lớn khác, Tùng Quế phường là tên gọi quen thuộc từ bấy lâu nay của hẻm 236 đường Trần Hưng Đạo (P.11, Q.5, TP.HCM). Người gắn bó với hẻm lâu nhất cho đến nay có lẽ là vợ chồng ông Trương Dân (87 tuổi).
Từ năm hơn 20 tuổi, ông lấy vợ rồi về đây sinh sống. Hai ông bà có mười mấy người con. Đến nay các con đều trưởng thành, một số ra ngoài ở, một số dù có gia đình nhưng vẫn ở chung luôn căn nhà với ông bà. Căn nhà 3 thế hệ, mấy gia đình nhỏ mà chẳng bao giờ người ta nghe một lời to tiếng.
Rạp Lệ Thanh B nằm đối diện xéo xéo hẻm Tùng Quế phường một thời tấp nập người mê phim Hồng Kông
Khoảng 2 năm trước, ông Dân vẫn còn bán nước ở đầu hẻm. Gần đây, do bị tai biến nên ông để con trai ra bán, ông chỉ phụ cho vui. Thời gian còn lại ông ở trong nhà, coi ti vi.
Ông Dân nói ông cũng không biết chính xác vì sao hẻm tên là Tùng Quế phường, nhưng nghe đâu từ trước khi ông dọn về đây, hẻm toàn công nhân gốc Quảng Đông. Mà tên hẻm của những công nhân người Hoa thường đặt theo tên của ông chủ hoặc quê hương của họ...
Cho đến lúc ông Dân dọn về ở, cả hẻm vẫn toàn là nhà cấp 4. Rồi cuộc sống của những con người trong hẻm cũng trải qua nhiều thay đổi. Dần dần nhà nào cũng sửa sang cửa nẻo, lên lầu cho rộng rãi.
Khu sầm uất của Chợ Lớn một thời
Ông Dân kể, ngày trước khu vực này tấp nập người qua lại vì vừa có nhà hàng Bát Đạt (nay là khách sạn) và có rạp Tân Việt sát bên và rạp Lệ Thanh B ở đối diện. Gần đó cũng có một số trường học, bệnh viện, vũ trường nhưng xe cộ qua lại vẫn chủ yếu là xe đạp. Nhà nào khá lắm thì có chiếc Cub, thỉnh thoảng một chiếc xe hơi vụt qua là đám trẻ con lại trầm trồ nhìn theo thèm thuồng được ngồi thử một lần cho biết. Còn lại thì đi bộ.
Ông xe ôm ở đầu hẻm, cũng là cư dân gần đó cho biết, thời đó chưa nhà nào có ti vi nên mỗi lần có phim Hồng Kông mới là cả con đường rần rần. Trẻ con gần rạp quen mặt nên còn được ưu ái cho vào coi miễn phí.
Đến khi hai rạp này bị bỏ hoang, khu vực này lại yên ắng trở lại. Nói là yên ắng chứ thực ra đường Trần Hưng Đạo vẫn tấp nập người qua lại, có điều không tụ tập ngay khu vực đầu hẻm như ngày trước.
Con trai ông Dân cho biết, gần đây rạp Tân Việt được cho thuê lại để người ta sửa sang kinh doanh nên nhìn bớt buồn hơn. Nghe mọi người truyền tai nhau, Tùng Quế phường được biết đến là nhờ ca sĩ Đặng Lệ Quân (được mệnh danh Đệ nhất danh ca châu Á) từng đến thăm và tặng quà cho người nghèo trong hẻm.
Các nhà trong hẻm đều được xây dựng mới từ khoảng sau năm 2000
Ông Lý Quân (42 tuổi, người sinh ra và lớn lên ở hẻm) cho biết, hồi ông còn nhỏ, hẻm không khang trang được như bây giờ. Mặt đường hẻm khi đó đã được đổ bê tông nhưng vẫn lồi lõm.
"Khi còn toàn người Hoa thì hẻm nhộn nhịp hơn, mội người nói chuyện với nhau bằng tiếng Hoa. Ngày nay, Tùng Quế phường người Việt đã nhiều hơn người Hoa, cuộc sống hiện đại nên hàng xóm quen biết nhau chứ không còn thân như ngày trước", ông Quân nhận xét.
Theo ký ức của ông Quân, tụi nhỏ trong hẻm ngày ấy hay được những người soát vé ở rạp Lệ Thanh B và Tân Việt cho vào xem miễn phí vì quá quen mặt. Bình thường, trẻ con trong hẻm hay chạy chơi trong hẻm hoặc ra đầu hẻm đứng chơi, nhìn xe cộ qua lại. Những ngày nóng nực thì cả đám rủ nhau đi bộ 5 phút là qua công viên nước Đại Thế Giới để tắm cho mát.
Ngày nay, công viên nước Đại Thế Giới vẫn là điểm đến yêu thích không chỉ của trẻ em mà còn với cả người lớn. Còn Tùng Quế phường thì dù chuyển mình đổi mới theo sự phát triển của khu Chợ Lớn nhưng vẫn rất yên bình, dù nằm ngay khu trung tâm tấp nập.
Theo thanh niên
Dịp nghỉ lễ 2/9: Đường sắt chạy thêm hơn 50 chuyến tàu phục vụ nhu cầu của người dân Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội sẽ tổ chức chạy thêm 18 chuyến tàu trên các tuyến để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 2/9. Dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội sẽ chạy thêm hơn 50 chuyến tàu để phục vụ nhu cầu đi...