Lặng ngắm cột cờ tổ quốc ở địa thế hiểm trở nhất Việt Nam
Cột cờ Lũng Cú là một công trình đặc biệt, được xây dựng nhằm khẳng định vị thế của đất nước, chủ quyền của Tổ quốc và tôn vinh tinh thần yêu nước, anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc của đồng bào, chiến sĩ nơi đây.
Nằm trên đỉnh núi Rồng ở độ cao khoảng 1.470 mét so với mực nước biển – là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam – Cột cờ Lũng Cú (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) được coi là một hùng quan ở nơi địa đầu Tổ Quốc.
Cột cờ Lũng Cú có lịch sử rất lâu đời, được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt (thế kỷ 11) và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc.
Trong 1.000 năm tồn tại, cột cờ đã được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần, những lần được ghi nhận gần đây là vào các năm 1887, 1992, 2000, 2002 và 2010. Đặc biệt vào năm 2010, công trình được xây mới với quy mô bề thế.
Khánh thành vào ngày 25/9/2010, Cột cờ Lũng Cúmớicó chiều cao 33,15 mét, trong đó phần chân cột cao 20,25 mét, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8 mét. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu cột cờ Hà Nội.
Bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang.
Phần dưới thân cột cờ có 8 phù điêu thể hiện hình ảnh bề mặt trống đồng Đông Sơn – biểu tượng văn hóa tâm linh của dân tộc Việt. Trong thân cột cờ có cầu thang bộ đi lên đỉnh.
Đỉnh cột cờ là đài quan sát với lan can bao quanh. Giữa đỉnh có cán cờ cao 12,9 mét, có dây ròng rọc để kéo cờ.
Lá cờ Tổ quốc treo trên Cột cờ Lũng Cú có chiều dài 9 mét, chiều rộng 6 mét, tổng diện tích 54m, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.
Để lên Cột cờ Lũng Cú, khách phương xa sẽ phải vượt qua 349 bậc thang men theo triền núi.
Từ Cột cờ Lũng Cú có thể quan sát cảnh quan hùng vĩ của vùng địa đầu Tây Bắc với những dãy núi trùng điệp trải dài đến hút tầm mắt.
Dưới chân núi Rồng là những thửa ruộng bậc thang uốn lượn và hai ao nước quanh năm không bao giờ cạn nước, được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng.
Hiện nay tại đồn biên phòng Lũng Cú có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên Cột cờ Lũng Cú. Khoảng 7 đến 10 ngày cờ sẽ được thay mới do sức gió trên đỉnh Lũng Cú rất mạnh khiến cờ dễ hư hỏng.
Có thể nói, Cột cờ Lũng Cú là một công trình đặc biệt, được xây dựng nhằm khẳng định vị thế của đất nước, chủ quyền của Tổ quốc và tôn vinh tinh thần yêu nước, anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc của đồng bào, chiến sĩ nơi đây.
Ngày nay, cột cờ thiêng liêng này là điểm ghé thăm không thể bỏ qua của các bạn trẻ trên cung đường khám phá mảnh đất địa đầu Hà Giang.
Theo kienthuc.net.vn
Phương pháp độc đáo đục cây dụ ong đến làm tổ của người Giẻ Triêng
Với cách đục cây "dụ" ong về làm tổ ở để lấy mật, đồng bào Giẻ Triêng ở huyện vùng cao Quảng Nam vừa cải thiện được kinh tế gia đình, vừa góp phần giữ rừng.
Thanh niên
Cosplay nữ sát thủ Yena đẹp tuyệt trong Liên Quân Mobile Câu chuyện dang dở về mối thù giữa Murad và Azzen'ka thật sự rất thú vị. Khi vương triều Helios đàn áp bình dân bá tánh bằng roi sắt và những thủ đoạn tàn bạo, Yena là một trong những người đã đứng lên phản kháng. Xuất thân từ tầng lớp nô lệ, Yena thừa hiểu những nỗi khổ mà đồng bào cô...