Làng muối Sa Huỳnh trắng lóa giữa nắng gắt
Trong nắng nóng mùa hè, diêm dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) tất bật trên đồng làm nên hạt muối Sa Huỳnh.
Sa Huỳnh nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc huyện Đức Phổ, cách TP Quảng Ngãi 60 km. Sa Huỳnh nổi tiếng là vựa muối quan trọng ở miền Trung. Hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch, bà con diêm dân nơi đây tất bật trên ruộng đồng sản xuất muối. Làng muối Sa Huỳnh có khoảng 550 hộ diêm dân, chừng 2.000 nhân khẩu gắn bó với nghề truyền thống.
500 năm trước, địa danh Sa Huỳnh từng đi vào lịch sử với đoàn quân nam chinh của vua Lê Thánh Tông dừng chân lại đây nghỉ ngơi và luyện tập, biên chế thành đội ngũ trước khi tiến đánh cửa Thị Nại và kinh thành Đồ Bàn. Sa Huỳnh trở thành hải tấn quan trọng thời nhà Nguyễn để canh phòng mặt biển. Khi người Pháp đến, mở tuyến đường sắt Bắc – Nam, xây dựng ga xe lửa Sa Huỳnh để vận chuyển muối từ đây đi khắp nơi.
Khác với nhiều ngành nghề khác, người làm nghề sản xuất muối trông mong thời tiết nắng ráo kéo dài để mùa màng bội thu.
Khoảng 14h chiều mỗi ngày, muối bắt đầu kết tinh trên đồng, nhà nông hối hả thu hoạch muối.
Video đang HOT
Muối được gom lại thành từng ụ trắng tinh phản chiếu xuống mặt ruộng tạo nên bức tranh độc đáo ở đồng muối Sa Huỳnh.
Thiếu nữ ra đồng cào muối phải mặc trang phục che kín mặt và đeo găng tay chống chọi nắng gắt.
Chồng cào, vợ gánh muối từ ruộng lên bờ cao.
Nghề muối lắm nhọc nhằn, quanh năm suốt tháng phụ nữ làng muối “đòn gánh tre chín dạn hai vai” mưu sinh nuôi nấng con cái ăn học.
Sau khi đưa lên bờ cho bốc hết hơi nước, muối được bà con diêm dân dùng thúng tre xúc đổ vào bao.
Muối được đổ vào những bao tải lớn (mỗi bao khoảng 50 kg) để đưa lên xe tải chở đi tiêu thụ. Trung bình mỗi năm Sa Huỳnh cung cấp cho thị trường cả nước khoảng 8.500 tấn muối. Diêm dân nơi đây ao ước, nếu Nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đồng muối, tạo điều kiện làm muối sạch thì cuộc sống của họ vơi bớt nhọc nhằn, ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn.
Theo VNE
Giọt mồ hôi rơi trên ruộng muối
Những ngày này, về vùng làm muối ở tỉnh Bạc Liêu, đâu cũng thấy những ruộng muối đang vào vụ thu hoạch; những người diêm dân còng mình dưới những thúng muối, mồ hôi rơi trên ruộng muối.
Ngày 14/4, PV Dân trí về huyện Đông Hải - địa phương có vùng làm muối nhiều nhất ở tỉnh Bạc Liêu - chứng kiến các diêm dân vất vả thu hoạch muối. Trên những ruộng muối, các diêm dân đang tất bật gom cào muối lại thành đống nhỏ rồi vác đổ lên trên những đống lớn hơn để chờ bán.
Giữa cái nắng chói chang cùng với vị mặn chát của muối, tại một ruộng muối, các diêm dân vã mồ hôi để vác những cần xé (một loại dụng cụ làm bằng tre đựng muối) muối từ dưới ruộng muối lên đổ trên bờ cao cách đó vài chục mét. Mỗi một cần xé muối nặng cả chục ký nên việc vác muối đi một đoạn đường dài chỉ những người quen làm việc này mới có thể kham nổi.
Diêm dân cho hay, năm nay thu hoạch muối không nhiều. Do những năm trở lại đây, thời tiết mưa nắng thất thường nên nghề làm muối ở địa phương cũng "hên xui" lắm. Do đó, có thể nói nghề muối không còn "thịnh vượng" như ngày xưa.
Theo một diêm dân, vài năm trở lại đây, giá muối lúc lên lúc xuống nên diêm dân cũng lắm nỗi phập phồng lo lắng. Và thêm cái khó khăn nữa là chi phí để làm muối thì lại tăng cao hơn nên chủ yếu người dân lấy công làm lời. Giá muối trung bình hiện nay trên dưới 1.000 đồng/kg nên lợi nhuận không nhiều.
Người nông dân này đang chuẩn bị cho một đợt thu hoạch muối mới.
Nghề muối lắm vất vả, có lúc không chỉ muối mặn mà diêm dân còn đối mặt với "muối đắng" vì giá cả, thời tiết.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Diêm dân thành cửu vạn Khoảng 5 năm trở lại đây, hàng trăm phụ nữ ở xã Hộ Độ và vùng lân cận huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) miệt mài đạp xe lên phố làm thuê. Là diêm dân, nhưng khi muối rớt giá thì cửu vạn là nghề chính giúp họ sống qua ngày. Từ sáng sớm, những người phụ nữ này bắt đầu di chuyển bằng...