Lăng mộ hoàng gia vương quốc Songhai lừng lẫy châu Phi một thời
Lăng mộ Askia là bằng chứng về sức mạnh và sự giàu có của đế chế Songhai thế kỷ 15, 16. Đế chế này hưng thịnh nhờ hoạt động kiểm soát thương mại vùng sa mạc Sahara, nhất là về muối và vàng.
Nằm ở thành phố Gao của đất nước Mali, lăng mộ hoàng gia Askia là khu di tích quan trọng nhất và được bảo tồn tốt nhất của đế chế Songhai ở Tây Phi xưa. Ảnh: Petit Fute.
Khu lăng mộ này là một quần thể kiến trúc có quy mô khá lớn, được xây dựng vào năm 1495 tại vùng Gao dưới thời hoàng đế Askia Mohammad I của Songhai. Ảnh: Sites of Conscience.
Video đang HOT
Quần thể di tích bao gồm ngôi mộ hình kim tự tháp, hai nhà thờ và một khu nghĩa trang Hồi giáo được xây dựng khi Gao trở thành thủ đô của Songhai. Khi đó, Askia Mohammad I trở về từ thánh địa Mecca đã chọn Hồi giáo là tôn giáo chính thức. Ảnh: ALIPH Foundation.
Các công trình được xây dựng bằng bùn thạch cao, nguyên liệu truyền thống được các dân tộc Tây Phi sử dụng trong phong cách kiến trúc Sudano Sahel. Ảnh: Heroes Of Adventure.
Ngôi mộ hình kim tự tháp nằm ở trung tâm khu quần thể lăng mộ. Phía Đông có một cầu thang quanh co dẫn đến đỉnh. Bề mặt công trình có các đầu cọc nhô ra từ bộ khung chịu lực. Ảnh: United Nations Peacekeeping.
Lăng mộ Askia là bằng chứng về sức mạnh và sự giàu có của đế chế Songhai thế kỷ 15, 16. Đế chế này hưng thịnh nhờ hoạt động kiểm soát thương mại vùng sa mạc Sahara, nhất là về muối và vàng. Ảnh: UNESCO World Heritage Centre.
Vào năm 2004, lăng mộ Askia được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Do các tác động từ diễn biến bất thường của khí hậu trong khu vực, đến năm 2012 công trình này đã được đưa vào danh sách Di sản thế giới bị đe dọa.
Phát hiện con đường cổ, niên đại hàng nghìn năm tại Di sản Mỹ Sơn
Viện Khảo cổ học phối hợp Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam) tổ chức thăm dò, khai quật, khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn tại phía Đông tháp K, thuộc quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Một con đường cổ, có niên đại hàng nghìn năm đã được tìm thấy trong cuộc khai quật, khảo cổ lần này.
Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn nhìn từ trên cao.
Ông Nguyễn Công Khiết - Phó Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, đây là nền móng của con đường cổ có niên đại hàng nghìn năm vừa phát lộ. Kết cấu là đường đất dầm chặt, rộng 9 m, dài hơn 150 m, nằm ở khu vực phía Đông tháp K, dẫn vào quần thể di tích Mỹ Sơn. Hiện, các chuyên gia chưa thể xác định chính xác tên gọi, chức năng, niên đại và chiều dài của con đường, nhưng có nhiều chứng cứ có thể xác định đây là con đường chính mà người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn để hành lễ, chứ không phải con đường du khách đang đi hiện nay...
Tháng 3 lên Yên Tử ngắm 'đại lão' mai vàng Giữa trập trùng núi non và mây trắng, màu vàng rực của những cánh hoa mai hiện ra như một bức tranh thiên nhiên tràn đầy mỹ cảm. Yên Tử vào mùa mai nở tháng 3 càng thêm kỳ ảo. Giữa hàng nghìn loài cây cỏ tự nhiên trong quần thể Khu di tích và danh thắng Yên Tử, 3 loài cây Xích...