Làng Lô Lô Chải huyền thoại trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Theo dõi VGT trên

Làng văn hoá Lô Lô Chải là một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Cao nguyên đá Đồng Văn.

Làng văn hóa Lô Lô Chải nằm dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, đỉnh chóp nón cực Bắc Tổ quốc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn.

Với hai dân tộc sinh sống là Mông và Lô Lô, từ khi được tỉnh Hà Giang đầu tư xây dựng thành làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới, Lô Lô Chải đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Cao nguyên đá Đồng Văn.

Anh Sìn Dỉ Gai, Trưởng thôn Lô Lô Chải cho biết: Hiện thôn có 96 hộ dân với 453 nhân khẩu, trong đó dân tộc Lô Lô có 86 hộ, với 371 người.

Nằm ngay cạnh chân núi Rồng, phong cảnh ở Lô Lô Chải rất đẹp và hài hòa, gần thôn có một hồ nước tự nhiên rộng khoảng 2.000 m2. Đặc biệt, kiến trúc nhà cửa ở đây vẫn giữ nguyên vẹn được nét văn hóa truyền thống đó là nhà trình tường, mái lợp ngói máng.

Với địa hình vùng cao đường xá đi lại khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, nhất là vào mùa đông nên đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây sinh sống chủ yếu theo phương thức tự cung tự cấp bằng các nghề trồng ngô, lúa và rau màu.

Đến với Lô Lô Chải, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một bản làng tuyệt đẹp trên Cao nguyên đá Đồng Văn mà còn được đắm mình trong một không gian xanh nằm giữa vùng núi đá tai mèo sắc nhọn.

Làng Lô Lô Chải huyền thoại trên Cao nguyên đá Đồng Văn - Hình 1

Cùng với đó du khách được tận mắt chứng kiến phong cảnh sinh hoạt truyền thống của người dân tộc Lô Lô, dân tộc Mông, tham gia các lễ hội truyền thống của người Lô Lô như: lễ cúng thần rừng, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới và đặc biệt là các điệu múa dân gian.

Các làng nghề truyền thống như thêu, nghề làm ngói máng, nghề mộc vẫn được bà con nơi đây duy trì và phát triển.

Anh Sìn Dỉ Gai cho biết thêm, các già làng ở Lô Lô Chải kể rằng, vào thời Tây Sơn, vua Quang Trung đã đặt một chiếc trống đồng lớn để khi quân giặc tới xâm lăng thì có thể báo hiệu lệnh triệu quân tới.

Trải qua nhiều thời gian cho tới ngày nay, trống đồng luôn được bà con dân tộc Lô Lô xem như một báu vật thiêng liêng mà cha ông truyền lại, là biểu tượng sức sống của dân tộc. Chiếc trống đồng có niên đại hàng trăm năm vẫn đang được lưu giữ tại đây.

Không chỉ tham quan kiến trúc nhà ở, nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, mà đến với Lô Lô Chải du khách còn được dân bản mời uống nước chè, hút thuốc lào, thưởng thức những chén rượu ngô men lá truyền thống hay thưởng thức những món ẩm thực độc đáo.

Đặc biệt, du khách đến với Lô Lô Chải còn được mặc thử, chiêm ngưỡng sự cần cù, chịu khó của người dân tộc Lô Lô trong việc may, thêu dệt công phu những bộ váy rực rỡ tuyệt đẹp.

Mới đây, trong những ngày giữa trung tuần tháng 6/2017, Đoàn khảo sát đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch làng văn hóa đa trải nghiệm của Nhật Bản đã đi khảo sát tại Làng văn hóa Lô Lô Chải.

Ông Tamaki Heritage, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tamaki Heritage cho biết: Chuyến trải nghiệm ở Làng văn hóa Lô Lô Chải thật tuyệt vời, phong cảnh hùng vĩ với những nét văn hóa đặc sắc… Đây chính là cơ hội, tiềm năng, thế mạnh lớn để Hà Giang phát triển du lịch.

Lô Lô Chải được đầu tư xây dựng sẽ trở thành làng văn hóa du lịch hàng đầu cả nước với trải nghiệm văn hóa tạo ra phần lớn doanh thu (thay vì là homestay), đem lại lợi nhuận đầu tư tốt.

Video đang HOT

Nhằm đưa Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, UBND tỉnh Hà Giang đã thỏa thuận với Công ty TNHH McKinsey&Company Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn.

Cũng qua định hướng và tầm nhìn tích cực của Công ty Mckinsey & Việt Nam về làng Lô Lô Chải, ông Nguyễn Trung Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần chứng khoán Thiên Việt (nhà đầu tư) cho rằng: Để Lô Lô Chải trở thành làng văn hóa đa trải nghiệm, Công ty Cổ phần chứng khoán Thiên Việt rất mong sự quan tâm, ủng hộ tích cực của UBND tỉnh Hà Giang, cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự đồng thuận của đồng bào dân tộc thiểu số ở Làng văn hóa Lô Lô Chải.

Khi dự án hoàn thành sẽ đưa Làng văn hóa Lô Lô Chải là điểm sáng về du lịch, thu hút các nhà đầu tư đến tham gia xây dựng đầu tư trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh, Hà Giang xác định phát triển du lịch là hướng đi có trọng tâm, trọng điểm. Năm 2017 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách tạo điều kiện để phát triển du lịch một cách đồng bộ, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hạ tầng để khai thác tiềm năng phát triển du lịch; tăng cường đầu tư phát triển đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, các loại hình du lịch cộng đồng.

Bà Hà Thị Minh Hạnh cũng mong muốn Công ty Mckinsey&Việt Nam, Tập đoàn Tamaki Heritage, Công ty Cổ phần chứng khoán Thiên Việt quan tâm, giúp đỡ Hà Giang phát triển du lịch nói chung và xây dựng để Làng văn hóa Lô Lô Chải trở thành làng văn hóa đa trải nghiệm trong tương lai, góp phần đưa ngành công nghiệp “không khói” của Hà Giang ngày càng phát triển.

Huyền thoại về con đường Hạnh Phúc ở Cao nguyên đá Đồng Văn

Phía sau cổng trời, hơn 80.000 đồng bào phải chịu cảnh nghèo đói lạc hậu, sống tách biệt với bên ngoài.

Và con đường Hạnh Phúc đã ra đời mang lại ánh sáng văn minh cho người dân.

Huyền thoại về con đường Hạnh Phúc ở Cao nguyên đá Đồng Văn - Hình 1
Dốc chín khoanh nằm trên Quốc lộ 4C hay "Con đường Hạnh Phúc." (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)

Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang là một vùng núi non hùng vĩ bạt ngàn đá núi trải dài qua 4 huyện Quản Bạ-Yên Minh-Đồng Văn-Mèo Vạc.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, đến được nơi đây chỉ có đường mòn thấm đất và đá. Phía sau cổng trời, hơn 80.000 đồng bào phải chịu cảnh nghèo đói lạc hậu, sống tách biệt với bên ngoài.

Đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn ước ao có một con đường thông thương cho vùng Cao nguyên đá địa đầu Tổ quốc. Và con đường Hạnh Phúc đã ra đời mang lại ánh sáng văn minh cho người dân.

Nỗi cơ cực phía sau cổng trời

Những năm 1955-1957, đời sống kinh tế ở Hà Giang vẫn còn gặp không ít khó khăn. Khu vực vùng cao cực bắc địa đầu Tổ quốc vừa xa xôi, nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, thường xuyên lại bị bọn phản động tuyên truyền phá hoại chính sách của Đảng, Nhà nước, thổ phỉ nổi loại gây mất trật tự an ninh.

[Con đường Hạnh Phúc dẫn đến di sản Cao nguyên đá Đồng Văn]

Ông Nguyễn Đức Thiện, Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Hà Giang, nhớ lại lúc ấy, ở vùng cao, đời sống kinh tế hết sức khó khăn, trình độ dân trí lạc hậu. Người dân thiếu nước, muối, lương thực, thực phẩm; trường học, trạm y tế tạm bợ. Nhân dân túng thiếu đủ thứ, đường sá xa xôi, khó đi, chỉ có đường cho người đi bộ và ngựa thồ.

Năm 1959, Đảng, Chính phủ thống nhất giao cho Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam huy động lực lượng tham gia chủ yếu là thanh niên xung phong 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, giai đoạn sau thêm hai tỉnh Nam Định và Hải Dương bắt tay vào mở con đường dài 184 km từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn qua đỉnh Mã Pì Lèng sang Mèo Vạc. Đó là con đường mang tên Hạnh Phúc.

Sau gần 7 tháng tích cực chuẩn bị, bộ máy Ban Chỉ huy công trường được thành lập, hơn 1.200 thanh niên xung phong được bố trí thành 8 đại hội (gọi là C).

Ngày 10/9/1959, con đường Hạnh Phúc của ý Đảng lòng dân đã chính thức được khởi công xây dựng.

Huyền thoại về con đường Hạnh Phúc ở Cao nguyên đá Đồng Văn - Hình 2
Huy hiệu - kỷ vật của các cựu thanh niên xung phong tỉnh Hà Giang tham gia mở "Con đường Hạnh Phúc." (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)

Khi con đường mới khởi công, sự kiện phỉ nổ ra còn n.óng b.ỏng, chúng khó có thể tin chỉ với sức người có thể xô nghiêng núi đá. Ý đồ phá hoại quyết tâm làm đường, "chúng" ra sức tung tin xấu hòng gây lung lạc, chia rẽ niềm tin của đồng bào. "Chúng" còn đe dọa cản trở bà con đồng bào dân tộc không được tham gia mở đường.

Ông Nguyễn Mạnh Thùy, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Hà Giang, nhớ lại: "Khi ấy 'chúng' rêu rao, tung tin thách thức 'Nếu mở được đường lên Đồng Văn thì dê đực, bò đực biết đẻ con, người sẽ lấy đầu làm chân'."

Để hoàn thành nhiệm vụ phá đá mở đường, vừa chống lại những thế lực thù địch, Ban Chỉ huy công trường đã phân công nhiệm vụ cho cán bộ đoàn viên, thanh niên đến với nhân dân vận động, giải thích luận điệu phản động để bà con tin, hiểu được đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Đêm đến, các thanh niên xung phong thay phiên nhau canh gác, giữ yên giấc ngủ cho đồng đội để hôm sau có sức lao động, bảo vệ những giọt nước quý giá nơi vùng cao núi đá.

"Chiến đấu" với biển đá mênh mông

Sau hơn một năm thi công vất vả, đoạn đường đầu tiên từ thị xã Hà Giang qua Quản Bạ dài khoảng 60km đã hoàn thành, vượt qua vách đá quanh co nguy hiểm Pắc Sum, vách đá cổng trời, vực sâu nguy hiểm. Trong tâm thức những người thanh niên xung phong năm ấy vẫn văng vẳng câu vè "Dốc Pắc Sum, hùm Cán Tỷ, phỉ Đồng Văn"...

Ông Đỗ Đức Linh, cựu thanh niên xung phong mở đường Hạnh Phúc, nhớ lại cuộc sống nơi công trường vô cùng vất vả, lán trại, nơi ăn chốn ở tạm bợ. Khí hậu khắc nghiệt, mùa hè nắng cháy da cháy thịt, mùa đông rét thấu tận xương, muỗi rừng, vắt rừng nhiều vô kể. Với ý chí quyết tâm của thanh niên, ông cùng các đồng đội không ngại khó, ngại khổ, vẫn hàng ngày miệt mài đục phá từng tấc đá để mở đường.

Khi công cuộc mở đường đi được những chặng đầu tiên, càng lên cao, đi xa, càng gian nan vất vả. Đoạn dốc đi qua huyện Yên Minh ngày nay trước đây toàn đá cứng, vách núi cao, cua gấp. Rồi càng khó khăn hơn khi tiến tới Đồng Văn, cả một biển đá mênh mông. Chỉ với sức người với đôi bàn tay và khối óc, những thanh niên xung phong năm xưa vật lộn cả ngày đôi khi cũng chỉ đục được vài chục cm đá.

Công cụ để thi công hết sức thô sơ, một cái búa, một cái xà beng hay còn gọi là chòong. Ấy vậy mà với sức người, từng cm đá được cậy tung. Đứng trước những khó khăn, sức sáng tạo của con người lại được phát huy. Nhiều sáng kiến được đưa ra như dùng bao tải gai cho hai đoạn tre làm ky (cáng) khiêng đất đá. Chỗ nào có đất thì dùng bàn chang gỗ kéo đất, đóng xe cút kít chở đất đổ xuống vực, dùng nước đổ vào lỗ chòong, dùng vỏ bắp ngô buộc vào chòong để khi đục đỡ bị nước b.ắn lên mặt...

Huyền thoại về con đường Hạnh Phúc ở Cao nguyên đá Đồng Văn - Hình 3
Cựu thanh niên xung phong tỉnh Hà Giang ôn lại kỷ niệm tham gia mở "Con đường Hạnh Phúc" năm xưa. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)

Nhờ những sáng kiến đó, năng suất lao động tăng lên đáng kể. Tuy vậy, dụng cụ thô sơ vẫn khó chống chọi lại với biển đá cứng mênh mông. Thi gan cùng những phiến đá cứng, chòong đục vài giờ đôi khi đã cùn, đã mẻ. Những người thợ rèn đã phải thức trắng nhiều đêm để rèn chòong cho công nhân sáng hôm sau có công cụ lao động.

Trong muôn vàn khó khăn gian khổ, có lẽ thiếu thốn lớn nhất chính là thiếu nước. Ông Nguyễn Mạnh Thùy, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Hà Giang nhớ lại: Mỗi người vào buổi sáng được phát một ca nước dùng để vệ sinh cá nhân, sau đó phải giữ lại nước đó để đem đi đổ lỗ chòong. Một tuần được nghỉ một buổi, phải đi hàng chục km để tìm nguồn nước.

Khó khăn, vất vả, gian nan, nguy hiểm là vậy, nhưng khí thế lao động, thi đua nơi công trường vẫn sôi nổi, nhộn nhịp.

Sau khoảng 4 năm ròng rã, hơn 1.000 thanh niên xung phong cùng gần 1.000 dân công là con em các dân tộc tỉnh Hà Giang với bàn tay, khối óc, dụng cụ thô sơ là búa, cuốc xẻng, chòong, thuốc nổ cùng quyết tâm cao độ đã đá mở được tuyến đường từ Hà Giang lên tới Đồng Văn dài 164km.

Kỳ công-Kỳ vỹ-Kỳ quan

Ông Nguyễn Mạnh Thùy, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Hà Giang, nhớ lại đầu năm 1963, sau khi con đường được khai thông đến Đồng Văn, một số thanh niên xung phong các tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc xin chuyển về địa phương công tác, một số khác xin về với gia đình. Vì vậy, công trường đề nghị tỉnh và Khu tự trị Việt Bắc tuyển thêm nhân lực để tiếp tục mở đường Đồng Văn đi Mèo Vạc.

Được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho phép công trường đã huy động 300 thanh niên xung phong hai tỉnh Nam Định và Hải Dương lên hợp lực mở tiếp đoạn cuối. Đây là chặng đường dài 28km đầy khó khăn, nguy hiểm, núi đá cao, vách đá dựng đứng, đặc biệt là quãng đường qua đoạn Mã Pì Lèng, vực sâu thăm thẳm xuống tận sông Nho Quế.

Huyền thoại về con đường Hạnh Phúc ở Cao nguyên đá Đồng Văn - Hình 4
Quốc lộ 4C - "Con đường Hạnh Phúc" đoạn qua huyện Mèo Vạc. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN)

Ban Chỉ huy công trường đã tuyển chọn hơn 30 thanh niên khỏe mạnh vào đội "Dũng cảm" hay còn gọi là đội "Cơ dũng" để thi công đoạn qua đỉnh Mã Pì Lèng. Họ trườn mình ra đục đá mỗi ngày, nhích ra xa mép vực một ít, khoan được một lỗ chòong, nhét vào đó một chiếc cọc để bám, để chăng dây, nhoài người khoan tiếp ra xa trên những dãy vách đá dựng trời. Khó khăn như vậy nhưng lòng quyết tâm mở đường chưa bao giờ làm họ chùn bước.

Đội thanh niên "Dũng cảm" cần mẫn lao động, bám mình vào đá mà đục, cậy từng viên đá nhỏ, nhấn từng tấc đá. Cả ngày tám tiếng đồng hồ treo mình trên vách núi, đến bữa cơm trưa nhận cơm từ đồng đội thả dây câu lên.

Mười một tháng thi công trên vách đá cheo leo, đã có những hy sinh. Ông Nguyễn Đức Thiện, Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Hà Giang, xúc động nhớ lạimMột ngày tháng 3/1964, trong khi đi kiểm tra, nhắc nhở anh em làm việc, anh Vũ Cao Vân, Tiểu đội trưởng đã bị một vỉa đá hàng trăm khối xô xuống, đè ập lên. Cả tiểu đội đã khóc trước t.ai n.ạn bất ngờ này.

Rồi cũng chỉ khoảng một năm sau (tháng 2/1965), anh Đào Ngọc Phẩm khi ấy thay anh Vũ Cao Vân làm tiểu đội trưởng, trong lúc mọi người đang lao động, đột nhiên một tảng đá to từ trên cao lăn xuống mặt đường, các anh em đều tránh được. Nhưng lúc đó, hai bố con đồng bào dân tộc đi đến, trông thấy đá lăn bèn hốt hoảng chạy lùi, sa chân xuống mép đường, suýt chút nữa lăn xuống vực sâu. Anh Đào Ngọc Phẩm đã không chút đắn đo, lao tới nắm được cổ tay người cha kéo lên mặt đường, nhưng chính anh lại quá đà, lao từ vách đá cao đỉnh Mã Pì Lèng xuống vực sâu..., ông Nguyễn Đức Thiện nghẹn lại.

Suốt 6 năm trường chinh vào trong lòng đá, 14 thanh niên xung phong hy sinh, thầm lặng nằm lại cùng con đường Hạnh Phúc tại Nghĩa trang Liệt sỹ Thanh niên xung phong thuộc huyện Yên Minh.

Các anh, các chị, những thanh niên xung phong năm nào, đã hy sinh t.uổi trẻ, dùng sức trẻ, đổ mồ hôi, thậm chí đổ cả m.áu, hy sinh cho mảnh đất này.

Khi con đường hoàn thành, không ít thanh niên miền xuôi khi ấy như ông Nguyễn Đức Thiện, ông Nguyễn Mạnh Thùy đã chọn ở lại Hà Giang để xây dựng tổ ấm, an cư, lạc nghiệp, dành cả cuộc đời cho mảnh đất địa đầu Tổ quốc, nơi đã gắn bó với các ông cả thời t.uổi trẻ.

Ngày 10/3/1965, lễ khai thông con đường từ Hà Giang đến Mèo Vạc dài trên 185km được long trọng tổ chức. Với tổng số hơn 2,2 triệu ngày công, đào đắp gần 2,9 triệu m3 đất đá, lực lượng thanh niên xung phong tham gia mở đường Hạnh Phúc đã được các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương khen thưởng nhiều Cờ thi đua, Bằng khen...

Ngày nay, đi trên tuyến Quốc lộ 4C (con đường Hạnh Phúc), thật khó để tưởng tượng ra được những khó khăn, vất vả mà hàng ngàn thanh niên xung phong thế hệ cha anh đã vật lộn với biển đá xám để mở đường. Cuộc sống trên mỗi bản làng đã dần thay đổi tích cực, khởi sắc, trụ sở, trường học, bệnh viện...được xây dựng khang trang. Điện lưới được kéo về thôn bản, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người dân từng bước "thay da đổi thịt."

Theo Trưởng Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Mèo Vạc Nguyễn Văn Lưu, con đường hoàn thành có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy kinh tế-xã hội. Con đường này tạo ra một sản phẩm thu hút du khách với cung đường Mã Pì Lèng hùng vĩ, tạo điểm nhấn du lịch.

Từ năm 2015, Hà Giang tổ chức Lễ hội Hoa Tam giác mạch đã thu hút lượng du khách rất lớn tới Cao nguyên đá Đồng Văn; đặc biệt là qua danh thắng Mã Pì Lèng.

Năm 2022, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang đã phối hợp với huyện Mèo Vạc ra mắt sản phẩm du lịch Con đường Hạnh Phúc - con đường m.áu và hoa, một sản phẩm trải nghiệm, chinh phục con đường Mã Pì Lèng của du khách.

Con đường Hạnh Phúc là tuyến giao thông huyết mạch, làm nên những thay đổi to lớn đối với các huyện vùng cao nguyên đá. Để ngày hôm nay, khi đi qua những danh thắng nổi tiếng của Hà Giang như Dốc Pắc Sum, cổng trời Quản Bạ, dốc chín khoanh, dốc Thẩm Mã, đỉnh Mã Pì Lèng..., chúng ta lại nhớ về một đồng lòng, quyết tâm cao độ của hàng ngàn thanh niên xung phong đã dành cả t.uổi thanh xuân vật lộn với biển đá xám mênh mông để mở đường. Con đường ấy thấm đẫm mồ hôi và cả m.áu, nhưng đó cũng là con đường "hoa," con đường mang ánh sáng văn minh tới vùng cao để cuộc sống nơi đây ngày một phát triển hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những lớp thạch nhũ nối dài trong hang vừa được phát hiện ở Trường Sơn
12:05:22 12/09/2024
Ngắm bộ ảnh Việt Nam 'xem là muốn đặt máy bay đi ngay' trên báo Anh
13:16:38 12/09/2024
Hòn đảo có đường đi lúc ẩn lúc hiện ở Vũng Tàu, khách ghé thăm phải canh ngày
09:17:12 11/09/2024
22 hang động nguyên sơ mới được phát hiện ở Quảng Bình
10:55:52 12/09/2024
Phát hiện khu rừng lâu đời nhất thế giới ở sát nơi sầm uất không ngờ
21:13:56 10/09/2024
Côn Đảo thiên đường du lịch giữa đại dương
14:04:41 11/09/2024
Ngôi chùa 'mọc' trên hòn đảo chỉ xuất hiện mỗi năm một lần, quanh năm ngập nước nhưng vẫn nguyên vẹn suốt hàng nghìn năm
16:13:01 12/09/2024
Thăm khu lăng mộ có kiến trúc nên thơ, đẹp nhất các lăng vua triều Nguyễn
15:36:30 12/09/2024

Tin đang nóng

Tuấn Hưng thách làm liveshow để ủng hộ đồng bào lũ lụt và lời hồi đáp "ứng trước 3 tỷ" của thợ hát Duy Mạnh
13:44:01 12/09/2024
Xuất hiện vết nứt rộng bằng gang tay, hơn trăm hộ dân ở Quảng Ninh di dời
14:11:15 12/09/2024
Vụ sạt lở vùi lấp xe khách: Tìm thấy 23 t.hi t.hể, 12 người đang mất tích
15:31:32 12/09/2024
Vợ Anh Đức diện váy cưới đính 1000 viên pha lê, cầm hoa cưới độc lạ hiếm thấy
13:32:32 12/09/2024
Giữa lúc miền Bắc đang lũ lụt thiên tai, câu nói của 1 nam ca sĩ bỗng viral trở lại
14:38:47 12/09/2024
Những đ.ứa t.rẻ mồ côi sau lũ quét thôn Làng Nủ
13:15:23 12/09/2024
Midu bị chồng 'bỏ rơi' ở đám cưới Anh Đức, soi mặt bằng cam thường gây choáng?
14:43:07 12/09/2024
Tôn Bằng ủng hộ 30 triệu cho dân Việt vùng lũ, Dịch Dương liệu có "quay xe"?
16:54:59 12/09/2024

Tin mới nhất

Lộ diện địa điểm hot ở Măng Đen - du khách check in rần rần

16:03:44 12/09/2024
De Vivre Măng Đen tọa lạc giữa trái tim thị trấn Măng Đen, là địa điểm vui chơi nghỉ dưỡng lý tưởng nhất định phải đến khi đặt chân tới miền cao nguyên trữ tình, thơ mộng này.

Tham quan đất nước nhỏ thứ nhì thế giới với bến du thuyền xa hoa

15:59:28 12/09/2024
Với diện tích chỉ 2km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ nhì thế giới nhưng có nhiều tỉ phú USD, du thuyền, sòng bạc hấp dẫn hàng đầu.

Dong xuồng ngắm chim rừng Trà Sư

15:55:30 12/09/2024
Đến rừng Trà Sư (An Giang), khách du lịch có thể bắt gặp, chụp ảnh chim trời ở cự ly khá gần, mà chưa cần đến thiết bị chuyên dụng như của các nhiếp ảnh gia chuyên về đời sống hoang dã.

Ngắm núi mây đẹp siêu thực tại 'nóc nhà Nam bộ'

15:49:13 12/09/2024
Nổi tiếng với những khoảnh khắc mây phủ đẹp siêu thực, núi Bà Đen (Tây Ninh) xứng đáng là miền tiên cảnh phải đến ít nhất một lần trong đời.

Lịch trình chi tiết cho người lần đầu khám phá núi Bà Đen, Tây Ninh

15:30:12 12/09/2024
Đây là trải nghiệm được rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích, bởi núi Bà Đen thường xuất hiện các hiện tượng mây rất hiếm gặp trên thế giới như mây thấu kính (mũ mây, mây đĩa bay), mây xà cừ, biển mây...

Khám phá Orlando, Florida: Thiên đường nghỉ dưỡng với sở hữu kỳ nghỉ Alma Qua Interval International

15:25:17 12/09/2024
Orlando, thành phố nổi tiếng của bang Florida, Mỹ, không chỉ là thủ đô của các công viên giải trí mà còn là điểm đến lý tưởng cho những kỳ nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Miền cao nguyên mát lành giữa Phú Yên

13:11:13 12/09/2024
Phú Yên thuộc vùng duyên hải Trung bộ nắng nóng, nhưng ở phía tây tỉnh này có miền cao nguyên Vân Hòa mát lành, hữu tình.

Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) - điểm du lịch xanh hấp dẫn

12:49:27 12/09/2024
Từ trung tâm thành phố Hà Tĩnh, đi khoảng 20 km về phía Tây Nam, du khách sẽ tới khám phá hồ Kẻ Gỗ, một điểm du lịch xanh với nhiều nét hấp dẫn, độc đáo, nằm trên địa phận huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Khám phá giá trị đặc biệt của hai di tích Mái đá làng Vành và Hang xóm Trại ở Hòa Bình

12:42:39 12/09/2024
Hai di tích quốc gia đặc biệt Mái đá làng Vành (xã Yên Phú) và Hang xóm Trại (xã Tân Lập), huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử

Có một khu du lịch thảo nguyên La Vuông đầy thơ mộng

12:25:47 12/09/2024
Thảo nguyên La Vuông thuộc vùng núi của xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển, địa hình bằng phẳng xen kẽ triền đồi, triền dốc.

Khám phá Vị Xuyên mùa lúa chín

12:22:59 12/09/2024
Lên Hà Giang mùa này có rất nhiều nơi có ruộng bậc thang đẹp, Vị Xuyên là một điểm đến hấp dẫn như vậy, nơi đây đang vào mùa lúa chín với sắc vàng đẹp nhất.

Bình minh trên Cảng cá Lý Sơn

12:17:44 12/09/2024
Cảng Lý Sơn hay còn gọi là bến tàu Lý Sơn có vị trí nằm ở thôn Tây An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, chiều ngang cầu tàu chỉ 60m, dài 150m.

Có thể bạn quan tâm

Châu Phi nhận hỗ trợ thiết bị y tế ứng phó với dịch bệnh đậu mùa khỉ

Thế giới

18:59:09 12/09/2024
Giới chức y tế địa phương cho biết mối quan tâm lớn nhất của họ hiện nay là các trại tị nạn trong tỉnh - vốn đang diễn ra giao tranh giữa quân đội chính phủ và nhóm phiến quân M23.

HLV Southgate lần đầu tiên lên tiếng sau khi từ chức đội tuyển Anh

Sao thể thao

18:35:49 12/09/2024
Cựu HLV đội tuyển Anh, Gareth Southgate, đã tiết lộ kế hoạch cho tương lai của mình sau khi rời khỏi chiếc ghế nóng, vì chỉ về nhì tại Giải vô địch châu Âu vào tháng 7.

Trấn Thành và Hari Won để lộ t.iền mừng cưới Anh Đức

Sao việt

18:20:05 12/09/2024
Trong hôn lễ, Trấn Thành cho biết không bỏ phong bì, thay vào đó, anh sẽ nhờ Hari Won chuyển nóng t.iền mừng vào tài khoản cá nhân của Anh Phạm.

Ăn lựu đừng vội vứt vỏ, dùng nó bón cây, đuổi côn trùng rất tốt

Sáng tạo

17:42:18 12/09/2024
Vỏ quả lựu có nhiều công dụng không chỉ đối với sức khỏe mà còn giải quyết không ít việc trong gia đình, chẳng hạn như đuổi côn trùng, bón cây, khử mùi tủ lạnh...

Bác kháng cáo của bị đơn vụ "đòi lại con đã cho ở Tịnh thất Bồng Lai"

Netizen

17:28:46 12/09/2024
Sau hai lần hoãn xét xử, ngày 11-9, TAND tỉnh Long An đã mở phiên toà phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Mỹ Dung và bị đơn là bà Cao Thị Cúc (người ở Tịnh thất Bồng Lai).

Nổi tiếng sau phim 'Trạm cứu hộ trái tim', diễn viên trẻ thoát cảnh ăn mì gói

Hậu trường phim

17:18:45 12/09/2024
Diễn viên Ngọc Mạnh tâm sự, sau vai diễn trong phim Trạm cứu hộ trái tim , anh tìm được nhiều cơ hội mới trong nghề nghiệp và tự tin hơn vào con đường đã chọn.

S.T Sơn Thạch bị chỉ trích

Tv show

17:15:05 12/09/2024
Mới đây, khán giả lại nổ ra làn sóng tranh cãi xoay quanh phần nhận xét của S.T Sơn Thạch về tiết mục Đào liễu của Nhà Trẻ ở chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai.

'Rich kid' Chao "mát tay" chi 30 triệu cứu trợ bão lũ, vẫn 'thua xa' Chang Dory

Trẻ

17:09:11 12/09/2024
Mới đây, trên một hội nhóm mạng xã hội hơn 3 triệu người theo dõi, chia sẻ câu chuyện về một TikToker quê Nghệ An đã quyết định ủng hộ 100 triệu cho bà con vùng lũ miền Bắc.

"Đi giữa trời rực rỡ" tập 32: Nhà phá sản, Chải nói lời tạm biệt Pu

Phim việt

17:07:53 12/09/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ tập 32, nhà đã phá sản, t.iền cũng không còn nên Chải muốn Tả về bản làm ăn, đừng đi theo mình nữa. Chải cũng đến nói lời tạm biệt với Pu trước khi rời đi.

Lisa làm nên lịch sử Kpop tại VMAs 2024, "bội thực" giải vỗ mặt Jungkook?

Sao châu á

17:01:29 12/09/2024
Sáng 12/9 (theo giờ Việt Nam), Lisa chính thức xuất hiện tại lễ trao giải 2024 MTV Video Music Awards (VMAs 2024). Sự kiện đ.ánh dấu lần đầu tiên Lisa một mình một ngựa chinh chiến lễ trao giải quốc tế với tư cách nghệ sĩ solo.

Phùng Khánh Linh hát nhạc buồn ma mị, gợi nhớ Lana Del Rey?

Nhạc việt

16:57:36 12/09/2024
Sau album Citopia được đ.ánh giá cao vào năm 2022, Phùng Khánh Linh vừa trở lại với ca khúc Ước anh tan nát con tim và hé lộ về album mới vào năm 2025.