Làng làm giàu từ lông gà lông vịt
Tinh mơ mỗi ngày, người thôn Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) lại tỏa đi các khắp các chợ ở thủ đô thu mua từng nắm lông gà, lông vịt. Thứ tưởng bỏ đi ấy vừa để xuất khẩu, vừa phục vụ nghề làm chổi đã có từ bao đời nay.
Dưới cái nắng gắt của buổi trưa đầu hè, trong các sân phơi ở khu nghĩa trang Giò Gà (Tân Triều) thấp thoáng vài người cầm cào, cầm chổi phơi đảo lông vịt.
“Nghề buôn lông gà đã có hàng trăm năm nay ở Triều Khúc. Hiện tại có từ 40 đến 50 nhà theo nghề này. Nghề làm chổi cũng có nhiều hộ tham gia. Chỉ riêng xóm Án đã có đến 50 hộ”, trưởng thôn Triều Khúc cho biết.
Sáng sớm, người Triều Khúc đi các chợ Hà Đông, chợ Mơ, chợ Long Biên… để thu mua lông gà. Trung bình mỗi ngày, một hộ thu mua được từ 2 đến 3 tạ lông.
Video đang HOT
Khi mua về, người ta phải nhặt rác và phân loại. Cái to dùng để làm quả cầu lông, bán được giá hơn. Lông nhỏ dùng để xuất khẩu sang Trung Quốc. Giá một kg lông vịt ướt tại chợ là 25 nghìn. Sau khi phân loại, phơi khô bán được 40 nghìn.
Chị Oanh (46 tuổi) tâm sự: “Phơi lông vịt còn vất vả hơn phơi lúa. Lúc trời có dấu hiệu mưa là phải chạy thật nhanh kẻo cơn giông mạnh làm lông bay hết. Dính tí mưa xem như bỏ toàn bộ số lông”.
Sau khâu phơi, lông vịt được cho lên lò sấy thật khô rồi đóng bì và bán cho một đại lý lớn trong làng. Theo người dân tiết lộ, người ta sẽ dùng hóa chất tẩy rửa lông vịt để làm chăn, màn, quần áo.
“Cả cuộc đời tôi gắn bó với nghề buôn lông vịt, tôi quen thuộc với nó đến nỗi không còn ngửi thấy mùi hôi của nó. Nghề này vất vả nhất vào dịp giáp Tết vì khi đó lượng lông gà, lông vịt nhiều”, bà Huệ (62 tuổi) chia sẻ.
Bên cạnh nghề buôn lông vịt, người Triều Khúc còn làm chổi từ lông của các loại gia cầm, trong đó phổ biến nhất là chổi lông gà. Để làm chổi, trước hết người ta phải dùng kim khâu các lông lại với nhau. Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ nên hầu hết người làm là các bà, các mẹ.
“Một dây lông cánh bán cho các hộ làm chổi được 4.000 đồng. Nếu là lông mã thì được 330.000 đồng/1kg. Trừ chi phí mua lông thì mỗi ngày bà già này cũng được 80.000 đồng”, bà Tùng (80 tuổi) cho biết.
Sau khi mua dây lông về, các hộ sản xuất sẽ giặt qua xà phòng, phơi khô trước khi làm chổi. Mục đích là để khử toàn bộ mùi và các chất hữu cơ còn lại.
Người ta buộc đầu dây lông gà vào đầu que tre, quét sơn vào gốc lông để nó bám dính rồi khéo léo quấn sợi lông quanh que tre. Người ta phân lông gà thành các loại khác nhau, tương ứng giá bán cũng khác nhau: chổi lông từ cổ gà có già 100.000 đồng, chổi lông đuôi 80.000 đồng, lông cánh chỉ vài chục ngàn.
Theo những người làm lâu năm thì chổi từ lông gà thả vườn đẹp và bền hơn rất nhiều lông gà nuôi công nghiệp vì lông gà nhà cọ sát nhiều. Trên các bộ phận của con gà thì lông sát đuôi đẹp nhất. Để làm được một cái chổi này cần có lông của ít nhất 50 con, bán với giá 250.000 đồng.
Ngày nay, người làng Triều Khúc còn biến hóa các chổi lông gà bằng cách nhuộm các màu khác nhau vào đầu chổi. Để bảo quản loại chổi này, người Triều Khúc khuyên nên quét thường xuyên và treo cách xa tường vôi.
“Nhà tôi đã 5 đời làm chổi lông gà. Hiện tại, con cháu, dâu, rể và cả tôi nữa là 23 người đều làm chổi. Mỗi ngày, tôi tết được vài trăm cái chổi lông gà. Thỉnh thoảng, tôi cũng đạp xe bán chổi khắp Hà Nội “., ông Nguyễn Huy Dễ (82 tuổi) cho biết.
Theo VNEXpress
Hà Nội: Một thiếu nữ tự thiêu tại Triều Khúc
Sự việc xảy ra vào tối 31/12/2011, đến nay nạn nhân đã qua cơn nguy kịch.
Thông tin từ cơ quan công an, khoảng 21h ngày 31/12/2011, chị Lê Thị Mai (SN 1986, ở Đông Sơn, thành phố Thanh Hoá) đi xe máy đến nhà anh Lương Minh Thành (ở ngách 42/62/14 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân) chơi. Khi hai người nói chuyện với nhau, xảy ra mâu thuẫn, chị Mai đã đổ xăng lên người và bật lửa đốt.
Ngay sau đó, chị Mai được anh Thanh dùng nước dập tắt, đưa đi cấp cứu Bệnh viện bỏng quốc gia. Chị Mai bị bỏng ở chân, tay là 14%.
Theo Giáo Dục VN
Lòng thả xứ Quảng - ăn và nhớ "Lòng thả xứ Quảng, cô ăn một tô nhé!" - Bác chủ quán tóc lấm tấm sợi đen sợi trắng đeo cái tạp dề đã ngả màu, nheo nheo mắt nhìn tôi. Ồ! Lòng thả, lâu lắm rồi mới được nghe nhắc đến, nhất là ở nơi vốn rất nổi tiếng với món này... Cái nắng tháng 3 nơi vùng sơn cước xứ...