Làng kiếm bộ tiền nhờ nuôi loài chim gáy râm ran nghe lạ tai
Tiếng gáy râm ran ngay từ đầu ngõ nghe vui tai đến lạ thường, đó là cảm nhận của tôi khi đến tham quan làng nuôi chim gáy nơi đây.
“ Nuôi chim gáy Nhật Bản, hiệu quả thật”, đó là lời khẳng định của các hộ đang nuôi chim gáy Nhật Bản ở xã Tân Sỏi, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Thăm mô hình nuôi chim gáy Nhật Bản của bà con trong xã Tân Sỏi, chúng tôi được biết, nuôi chim gáy Nhật là mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Các hộ dân ở đây rất tâm huyết với mô hình này.
Nuôi chim gáy Nhật vừa nhàn lại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những gia đình neo người cũng có thể nuôi được. Tiêu biểu như gia đình ông Nguyễn Văn Trí, thôn Chúc, xã Tân Sỏi là một trong những hộ đầu tiên nuôi chim gáy Nhật và đến bây giờ đã truyền lại kinh nghiệm cho tất cả các con của ông và người dân trong thôn cùng nuôi nhằm phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Chị Nguyễn Thị Vân, thôn Chúc, xã Tân Sỏi, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang giới thiệu một con chim gáy Nhật được khoảng 10 ngày tuổi.
Các hộ dân trong thôn Chúc giúp đỡ, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm nuôi chim gáy Nhật, kỹ thuật nuôi chim gáy Nhật.
Ông Trí bắt đầu câu chuyện nuôi chim gáy Nhật Bản của mình bằng việc dẫn chúng tôi ra thăm khu nuôi và chỉ rõ đặc tính từng con một. Ông Trí kể, năm 2005, tôi bắt đầu nuôi chim gáy Nhật. Trước kia ông nuôi chim gáy sinh sản, trong quá trình nuôi nhận thấy nuôi chim gáy sinh sản không hiệu quả bằng nuôi chim gáy thương phẩm.
Theo ông Trí, “chim gáy Nhật có nguồn gốc hoang dã, ai cũng có thể nuôi được”. Ngoài ra, chuồng nuôi chim gáy cũng khá đơn giản. Chỉ cần dùng lưới sắt vây thành những ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi, bên trong tạo ổ bằng rơm, rạ để làm chỗ cho chim mẹ đẻ.
Video đang HOT
Ông Trí tiết lộ kinh nghiệm nuôi chim gáy Nhật: “Nuôi chim gáy Nhật không khó, thức ăn chủ yếu từ thóc và một phần thức ăn công nghiệp, chim ít khi bị bệnh. Nuôi chim gáy Nhật Bản khó nhất là lúc ghép đôi. Nếu ghép nhầm hai chim mái với nhau thì trứng không có trống, không dùng được. Chịu khó quan sát và để ý thì việc ghép đôi vẫn thành công”.
Thông thường, sau khi nuôi khoảng 7 tháng, chim gáy Nhật bắt đầu đẻ trứng. Nếu được chăm sóc tốt thì chúng sinh sản gần như quanh năm.
Ngoài bán chim thịt, nếu bán chim giống thì người nuôi sẽ nuôi thời gian dài hơn đến khi chim biết tự mổ thức ăn. Lúc đó, bán được giá 180-200.000 đồng/đôi. Vậy, với việc bán chim thịt và chim giống mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình chị Vân khoảng 250- 280 triệu đồng/năm.
Cùng ở thôn Chúc, gia đình ông Nguyễn Đức Tiếp, mới nuôi 100 đôi chim gáy Nhật từ tháng 3 âm lịch. Đến nay đàn chim đang sinh sản và đã xuất bán được gần 100 đôi. Ông Tiếp cho biết, nuôi chim gáy Nhật dễ hơn nuôi chim bồ câu, thời gian từ khi đẻ trứng đến khi xuất bán khoảng 28-30 ngày, nhanh hơn chim bồ câu, tiêu tốn thức ăn cũng ít hơn.
“Chim gáy Nhật mang gen hoang dã nên khả năng kháng bệnh tốt, sinh trưởng phát triển đều. Chim non thường dễ mắc bệnh hơn, nhưng khi chim đã trưởng thành thì khả năng kháng bệnh rất tốt, hiếm khi bị bệnh. Thỉnh thoảng người nuôi nên cho chim uống thuốc và nhỏ vacxin phòng bệnh, chỉ cần để ý chút là thành công…”, ông Nguyễn Đức Tiếp chia sẻ kỹ thuật nuôi chim gáy Nhật.
Hiện nay, do thị hiếu người tiêu dùng nên sản phẩm chim gáy Nhật rất được ưa chuộng. người chăn nuôi không đủ sản phẩm cung cấp cho thị trường. Với vốn đầu tư ít nên hộ có vốn và hộ hạn hẹp vốn cũng có thể nuôi chim gay Nhật được.
Theo Danviet
Nuôi dê vỗ béo tại chuồng, hộ nghèo thành hộ khá
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở xã Tân Yên, Yên Thế (Bắc Giang) đã mạnh dạn chuyển từ nuôi lợn sang nuôi dê vỗ béo tại chuồng, với quy mô từ vài chục tới vài trăm con. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đầu ra ổn định, nhiều hộ nghèo đã vươn lên khấm khá.
Vỗ béo dê dễ nuôi, nhanh thu hồi vốn
Trước đây, ngoài làm ruộng, gia đình anh Hoàng Văn Mạnh ở thôn Đá Ong chăn nuôi lợn, gà, bò... nhưng hiệu quả không cao do giá cả bấp bênh, thường xuyên bị dịch bệnh, khiến cuộc sống gia đình anh thiếu trước hụt sau. Đến năm 2016, được địa phương khuyến khích chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, nhất là lúc này, huyện Yên Thế lại đang có chủ trương phát triển đàn dê thương phẩm gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, anh Mạnh đã tham khảo nhiều thông tin về các mô hình nuôi dê trên sách báo, sau đó quyết định đầu tư nuôi vỗ béo dê để tận dụng diện tích đồi rừng của gia đình.
Theo đó, vợ chồng anh làm 2 chuồng, mua hơn 20 con dê về nuôi. Vừa làm, anh chị vừa tìm hiểu thêm kinh nghiệm từ bạn bè, qua sách báo nên những lứa dê sau ít bị bệnh, nhanh lớn.
Trang trại nuôi của gia đình anh Hoàng Văn Mừng ở thôn Đá Ong, xã Lan Giới, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: T.L
Bình quân mỗi lứa, anh Mạnh nhập khoảng 150 - 170 con dê đực khoảng 15 - 20 kg/con về nuôi, sau 3 tháng vỗ béo, dê tăng thêm 20-25kg thì xuất bán cho các thương lái ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Thanh Hóa... Sau khi trừ chi phí con giống, thức ăn, thuốc thú y, anh Mạnh cho biết mỗi năm gia đình thu lãi khoảng 500 triệu đồng.
Hay như gia đình chị Nguyễn Thị Nga (thôn Đá Ong, xã Lan Giới) hiện đang nuôi vỗ béo khoảng 400 con dê giống Bách Thảo, Boer. Sau ba tháng vỗ béo tại chuồng, mỗi con dê tăng từ 15-20kg/con lên 35-40 kg/con thì chị xuất bán, mỗi lứa bán khoảng 200 con với giá dao động từ 130.000 - 150.000 đồng/kg, thu về gần 300 triệu đồng. Một năm anh chị xuất bán 3 lứa, tính ra thu về gần 1 tỷ đồng.
Cũng ở xã Lan Giới, gia đình ông Nguyễn Văn Thận (thôn Bãi Trại) đang là một trong những hộ nuôi dê có tiếng tăm. Ông Thận bắt đầu nuôi dê từ năm 2016, đến nay quy mô đàn luôn duy trì 100 con/lứa, thu lãi khoảng 300 triệu đồng/năm. Ông cho biết, nuôi dê không tốn kém mà lại cho hiệu quả kinh tế cao nhờ tận dụng được nguồn thức ăn từ đồng ruộng địa phương như lá sấu, lá xoan, chòm non, cỏ voi... Đặc biệt, giống dê lai Bách Thảo có khả năng tăng trọng cao, con trưởng thành có thể nặng tới 60-70kg.
Theo ông Thận, với cách nuôi nhốt tại chuồng, nông dân có thể chủ động quản lý và chăm sóc đàn dê được tốt hơn. Nhưng muốn nuôi dê hiệu quả, người nuôi phải chú ý giữ chuồng luôn khô ráo và thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông; thường xuyên làm công tác vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn dê.
Liên kết nuôi dê bền vững
Theo ông Nguyễn Hữu Quang, Chủ tịch UBND xã Lan Giới, nghề nuôi vỗ béo dê trên địa bàn xã đã và đang khẳng định rõ hiệu quả trong việc tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Đàn dê của xã đã liên tục tăng lên qua các năm; nhiều hộ đã mạnh dạn mở rộng quy mô nuôi lên tới 500 - 600 con/năm. Hướng đến phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có, thời gian tới xã sẽ tiếp tục động viên, hướng dẫn người dân nhân rộng các mô hình nuôi vỗ béo dê, nhằm giúp bà con tăng thu nhập, thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên chính quê hương mình.
Là một trong những thành viên HTX chăn nuôi dê - ong mật Hồng Kỳ, xã Hồng Kỳ (huyện Yên Thế), anh Nông Văn Chiền cho biết, trước đây gia đình anh đã đầu tư nhiều công sức, tiền của vào nghề nuôi lợn nhưng liên tục gặp khó khăn vì giá cả bấp bênh, dịch bệnh phức tạp. Khoảng 5 năm trước, tình cờ anh được biết đến mô hình chăn nuôi dê hiệu quả nên đã quyết định chuyển hẳn sang nuôi dê thương phẩm.
Dê là động vật ăn tạp nên có thể tận dụng nguồn thức ăn phong phú quanh nhà, dê lại hiếm khi mắc dịch bệnh nên nhàn hơn nhiều so với nuôi lợn, gà. Với giá bán hiện tại đạt 158.000 đồng/kg, tính ra, mỗi con dê sẽ cho lãi từ 1,5- 2 triệu đồng (tùy thời giá). Một năm xuất chuồng khoảng 200 con dê thương phẩm, tính ra anh bỏ túi 300- 400 triệu đồng/năm.
Đáng chú ý là, để chủ động đầu ra, bớt lệ thuộc vào thương lái, những hộ nuôi dê ở Hồng Kỳ đã liên kết thành lập HTX Chăn nuôi Dê - Ong mật Hồng Kỳ. Ông Nông Trần Hiên - Trưởng thôn Trại Hồng, đồng thời cũng là Giám đốc HTX cho biết: "HTX mới được thành lập vào tháng 5/2019 với 30 thành viên nhưng đã bước đầu hoạt động hiệu quả, đi vào nề nếp. Tham gia HTX, thành viên được trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, nâng cao kiến thức phòng, trị bệnh cho đàn dê, không lo bị thương lái ép giá mỗi khi xuất bán bởi giá bán được các thành viên trong HTX thông báo theo tuần".
Được biết, để hỗ trợ người dân chăn nuôi dê bền vững, huyện Yên Thế cũng đã xây dựng đề án phát triển đàn dê thương phẩm, gắn với xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Dê Yên Thế. Từ đó, nhằm nâng cao chất lượng đàn dê giống, tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung và nâng cao chất lượng dê thịt; hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và chế biến.
Hiện, HTX Chăn nuôi Dê - Ong mật Hồng Kỳ đang phối hợp với Hội Nông dân xã Tân Sỏi và các xã trên địa bàn huyện mở rộng quy mô đàn dê, giúp người dân các địa phương đa dạng đàn vật nuôi, phát triển kinh tế.
Theo bà con, để có đàn dê khỏe mạnh, đầu tiên phải chọn đúng giống dê để vỗ béo. Đối với những con dê đực, phải l có ngoại hình khỏe mạnh, vạm vỡ, bốn chân vững chắc, nhanh nhẹn và có hai tinh hoàn to đều. Đối với dê cái, nên chọn những con có thân hình nở nang, cân đối, bộ lông bóng mượt, ngực sâu, bầu vú nở rộng.
Theo Danviet
Bắt giữ đối tượng vận chuyển pháo nổ từ Trung Quốc vào Việt Nam Số pháo này được hai đối tượng là Ngô Văn Thế và Nguyễn Văn Hân cùng trú tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang cất giấu dưới gầm xe. Chiều tối 31/7, công an thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển hơn 40kg pháo nổ trên ô tô tải từ hướng cửa...