Làng không chồng ở Việt Nam trên báo Mỹ
Khác thường, đặc biệt, dũng cảm và nội lực mạnh mẽ là những từ mà tờ báo New York Times của Mỹ dành cho những người phụ nữ làng Lòi, ngôi l àng không chồng ở Nghệ An, Việt Nam.
Ngôi làng không hề có bóng dáng một người đàn ông, không phải vì họ đã hi sinh trong chiến tranh mà bởi những người phụ nữ nơi đây đều quyết định có con mà không cần đến chồng.
Câu chuyện buồn bắt đầu từ thời chiến tranh chống Mỹ, khi thanh niên Việt Nam bỏ lại tuổi thanh xuân của mình cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Một thập kỉ sau hòa bình lập lại, những người phụ nữ đầu tiên của làng Lòi, cũng giống như bao nhiêu người cùng thế hệ khác cùng có chung nỗi lòng khi hạnh phúc gia đình không trọn vẹn.
Vào thời điểm đó, phụ nữ Việt Nam thường kết hôn ở tuổi 16, những người vẫn còn độc thân ở tuổi 20 thường được coi là đã “quá lứa” hay đã qua tuổi kết hôn. Khi những người đàn ông sống sót trở về từ chiến tranh, họ thường lấy những phụ nữ trẻ tuổi hơn. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi khi đó, do chiến tranh nên tỉ lệ giới thiếu cân bằng. Theo Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2009, sau khi thống nhất đất nước, trung bình tỉ lệ là 88 người đàn ông ứng với 100 phụ nữ tuổi từ 20 tới 44 vào năm 1979.
Bà Nguyễn Thị Nhan cùng cháu nhỏ trong ngôi nhà ở làng không chồng, làng Lòi, Nghệ An.
Không chấp nhận cuộc sống đơn thân cô độc khi về già, một nhóm phụ nữ ở làng Lòi đã quyết định mỗi người, bằng cách này hay cách khác, đi xin, kiếm cho mình một đứa con. Hiểu cho những thân phận éo le và khát khao làm mẹ của chị em làng Lòi nên cũng chẳng ai xì xào bàn tán chuyện gì.
Họ đã cống hiến hết mình cho dân tộc trong chiến tranh, bên trong họ là nguồn nội lực mạnh mẽ giúp họ vượt qua mọi rào cản của xã hội để đi đến quyết định không cam chịu chết đơn độc khi về già mà không người hương khói, tờ New York Times kể về những người phụ nữ làng Lòi.
Video đang HOT
Bà Harriet Phinney, trợ lý giáo sư nhân chủng học tại trường Đai học Seattle, cho biết: “Đây là điều khác thường và rất đặc biệt”. Sở dĩ đặc biệt là bởi việc cố gắng để có con ngoài giá thú là điều “chưa từng có” trước thời kì cách mạng.
Bà Phinney cho rằng đây không những là sản phẩm về lòng dũng cảm của các bà mẹ mà còn là sự cảm thông của xã hội sau chiến tranh với những người phụ nữ có cuộc sống đặc biệt trên khắp Việt Nam, bao gồm hàng ngàn góa phụ phải nuôi con một mình.
Theo New York Times, một số người phụ nữ trong làng Lòi khá cởi mở, họ sẵn lòng chia sẻ những câu chuyện buồn của mình. Tuy nhiên, họ cũng nhất quyết giữ bí mật tên bố của những đứa trẻ. Một trong số những phụ nữ đầu tiên “xin con” ở làng Lòi là chị Nguyễn Thị Nhan, hiện đã 58 tuổi.
Chị Nhan từng là thanh niên xung phong trong chiến tranh. Sau chiến tranh, chị Nhan cùng đứa con gái sắp chào đời tưởng sẽ được đoàn tụ cùng chồng nhưng anh đã bỏ rơi hai mẹ con, định cư ở Lâm Đồng cùng gia đình mới.
Chị sinh con trong cô đơn, tủi hổ. Trốn tránh miệng lưỡi thế gian, chị ôm con tới một một bãi đất hoang ở làng Lòi, dựng nhà sinh sống. Đến năm 1988, chị liều “xin” một đứa con với người đàn ông cùng xã. Sau lần đó, chị có thêm một đứa con trai. Tiếp bước chị còn có hàng chục phụ nữ khác cùng hoàn cảnh, “khai sinh” nên ngôi làng không chồng.
Những mảnh đời éo le này cùng nương tựa vào nhau mà sống. Dù cuộc sống đơn thân còn bộn bề khó khăn nhưng chỉ cần có tiếng trẻ con là bao nỗi cô đơn, nặng nhọc đều vơi đi.
Ngoài làng Lòi còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam có chung quyết định đơn thân, đặc biệt là những người đã từng tham gia cách mạng. Một thời gian dài, điều này đã gây sự chú ý của Hội Phụ nữ, cơ quan chính phủ giám sát các chương trình dành cho phụ nữ.
“Rất nhiều phụ nữ đã hi sinh tất cả trong chiến tranh và việc ghi nhận sự hi sinh này là điều vô cùng quan trọng”, bà Trần Thị Ngôi, hội trưởng Hội Phụ nữ huyện Sóc Sơn, Hà Nội nói.
Năm 1986, chính phủ Việt Nam đã thông qua luật Hôn nhân Gia đình, trong đó lần đầu tiên công nhận những bà mẹ đơn thân và con cái của họ là hợp pháp. Đây là chiến thắng cho những người phụ nữ làng Lòi và những người phụ nữ khác cùng cảnh ngộ với họ.
“Mọi phụ nữ đều có quyền làm một người vợ, người mẹ và nếu họ không thể có một người chồng, họ vẫn có quyền có con”, bà Ngôi cho biết.
Kể từ đó, chính phủ vẫn đang làm việc với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ cũng như nâng cao giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho họ. Ngày nay, tuy những bà mẹ đơn thân vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng nhưng sáng hiến và hỗ trợ của chính phủ cũng đã phần nào đạt được kết quả.
Hiện nay, ở làng Lòi chỉ còn lại 4 người trong số 17 người thành lập nên ngôi làng này. Ba người đã mất, một số người chuyển đến sống cùng con cái ở làng khác, số khác lấy những người đàn ông đã góa vợ.
Theo 24h
Nữ sinh tự tử vì bị đình chỉ thi?
Đến sáng 16/7, nhiều người dân sống trong khu phố 12, phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM vẫn chưa thôi bàn tán việc một nữ sinh nhảy sông tự tử vì bị lập biên bản khi thi.
Trước đó, vào khoảng 15h ngày 15/7, nhiều người dân sống trong các con hẻm nằm xung quanh ký túc xá Trường Đại học Công nghiệp (phường 5, quận Gò Vấp) thấy một thiếu nữ đi xe đạp lòng vòng, vừa đi vừa khóc sướt mướt.
Đến khoảng 16h cùng ngày, có nhiều người xưng là bạn của thiếu nữ kia đi tìm khắp các hẻm trong khu vực.
Cùng lúc, một số người dân phát hiện ngay sát bờ sông Vàm Thuật (phía Gò Vấp) có một chiếc xe đạp, gần đó là đôi dép và một chiếc thẻ học viên.
Ngay sau đó, những vật dụng trên được đưa về Công an phường 5.
Ngay sau khi xác định những đồ vật trên là của thiếu nữ được tìm kiếm vào buổi chiều, mọi người nhận định cô gái đã nhảy sông nhưng do nước khá lớn nên chỉ còn cách đi dọc bờ Vàm Thuật để tìm.
Bờ sông, nơi phát hiện thi thể chị Nhãn
Anh Trần Hiển Trị (SN 1985, nhà sát bờ sông), kể lại: "Đến khoảng 20h cùng ngày, khi nước rút, chúng tôi dùng đèn pin đi dọc sông để tìm thì phát hiện một xác người nằm nghiêng trong sình nên báo ngay cho công an. Sợ xác sẽ trôi đi nên tôi cùng một số thanh niên lội xuống đưa lên bờ. Nạn nhân mặc áo xanh, quần kaki màu trắng, trên miệng vẫn có đeo khẩu trang, miệng có ít máu".
Nạn nhân được xác định là em Nguyễn Thị Nhãn (SN 1993, quê tỉnh Quảng Ngãi), học viên khoa Điều dưỡng của Trường Trung cấp Âu Việt ở số 371 Nguyễn Kiệm, phường 5, quận Gò Vấp.
Theo một số bạn học của nạn nhân, vào ngày 14/7, trong buổi thi cuối môn, Nhãn bị lập biên bản đình chỉ thi vì dùng ĐTDĐ.
Lo sợ cha mẹ ở quê la mắng nên Nhãn có tâm sự với một số bạn sống chung phòng trọ. Đến chiều 15/7 thì Nhãn lấy xe đạp đi lòng vòng rồi không thấy về.
Theo Người Lao Động
Cú lừa của cô con gái cưng Lợi dụng vào tình thương và sự cả tin của mẹ ruột, Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1962, ngụ thị trấn Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã lên kế hoạch "biến" toàn bộ tài sản gia đình thành tài sản riêng, đem thế chấp ngân hàng lấy tiền tiêu xài. Trong vụ việc này, có dấu hiệu tiếp tay của một số cán...