Làng hoa tết tất bật vào mùa
Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, thế nhưng, không khí nhộn nhịp, tất bật chuẩn bị cho mùa hoa Tết đã rộn ràng trên khắp các cánh đồng ở xã Đông Cương, thành phố Thanh Hóa.
Đông Cương từ lâu nổi tiếng với nghề trồng hoa. Người dân nơi đây lấy cây hoa thay cho cây lúa để mưu sinh. Cũng chính vì thế mà nghề trồng hoa có từ bao đời. Nhắc lại lịch sử ra đời của nghề này, không ai còn nhớ chỉ nhớ nghề trồng hoa bắt đầu có từ những năm 90.
Người dân tất bật chăm sóc hoa phục vụ dịp Tết Nguyên đán.
Lúc bắt đầu, chỉ có vài hộ, sau đó lên vài chục hộ, cho đến bây giờ thì con số ấy đã tăng lên hàng trăm hộ gia đình. Nhiều gia đình trồng hàng mẫu và thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi dịp Tết.
Ban đầu người dân cũng chỉ trồng chủ yếu là hoa cúc sau này thì được đa dạng các loại hoa như hoa hồng, hoa lay ơn, huệ hay cả giống cây cảnh nữa. Hiện nay, xã Đông Cương có 10 thôn thì có 7 thôn trồng hoa với diện tích 34,6 ha. Nơi đây đã trở thành địa điểm cung cấp hoa uy tín, chất lượng cho các địa phương khác trên toàn tỉnh Thanh Hóa vào dịp Tết Nguyên đán.
Đến hẹn lại lên, cứ vào cuối năm dương lịch, người dân xã Đông Cương lại tất bật lo cho lứa hoa phục vụ Tết. Năm nay, thời tiết khắc nghiệt, nắng nhiều khiến cho những người trồng hoa đứng ngồi không yên. Nếu hoa “cười” không đúng thời điểm thì người trồng hoa chỉ có nước “khóc” và coi như năm đó người dân không có Tết. Bởi với họ cả năm chỉ trông chờ vào dịp Tết để kiếm nguồn thu nhập cho cả gia đình.
Trồng hoa đòi hỏi công chăm sóc rất nhiều.
Có mặt tại cánh đồng hoa của xã Đông Cương, Tết như đến gần hơn với người dân nơi này. Ai nấy đều tất bật với những luống hoa của gia đình mình, người giăng bóng điện, người cần mẫn tỉa cành, tuốt lá, người nhổ cỏ, phun thuốc. Tất cả như đang hối hả làm việc để phục vụ cho những ngày Tết đang đến cận kề.
Chúng tôi ghé thăm vườn hoa của gia đình chị Phạm Thị Hằng (ở thôn 3, xã Đông Cương, TP. Thanh Hóa) lúc chị đang bận rộn nhổ cỏ cho những luống hoa cúc. Với 13 năm kinh nghiệm trồng hoa, làm giống để cung cấp giống hoa cho dịp tết, chị cho biết: “Vụ hoa tết năm nay nhà tôi trồng được 6 sào hoa cúc các loại như cúc Mâm xôi, cúc tím, cúc xanh và hơn 1 sào hoa hồng. Thời tiết năm nay khá khắc nghiệt, đây đang thời gian quan trọng nhất của cây hoa nhưng mấy hôm vừa rồi nắng nhiều quá hoa mà nở trước Tết thì gay go”.
Cũng theo chị Hằng, nếu không trồng hoa mà trồng các loại hoa màu khác như ngô thì 6 sào đất nhà chị chỉ cho thu hoạch gần 10 triệu đồng nhưng trồng hoa mà những vụ thời tiết thuận lợi, hoa trổ đúng vụ thì thu nhập phải trên 60 triệu đồng.
Ông Đào Văn Thông đang nhổ cỏ cho hơn một vạn cây hoa cúc.
Do vậy, từ khi trồng hoa đến nay, đời sống của hàng trăm hộ gia đình tại Đông Cương nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm cũng từ nghề trồng hoa. Tuy nhiên, nghề trồng hoa đòi hỏi nhiều công sức và phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên nhiều khi không ổn định.
Hộ ông Đào Văn Thông (ở thôn 2) cũng có kinh nghiệm hơn 10 năm trồng hoa, tuy chỉ có diện tích 2 sào để trồng hoa nhưng mỗi vụ như tết năm ngoái cũng thu hoạch từ 20 – 25 triệu đồng.
Các loại hoa được trồng phục vụ mùa Tết năm nay chủ yếu là: Hoa Cúc (cúc tím, cúc Hà Lan, cúc mâm xôi…), hoa hồng, hoa lan, hoa huệ… Đây là những loại hoa được người tiêu dùng ưa chuộng, hút hàng trong dịp Tết.
Video đang HOT
Theo người dân ở đây, việc bán hoa cũng thuận lợi vì các thương lái thường đến tận vườn để mua hoa, hơn nữa Đông Cương chỉ cách trung tâm TP. Thanh Hóa 5km nên việc vận chuyển rất thuận tiện. Vào khoảng thời gian từ 20 âm lịch tháng chạp, xe đến tận nơi để mua hoa rồi mang đi đến các thị trường như Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An…
Người nông dân trồng hoa ở Đông Cương cầu mong cho hoa nở đúng dịp.
Ông Lê Tiến Vinh, Phó chủ tịch UBND xã Đông Cương, cho biết: “Đối với xã chúng tôi, trồng hoa được xem là nghề truyền thống, cây kinh tế chủ lực của xã, với mức thu 30 triệu/sào thì mỗi năm nông dân toàn xã cũng thu được trên 2 tỷ đồng/năm. Nghề này đã tạo công ăn việc làm, giải quyết cho hàng trăm lao động. Nhiều hộ đi lên thoát nghèo cũng từ nghề trồng hoa, cây cảnh”.
“Những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa nên một số ha hoa bị thu hồi để phục vụ xây dựng các công trình. Tuy nhiên, hiện chúng tôi đang làm đề án quy hoạch trình lên tỉnh xin mở rộng diện tích thêm 13 ha nữa để mở rộng mô hình trồng hoa và cây cảnh”, ông Vinh cho biết thêm.
Theo Dantri
Cô bé mồ côi quanh năm chỉ học dưới ánh nến
Trong bóng chiều chập choạng, hình ảnh hai bà cháu ngả ngiêng liêu xiêu bước đi. Cuộc mưu sinh của hai bà cháu lại bắt đầu bằng những chiếc ve chai, đồ phế liệu may mắn nhặt được...
Tôi đến thăm căn nhà nằm chênh vênh bên bờ sông của hai bà cháu Lê Thị Thoa, khối 1, ngõ 71, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa vào một buổi chiều. Căn nhà ọp ẹp, tối bưng, ẩm thấp, thứ duy nhất tôi thấy trong căn nhà của hai bà cháu chỉ là cơ man những quần áo cũ và đồ phế liệu. Ấy thế mà đó lại được xem là thứ "tài sản" có giá trị nhất, vì những thứ đó nuôi sống hai bà cháu qua những tháng ngày gian khó.
Bao nhiêu năm qua, hai bà cháu mưu sinh bằng nghề nhặt rác.
Bà Thoa năm nay đã gần 70 tuổi. Người đàn bà với nhiều cay đắng trong cuộc đời. Dù trải qua 3 đời chồng nhưng người chết, người bỏ đi. Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà sống cùng đứa cháu nội Bùi Thị Trà My năm nay 10 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Hằng ngày, ngoài giờ lên lớp, Trà My lại cùng bà đi nhặt phế liệu về bán. Hình ảnh hai bà cháu, một mái đầu bạc, một mái đầu xanh dắt díu nhau bao năm qua không còn lạ gì đối với bà con ở đây. Dù nắng hay mưa, dù mùa đông lạnh cắt da hay dưới cái nắng hè oi ả, người ta vẫn thấy hai bà cháu mưu sinh bằng những chiếc vỏ chai, những đồ phế liệu.
Theo lời kể của bà Thoa thì mẹ của Trà My mất vì căn bệnh ung thư khi em mới chưa tròn 2 tuổi, trong đầu óc non nớt của em "mẹ chỉ nằm trong cái rương đó khi nào em ngoan rồi mẹ sẽ ra với em". Cho đến những năm sau khi em dần lớn em mới hiểu rằng ngày nào cũng ngoan, nghe lời bà và học rất giỏi thì mẹ cũng sẽ không thể quay về với em được nữa.
Mẹ mất đã là nỗi mất mát lớn, tưởng rằng người bố sẽ là chỗ dựa tinh thần cho em nhưng 3 năm sau ngày mẹ mất thì bố cũng qua đời. Những ngày đầu đưa Trà My về nuôi, bà Thoa phải bế cháu đi ăn xin khắp nơi. Lớn một chút, bà để Trà My ở nhà một mình rồi bà đi nhặt rác kiếm tiền. Đứa cháu nội của bà Thoa lớn lên bằng tình thương, sự đùm bọc của bà và sẻ chia của những người hàng xóm.
Tuổi thơ của đứa bé tội nghiệp này là những ngày chờ bà trong tiếng khóc khản giọng và đói lả, trong những ngày rong ruổi cùng bà nội khắp những con đường, ngõ hẻm nhặt những chiếc ve chai, phế liệu để bán lấy tiền mua gạo và mua sách vở, đồ dùng học tập. Có những hôm không kiếm được đồng nào, bữa cơm của hai bà cháu lại trông chờ ở sự hảo tâm của hàng xóm. Cứ thế, bữa đói, bữa no hai bà cháu bước qua những ngày khốn khổ.
Mới 10 tuổi nhưng Trà My đã biết nấu cơm những khi bà không có nhà.
Những ngày này, căn bệnh khớp khiến bà Thoa không còn đi lại được nhiều. Mỗi ngày, hai bà cháu cũng chỉ được 5 - 6 nghìn tiền nhặt ve chai. Số tiền đó bà Thoa dành dụm một ít mua gạo, một ít cho cháu mua sách vở, đồ dùng học tập. Hôm nào được bà con ở gần cho cơm hay ít thức ăn thì hai bà cháu lại không phải dùng đến số tiền kiếm được từ những chiếc ve chai.
Vì không có tiền trả tiền điện, hơn nữa cái bóng điện lại bị cháy nên đã lâu trong căn nhà của hai bà cháu Trà My không còn ánh sáng của điện mà thay vào đó là ánh nến. Mấy lần bà Thoa cũng định mua bóng điện về lắp cho cháu học bài nhưng Trà My bảo "cháu học bằng nến được, nhà mình không có tiền nên bà đừng lắp điện nữa" nên bà Thoa cứ lần lữa mãi cho đến bây giờ.
Dù mới chỉ học lớp 4, đang tuổi ăn, tuổi chơi nhưng Trà My đã sớm phải lao động kiếm tiền, em có thể tự nấu cơm những khi bà nội không ở nhà, tự tay giặt quần áo. Từ khi nào, em đã biết cách sống tự lập cho bản thân mình. Một ngày của em bắt đầu bằng việc dậy sớm ôn bài rồi đạp xe đến trường đi học, trưa về tự nấu cơm và chiều lại cùng bà đi nhặt ve chai. Một ngày của em kết thúc sau những bài tập trong ánh nến leo lét.
Dù học dưới ánh nến nhưng năm nào Trà My cũng đạt học sinh giỏi.
Nói về đứa cháu nội của mình, đôi mắt bà Thoa rơm rớm nước mắt. Người bà tưởng như đã cạn kiệt nước mắt sau những đắng cay của cuộc đời thì nay lại được dịp thổn thức. Đôi tay gầy guộc đan vào nhau run run, bà nghẹn ngào: "Cháu nó sống thiếu tình thương của bố mẹ từ nhỏ. Tôi cũng cố bù đắp cho cháu nhưng tôi nghèo quá nên cũng chẳng làm gì được. Tôi già rồi, cũng không biết sống được bao lâu, dù bây giờ có nghèo đói nhưng bà cháu có nhau chứ tôi chết rồi không biết cháu sẽ ra sao". Nói đến đó, bà đưa tay quệt nước mắt, những giọt nước mắt tủi phận mình và thương đứa cháu nội cứ thi nhau lăn trên khuôn mặt khắc khổ.
Có lẽ vì hiểu được thân phận của mình, và vì thương bà nội nên Trà My rất chăm học, 3 năm liền, em đều đạt học sinh giỏi. Không những thế Trà My còn nằm trong danh sách tham gia cuộc thi giải toán qua mạng. Khi được hỏi rằng "Đi nhặt rác cháu có ngại bẩn không" thì cháu trả lời "Cháu không thấy bẩn vì những thứ đó nên bà nội mới nuôi cháu được đến ngày hôm nay".
Còn nói về ước mơ của mình, cô bé 10 tuổi ngây thơ trả lời rằng: "Cháu chỉ thích được làm cô giáo thôi, cháu sẽ dạy và yêu thương những học trò có hoàn cảnh giống như cháu". Nói đến đó, Trà My ngập ngừng "Nếu bà nội già, bà nội chết thì không ai nuôi cháu trở thành cô giáo rồi". Cô bé bắt đầu cảm nhận được nỗi sợ hãi và nỗi đau của thân phận mình khi không còn cha, không còn mẹ. Nghe những lời nói ngây thơ của một đứa trẻ sớm phải chịu thiệt thòi có ai không thấy nghẹn lòng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1.Mã số 833: Bà Lê Thị Thoa: Khối 1, ngõ 71, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân tríSố TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Phát hiện thi thể người đàn ông nổi trên hồ Vào khoảng 14h ngày 21/11, người dân phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa phát hiện xác một người đàn ông nổi lềnh bềnh trên hồ nước, về phía Bắc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Theo thông tin ban đầu từ người dân địa phương có mặt tại hiện trường cho biết, nạn nhân là anh Nguyễn Đức Cảnh (sinh năm 1978), ở...