Làng hoa kiểng tất bật đón Tết
Những ngày cuối tháng 11, phóng viên có dịp về làng hoa Cái Mơn (Bến Tre), làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), chứng kiến cảnh bà con tất bật chăm hoa, tỉa lá, chuẩn bị nguồn hoa cảnh phục vụ Tết Quý Tỵ 2013.
Làng hoa Sa Đéc (phường Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp) những ngày này ngập tràn không khí chăm hoa đón xuân. Chị Hồ Thị Bé Ba (45 tuổi) theo nghề trồng hoa kiển hơn 10 năm, đang cắt tỉa những chậu hoa Tiger, cho biết, năm nay giá phân bón tăng, giá giỏ đựng hoa cũng tăng, vì vậy giá hoa cũng sẽ tăng nhẹ.
Anh Trần Văn Kha cách đó không xa có 1.000 chậu cúc vàng chuẩn bị bán trong mùa tết năm nay, cũng dự tính mỗi giỏ cúc vàng tại vườn sẽ được bán với giá 20.000 đồng, cao hơn năm ngoái 2.000đ.
Ông Nguyễn An Khương, Chủ nhiệm Câu lạc bộ số 1 làng hoa kiểng Sa Đéc, nói: “Đây là một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Tây, rộng khoảng 60 ha với 600 hộ và 3.600 lao động chuyên trồng hoa, cây cảnh. Cuộc sống của người dân nơi đây khấm khá lên cũng nhờ “đeo” nghề trồng hoa kiểng. Bởi thế, du khách đến làn hoa dù bất cứ tháng nào trong năm cũng được ngắm hoa thỏa thích”.
Đến làng hoa kiểng Cái Mơn, không khí hoa tưng bừng đón xuân cũng không kém phần tất bật. Chị Trần Minh Trang ở ấp Tân Lộc, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, có thâm niên 15 năm trongnghề trồng hoa. Không như những nhà vườn khác chuyển đổi giống mới, nhà chị Trang vẫn trồng loài hoa dừa rũ Thái Lan. Chị Trang khoe năm ngoái nhà chị thắng đậm loài hoa này, nhưng năm nay có nhiều người trồng nên giá bán cạnh tranh, có phần hạ hơn. Hiện thương lái đang thu mua với giá 26.000 đồng/chậu, giảm 2.000 đồng/chậu so với năm trước.
Video đang HOT
Hai làng hoa Cái Mơn và Sa Đéc còn lưu giữ được khoảng 50 giống hoa hồng; ngoài ra có hàng trăm các giống hoa khác. Hoa kiểng năm nay sẽ được các nhà vườn tăng giá hơn năm ngoái từ 5-10%. Qua tìm hiểu, hoa kiểng ở đây không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn xuất sang nước ngoài như thị trường Campuchia, Thái Lan, Đài Loan…
Thời điểm chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, người trồng hoa không mong muốn gì hơn là thời tiết chiều theo lòng người, để nhà nhà có một mùa xuân no ấm.
Anh Tài đang bón phân cho các chậu cúc Thái Lan
Tết đến, không chỉ hoa, kiểng hút hàng mà còn các loại cỏ cũng đang được dân thành phố sưu tầm nên nhiều hộ ở làng hoa bắt đầu ươm cỏ
Thời tiết thất thường làm các nhà kinh doanh mai vàng cũng đau đầu tìm cách giữ mai nở đúng vào dịp Tết.
Theo Dantri
Chủ tịch huyện xây nhà lấn vỉa hè
Ông Lê Huy Cường, Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách (Bến Tre) xây nhà mặt tiền Quốc lộ 57, thuộc khu phố 2, thị trấn Chợ Lách, lấn chiếm vỉa hè, gây bất bình trong dân.
Căn nhà (x) của ông Chủ tịch huyện. Ảnh: Đức Thịnh.
Theo giấy phép do Phó chủ tịch UBND huyện Lê Phước Toàn ký, căn nhà của Chủ tịch Cường rộng 11,9 mét, dài 12,2 mét, 1 trệt 2 lầu. Đoạn đường ở đây quy định vỉa hè 4 mét, các nhà dân và cơ sở của doanh nghiệp đã xây dựng đều chấp hành để đảm bảo an toàn giao thông Quốc lộ 57.
Riêng căn nhà của Chủ tịch Cường lại lấn chiếm vỉa hè gần 2 mét, làm cho Quốc lộ 57 qua đây bị bóp lại, chật chội. Chủ tịch Cường còn kiêm Trưởng ban An toàn giao thông, và là đại biểu HĐND huyện Chợ Lách.
Ông N.T.T là một người dân ở khu phố 2, cho biết nhà của Chủ tịch huyện nhô hẳn ra ngoài quá nhiều, nên dân bất bình.
Một người dân khác anh T.V.T, bức xúc nhà anh xây từ lâu, đã chừa vỉa hè hơn 4 mét mà thỉnh thoảng còn có cán bộ đến dọa sẽ giải tỏa để mở rộng vỉa hè.
"Tôi nghĩ, cán bộ và dân đều phải chấp hành quy định chung. Nhà của Chủ tịch huyện lấn chiếm vỉa hè, ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì phải tháo dỡ phần vi phạm mới công bằng", anh T. nói.
Về việc này Phó bí thư thường trực Đảng ủy thị trấn Chợ Lách Nguyễn Thị Mộng Thùy và Phó chủ tịch UBND thị trấn Trần Hoàng Cung, cho rằng có nghe dư luận nhưng chưa thấy đơn thư nên chưa kiểm tra, xử lý.
Tại Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Chợ Lách, ông cán bộ Trần Bá Tòng cũng nói, chưa nhận được đơn thư khiếu nại hay tố cáo.
Ông Tòng nói "khi căn nhà hoàn chỉnh, chúng tôi sẽ kiểm tra nếu không đúng giấy phép sẽ xử lý".
Theo VNN
Mùa ốc gạo Phú Đa tháng 5 Từ năm 2004 đến nay, thương hiệu "Ốc gạo Phú Đa" đã được khôi phục, bà con trong xã ai cũng nức lòng, khách du lịch đến tham quan và thưởng thức món ngày càng đông. Ốc gạo là một trong những loài nhuyễn thể được phân bố rộng rãi trên các dòng sông Tiền, sông Hậu và các chi lưu, nổi tiếng...