Làng gốm vào mùa làm trâu đất đón Tết
Gần Tết Tân Sửu, những xưởng gốm ở thị xã Tân Uyên tất bật sản xuất thêm trâu đất, bên cạnh sản phẩm truyền thống là heo đất.
Gần Tết, những lò gốm ở xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên tấp nập sản xuất trâu đất. Tại xưởng gốm của bà Nguyễn Hồng Hợp, nhân viên đang đổ đất vào khuôn để tạo hình những mẫu trâu, bên cạnh heo đất.
Gần 20 năm nay, gia đình bà Hợp thuê khu đất rộng khoảng 2.500 m2 để sinh sống và làm xưởng gốm, chuyên về sản xuất heo đất. Những anh em của bà cũng rời quê ở Thái Nguyên vào nơi này làm nghề.
Xưởng gốm hoạt động quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất vào thời điểm cận Tết Nguyên đán. Mỗi ngày xưởng của bà Hợp ra lò khoảng 1.500 sản phẩm, riêng dịp Tết thì tăng gấp đôi, khoảng chục thợ làm luôn tay đến tối mới nghỉ.
“Năm nào cũng vậy, cứ trước Tết bốn tháng tôi lại đặt khuôn hình con giáp của năm đó. Năm nay, tôi làm 1.000 khuôn trâu đất mang hai kích cỡ, hình dáng khác nhau”, bà Hợp cho biết.
Sau hơn một tiếng phơi nắng, trâu đất thành hình và được tháo rời khỏi khuôn, rồi lại tiếp tục phơi trong hai tiếng nữa trước khi cho vào lò nung. Mỗi ngày, xưởng sử dụng hết gần một tấn đất sét nguyên liệu.
Giữa trưa nắng, bà Miền, nhân công tại xưởng dùng xe cút kít đẩy những con trâu đất đã “ăn” nắng vào kho. “Tôi sẽ dùng dao vạt bớt những mảnh đất thừa cho mịn màng rồi mới bỏ vào nung”, người phụ nữ 63 tuổi cho biết.
Video đang HOT
Một nhân công trong xưởng phụ trách trông lửa, nhóm củi vào lò nung. Trung bình mỗi ngày, một lò có thể nung được 3.000 sản phẩm. Người lao động trong các lò gốm tại thị xã Tân Uyên chủ yếu đến từ các tỉnh miền Bắc như Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Dương… và làm thời vụ dịp Tết.
Ông Mã Chiến Quang mang từng rổ heo đất, trâu đất ra ngoài sau hơn 10 tiếng nung trong lò. “Sản phẩm đạt chuẩn là phải đạt độ cứng cao, không cháy đen hay bị mẻ khi nung. Mỗi ngày đều có xe tới lấy hàng ngay khi vừa ra lò”, ông Quang nói.
Phần lớn trâu đất, heo đất thô sẽ được mang đến các xưởng gia công ở thành phố Thuận An (Bình Dương) để trang trí. Anh Phước, tài xế cho biết mỗi ngày phải chạy xe khoảng 100 km để chở 4.000 heo đất, chia làm hai chuyến hàng tới xưởng gia công.
Tại xưởng của bà Võ Thị Thanh Hà, phường Lái Thiêu, mỗi ngày nhập về khoảng 2.000 con heo và trâu đất. Nhân viên tất bật sơn màu, vẽ trang trí lên từng sản phẩm để kịp giao hàng.
Tại một góc trong xưởng, ngày nào bà Hà, người đã hơn 10 năm trong nghề ngồi cặm cụi vẽ từng con heo đất, trâu đất sơn vàng. “Mỗi năm tôi lại nhập thêm một con giáp bằng đất nhưng chỉ bán trong Tết thôi, còn mặt hàng chính vẫn là heo vì đã thông dụng”, chủ xưởng nói.
Loại sơn thường dùng là sơn bột vì có độ bám chắc và nhanh khô. Người thợ sơn xong, sẽ phủ kim tuyến lên trâu vàng. Theo bà Hà, khó nhất vẫn là công đoạn vẽ mắt, mũi, sừng cho trâu vì đòi hỏi tay nghề cao để sản phẩm có hồn.
Năm nay có hai loại trâu lớn và nhỏ đều được phủ màu vàng óng ánh. Con kích cỡ nhỏ phủ kim tuyến có giá sỉ khoảng 20.000 đồng, là mặt hàng bán chạy nhất.
Chủ xưởng xếp những con trâu vàng loại lớn vào một góc cho khô sơn vẽ. Loại trâu vàng lớn được trang trí tinh tế, ôm theo đồng tiền mang chữ tài, lộc có giá sỉ 30.000 đồng một con.
Thời điểm sát Tết, mỗi ngày đều có nhiều tiểu thương vào các xưởng ở phường Lái Thiêu lấy heo và trâu đất mang về bán tại TP HCM. Theo các chủ xưởng, thị trường năm nay vẫn chủ yếu là các tỉnh phía Nam, miền Trung, ngoài ra sản phẩm còn xuất khẩu sang Lào và Campuchia.
Dương Cẩm Lynh: Phim cổ trang sẽ thử thách diễn viên nhiều hơn
Nữ diễn viên 8x đã có những chia sẻ thú vị liên quan đến việc lần đầu phân thân thành hai vai đối nghịch nhau cùng một lúc trong phim cổ trang 'Nghiệp sinh tử'.
Năm 2020, bên cạnh việc phủ sóng trên truyền hình với các vai diễn 'nặng kí' thì Dương Cẩm Lynh còn đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng khi đảm nhận 2 vai diễn đối nghịch nhau trong bộ phim cổ trang ' Nghiệp sinh tử '.
Đối với nghệ sĩ việc diễn 2 nhân vật cùng một lúc là điều không phải ai cũng sẵn sàng hóa thân. Song, Dương Cẩm Lynh lại cảm thấy rất thích thú khi chia sẻ về vai diễn: 'Nghiệp sinh tử tuy là một bộ phim cổ trang ngắn tập nhưng khiến tôi rất hào hứng bởi đây là vai diễn đầu tiên tôi được phân thân thành hai vai đối nghịch nhau cùng một lúc. Vai diễn Thu Hạnh của tôi nằm trong phần 4 của câu chuyện có tên là 'Hoán đổi dung nhan'.
Tôi là con của ông Đào Ngô với người vợ trước, còn Đào Tín là con của người vợ sau. Thu Hạnh giỏi giang biết quán xuyến còn Đào Tín ăn chơi trác táng, vì vậy Đào Ngô giao hết tài sản cho Thu Hạnh. Mẹ con Đào Tín sinh lòng đố kỵ, muốn chiếm đoạt gia tài nên bày kế hại Thu Hạnh. Bà Ngô phải tìm đạo sĩ làm phép hoán đổi dung nhan giữa Thu Hạnh và Lợm - một cô gái làm nghề sơn đông mãi võ. Vậy là 2 cô gái có 2 hoàn cảnh khác nhau bị tráo đổi thân phận: Thu Hạnh sống cuộc đời của Lợm, còn Lợm sống cuộc đời của Thu Hạnh.'
Việc đảm nhận 2 vai diễn cùng một lúc khiến nữ nghệ sĩ 8x gặp không ít khó khăn trong quá trình ghi hình. Theo như Dương Cẩm Lynh kể lại, cô bị xoay liên tục khi năm phút trước mình đóng vai này, năm phút sau cũng trong trang phục đó nhưng lại là vai khác, số phận khác, hai tính cách khác nhau nên cô phải thay đổi chuyển biến tâm lí liên tục.
'Hai con người trong một thể xác, trong một trang phục, có lúc nó khiến mình rối. Nên tôi và ekip phải cố gắng tạo điểm riêng để rạch ròi ra hai nhân vật, như vậy mới thuyết phục người xem. Có nhiều tình huống hài hước để nhận biết đây là đặc điểm của người này, đặc điểm của người kia để giúp khán giả phân biệt được giữa Thu Hạnh và Lợm .' - Dương Cẩm Lynh chia sẻ.
Bên cạnh đó, nữ nghệ sĩ 8x còn nói thêm: ' Phim cổ trang phải học đúng, học thuộc lời thoại và nhập vai thật tốt. Nó không giống lời thoại đời thường và mình không thể 'chế' ra được, phải nói đúng nghĩa, chính xác lời thoại. Nhưng đó cũng là điều khiến tôi rất yêu thích vì những câu văn, câu thoại, ca dao tục ngữ hay chữ nho được sử dụng trong phim cổ trang rất hay, giày ý nghĩa, giúp mình học thêm được nhiều điều về lời ăn tiếng nói.'
Ngoài ra, Dương Cẩm Lynh cũng không ngần ngại phân tích điểm giống và khác nhau giữa việc đóng phim cổ trang - phim truyền hình.
'Điểm chung giữa hai loại phim là người diễn viên phải yêu thích và nhập tâm vai diễn để chuyển tải linh hồn nhân vật đến khán giá. Còn sự khác nhau là về trang phục. Việc chuẩn bị trang phục cho phim truyền hình đa dạng và phức tạp, mất thời gian hơn rất nhiều. Ví dụ như trong bộ phim 'Bánh mì ông màu', ngoài trang phục chính, tôi còn phải chuẩn bị phụ kiện, giày dép, trang sức, giỏ xách... Ngày nào cũng xách mấy cái vali tới phim trường, mỗi bối cảnh lại thay đổi trang phục khác nhau.
Trong khi đó, phục trang của phim cổ trang đơn giản hơn vì phần lớn do đoàn phim chuẩn bị, diễn viên chỉ chuyên tâm vào diễn xuất, việc thay đổi trang phục cũng ít hơn nên đỡ cực hơn. Còn về độ khó trong vai diễn thì như nhau, phim cổ trang sẽ thử thách diễn viên nhiều hơn do mình chưa từng trải qua thời kỳ đó, chưa được sống trong bối cảnh, nền văn hóa đó nên phải tìm hiểu, nghiên cứu sách vở tài liệu nhiều hơn.'
Hiện tại, sau khi hoàn thành xong các vai diễn, Dương Cẩm Lynh đang dành thời gian cho con trai, tham gia ghi hình các chương trình Tết Tân Sửu và chuẩn bị kế hoạch mới cho năm 2021.
Xe bán tải tông 3 người văng xuống cầu Xe bán tải do người nước ngoài điều khiển tông vào nhiều xe máy khiến 3 người rơi xuống cầu. Vụ tai nạn xảy ra lúc 23h ngày 22/1, tại cầu Tân Khánh thuộc phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, khiến 4 người bị thương. 3 nạn nhân bị xe bán tải tông văng xuống cầu Tân Khánh....