Làng Giethoorn Thiên đường cổ tích Hà Lan & những điều cần biết
Được biết đến với danh xưng “ Venice của Hà Lan”; làng cổ Giethoorn ẩn mình trong sự yên bình, tĩnh lặng với không gian lãng mạn, nên thơ như bước ra từ câu chuyện cổ tích.
Làng Giethoorn ở đâu?
Làng cổ Giethoorn là một trong những ngôi làng nổi tiếng và là điểm đến lý thú không thể bỏ qua khi đến thăm Hà Lan.
Nằm cách thủ đô Amsterdam khoảng tầm 120km về phía Đông Bắc. Đây là một thị trấn thuộc tỉnh Overijssel – Hà Lan. Được tìm thấy từ những năm 1230 sau Công nguyên, tên gọi của ngôi làng do những người khám phá đầu tiên đặt nên khi họ tìm thấy hàng trăm chiếc sừng dê (giethorens) tại đây do hậu quả của trận lũ lịch sử vào thế kỷ X.
Nơi đây được bao bọc bởi những con kênh nhỏ, chính vì thế bạn sẽ không nhìn thấy những con đường nhựa hoặc những tuyến đường giao thông hiện đại khi đến với ngôi làng.
Cách di chuyển đến làng Giethoorn
Lựa chọn tối ưu nhất dành cho du khách khi di chuyển từ Amsterdam đến làng cổ Giethoorn là tàu hỏa. Bạn sẽ mất tầm 2 tiếng 30 phút từ trạm Amsterdam Centraal để đến được với trạm Steenwijk, giá vé lượt đi – về là 50/người. Tiếp theo hãy bắt tuyến xe bus số 70 đến trạm dừng Steenwijk. Từ đây bạn có thể băng qua đường bên kia và đi bộ đến ngôi làng Giethoorn cổ tích. Nếu cảm thấy khó khăn bạn cũng có thể dễ dàng hỏi đường từ những vị khách du lịch xung quanh đó.
Tham quan Giethoorn nên đi mùa nào?
Thời điểm hoàn hảo nhất để du khách đến thăm làng cổ Giethoorn là mùa xuân hoặc mùa hè, lý tưởng nhất là vào tháng 3. Bởi đây là lúc thời tiết Hà Lan dễ chịu nhất trong năm. Ngôi làng lúc này trông thật xinh đẹp và bí ẩn khi được khoác lên mình sắc xanh tươi mát của cây cối, điểm xuyết là những bông hoa xinh đẹp thừa dịp bung nở dịp cuối xuân.
Video đang HOT
Dẫu vậy, bạn cũng đừng bỏ lỡ những thời khắc tuyệt đẹp khác của Giethoorn khi đến vào những thời điểm khác.
Bởi nếu những ngày xuân làng cổ Giethoorn rực rỡ với nghìn loài hoa khoe sắc. Mùa hè nổi bật với chiếc áo mới xanh ngắt ẩn nấp trong những tán lá, tận hưởng mùi vị mùa hè thơm ngát, trong lành và mát rượi nhuộm màu vàng của nắng; thì mùa thu Giethoorn lộng lẫy và “sành điệu” với những tán lá đỏ, vàng phủ kín những vườn cây, rọi bóng xuống dòng kênh làm nổi bật cả một ngôi làng. Đông đến tuyết rơi phủ kín những mái nhà, dòng kênh thành sân băng dài ngoằng, nhìn ngắm những bông tuyết trắng xóa trên đầu và tham gia nhiều trò chơi thú vị.
Làng cổ tích Giethoorn mùa nào cũng xinh đẹp và có mùi vị riêng. Vì thế, tùy thuộc vào thời gian và sở thích của bản thân mà bạn có thể lựa chọn cho mình tour du lịch phù hợp nhất.
Nên làm gì khi đến với cổ tích Giethoorn?
Chèo thuyền tham quan
Thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm ngôi làng trong ngày là buổi sáng sớm (trước 11h). Vì có rất đông du khách tham quan, vậy nên hãy chắc chắn rằng mình có thể thuê được một chiếc “thuyền thì thầm” – Whisper boat để di chuyển, tham quan, ngắm cảnh và ghi lại những kỉ niệm đáng nhớ, những điều nhỏ nhặt và đẹp mắt mà bạn muốn lưu lại. Với những du khách đi theo tour thì cứ yên tâm, tàu luôn có và chờ sẵn.
Dạo một vòng trên những con kênh nhỏ, tận hưởng cảm giác mát rượi từ dòng nước và cảnh vật xung quanh. Nhìn ngắm những tán cây xanh um bao trùm những mái nhà xinh xắn. Và rồi bạn sẽ nhận ra: mình yêu nơi này hơn mình nghĩ!
Dạo bộ qua từng ngõ ngách
Cảm lát lướt bộ trên những lối nhỏ, đi qua từng ngôi nhà trong làng Giethoorn sẽ khiến đôi chân của bạn không tự chủ mà dừng bước trước những cảnh đẹp nên thơ, hữu tình nơi đây. Chính vì thế, nếu không thuê được thuyền, bạn có thể lướt bộ qua 176 cây cầu vòm gỗ để đi vào làng.
Giethoorn đẹp không góc chết, cảnh đẹp bình dị, khung cảnh thiên nhiên tươi mát sẽ khiến bước chân của bạn vô thức chậm lại – chậm lại để thưởng thức một kiệt tác nghệ thuật đi ra từ tranh vẽ!
Tham quan viện bảo tàng
Trên con đường tản bộ quanh ngôi làng cổ tích du khách có thể dừng chân tham quan 3 bảo tàng. Nếu đến với Het Olde Maat Uus bạn sẽ thu về những trải nghiệm thú vị về một nông trại điển hình của thế kỷ trước, thì Museum de Oude Aarde giúp bạn khám phá bộ sưu tập đá quý cùng khoáng sản vô cùng độc đáo. Cuối cùng khi đến với bảo tàng HistoMobil bạn sẽ biết thêm những điều thú vị về các bộ sưu tập ô tô, mô tô và xe ngựa.
Ăn uống, thư giãn tại một nhà hàng nhỏ
Nếu cảm thấy đói bạn có thể dùng bữa tại một nhà hàng hoặc một quán cà phê nhỏ quanh đây. Sẽ thật tuyệt vời để thưởng thức một tách trà thơm thanh, nhâm nhi một ly kem lạnh hay ăn một tí bánh ngọt trong khung cảnh thanh bình và nên thơ tại Giethoorn.
Ghé thăm những cửa hàng lưu niệm
Du khách có thể tìm thấy rất nhiều cửa hàng lưu niệm tại Giethoorn và chọn mua cho mình những món quà lưu niệm hay những đặc sản mang đậm dấu ấn nơi đây để dành tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp sau một chuyến du ngoạn đến lục địa già Châu Âu.
Cố đô Huế - Dấu ấn vàng son một thời triều nhà Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và thiết triều tại Phú Xuân, Huế lấy hiệu là Gia Long, từ đây vương triều nhà Nguyễn bắt đầu và tồn tại 143 năm trải qua 13 đời vua đã để lại nhiều ký ức trải cùng thăng trầm lịch sử tại cố đô, Kinh thành Huế.
Hiện nay tuy đã bị chiến tranh tàn phá khá nhiều nhưng vẫn giữ lại được kiến trúc của kinh thành xưa, thu hút nhiều du khách đến thăm quan và tìm hiểu về ngai vàng của vương triều cuối cùng tại Việt Nam.
Bước đến kinh thành Huế, du khách sẽ bắt gặp một công trình cổ kính với lối kiến trúc thời phong kiến làm tăng thêm sự hoài niệm cho một quần thể di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại năm 1993. với 3 vòng thành gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành hiện nay chỉ còn một vài công trình được mở cửa cho du khách có dịp ghé tham quan và tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Thế Miếu
Trong khu vực Hoàng thành gồm 4 miếu chính thờ các vị vua chúa nhà Nguyễn gồm: Triệu Miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễ Kim và vợ của ông, Thái Tổ Miếu thờ chín vị Chúa Nguyễn và các bà vợ, Hưng Tổ Miếu thờ Hưng Tổ Hiếu Khương hoàng đế Nguyễn Phúc Luân và Hoàng hậu cùng cha mẹ của vua Gia Long, miếu thờ quan trọng nhất và lớn nhất là Thế Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn cùng các hoàng hậu. Tại Thế Miếu cũng còn nhiều công trình cũng mang giá trị và nổi bật như Cửu đỉnh và Hiển lâm Các...
Cửu Đỉnh
Đến Thế Miếu tại khu vực Hoàng Thành, du khách sẽ thấy ngay trước sân đặt 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1835. Hiện nay Cửu đỉnh vẫn luôn thu hút du khách bởi những bí ẩn vì sao nhà Nguyễn 13 đời vua nhưng chỉ có 9 chiếc đỉnh được đúc và ứng với chín vị vua, cũng như những hình ảnh được khắc trên Cửu đỉnh có ý nghĩa gì. Đỉnh tượng trưng cho số mệnh của thượng đế, hình dáng to lớn vững chắc, nặng nề, biểu hiện cho sự bề vững của các thời đại. Mỗi đỉnh sẽ mang một chữ tên chạm nỗi ứng với một triều vua: bắt đầu là Cao Đỉnh, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dũ và kết thúc là Huyền đỉnh, những chữ tên này tức là Thụy của mỗi vị vua sau khi băng hà như vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế ứng với Chương đỉnh, vua Tự Đức là Dục Tông Anh Hoàng Đế ứng với Anh Đỉnh. Về những điều bí ẩn nhắc ở phần trên thì VieTourist sẽ để du khách tận mắt chiêm ngưỡng và tận tai nghe tại điểm để tăng phần thú vị nhé!
Điện Thái Hòa
Cũng nằm tại khu vực Hoàng Thành, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng cùng năm với Kinh thành từ năm 1805. Mang một ý nghĩa đặc biệt, khởi nguồn cho sự bắt đầu của vương triều nhà Nguyễn khi vua Gia Long đã chọn đăng ngai tại đây, và tất nhiên về sau điện Thái Hòa cũng trở thành nơi đăng ngai của tất cả các vị vua còn lại. Đương thời, điện cũng là nới thiết triều của vua cùng bá quan văn vỏ, nơi cử hành các buổi lễ đăng ngai, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ tứ tuần hoặc ngũ tuần ( mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm ( lễ quốc khánh)...
Tử Cấm Thành
Nhiều người vẫn lầm tưởng về tên gọi Tử Cấm Thành là khu vực thành cấm nếu vào sẽ lãnh án tử hình, nhưng thật ra chỉ đúng một phần mà thôi. Tử có nghĩa là màu tím, tía thường được nhắc đến trong câu "lầu son gác tía", cấm là không cho người ngoài tự do lai vãng để dòm ngó những bí mật bên trong phạm vi quy định vì đây là nơi riêng của vua. Đối với những ai vô cớ đi vào Tử cấm thành sẽ bị phạt 100 trượng còn với người mang theo vũ khí dù chỉ là một vật nhọn sẽ lãnh mức án cao nhất là tử hình. Có thể goi riêng đây là chốn thâm cung bí sử.
Ngoài những công trình trên Huế còn được nhắc đến như một sự trầm lặng dù là ở quá khứ hay hiện tại. Có lẽ bởi chứng kiến sự tàn phá của thời gian ở cương vị là một chứng nhân lịch sử nhưng may mắn vẫn giữ lại được giá trị cốt lõi của một kiến trúc xưa. Một lần về với Huế để cảm nhận những nốt thăng trầm theo dòng lịch sử vẫn còn được hát mãi trong tâm thức người con xứ Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Hội An nơi lưu dấu âm hưởng những ngày đã xa Hội An là một phố cổ thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn quá khứ với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ... Trải qua bao dãi dầu lịch sử, bao biến cố và bao mất mát của chiến tranh, Hội An dù đã phảng...