Láng giềng bất bình việc Trung Quốc quy định đánh bắt cá ở biển ông
Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Balton sáng nay (13-6), không ít phóng viên quốc tế đưa ra những câu hỏi tập trung vào vấn đề biển Đông nơi tham vọng bành trướng của Trung Quốcđang khiến các nước láng giềng phản đối gay gắt.
Trong suốt cuộc phỏng vấn kéo dài gần 50 phút, ông Balton không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề: ô nhiễm biển, đánh cá và sự a-xít hóa đại dương. Đây cũng là ba chủ đề chính trong cuộc hội thảo “Our Ocean” sắp diễn ra vào ngày 16-17/6 tại Washington, D.C. (Mỹ). Ông cho rằng chí có thông qua hợp tác quốc tế, các quốc gia trên thế giới mới có thể tìm biện pháp hiệu quả để giải quyết thách thức trên biển, nhất là khi không ít quốc gia vẫn còn phụ thuộc nguồn cá đại dương. Sự hợp tác này đã được xây dựng trong những năm qua, song trong bối cảnh nổi lên nhiều thách thức mới đối với đại dương, cần tìm ra những giải pháp mới.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Balton
Trước câu hỏi của phóng viên Bloomberg về việc Trung Quốc tự ý ra tuyên bố khẳng định quyền đánh cá của mình ở biển Đông và yêu cầu các tàu nước ngoài chấp hành yêu cầu sai trái này, ông Balton khẳng định ông biết rằng các nước láng giềng đều bất bình với những tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc và những nơi còn tồn tại tranh chấp thì những hành động đó ít nhiều là do nguồn tài nguyên. Điều quan trọng là các nước phải giải quyết được bất đồng.
Video đang HOT
Ông Balton khẳng định những vấn đề thách thức đối với dại đương đang cực kỳ khiến Ngoại trưởng Mỹ John quan tâm. Ông Kerry sẽ chủ trì cuộc hội thảo “Our Ocean” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và các chuyên gia thế giới. “Trung bình khoảng 30% đại dương đã xảy ra hiện tượng axít hóa. Các hoạt động công nghiệp hóa đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đại dương và gây quan ngại lớn. Cuộc hội thảo được tổ chức vào thời điểm này bởi chúng ta thực sự cần phải hiểu được vấn đề sâu sắc hơn” – ông Balton nhấn mạnh.
Tuy nhiên, vị Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ từ chối trả lời câu hỏi của Báo Người Lao Động về ảnh hưởng đến môi trường của hành động Trung Quốc cố tình vận chuyển vật liệu xây dựng tới Quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm xây dựng đảo nhân tạo.
Về vấn đề cá ngừ đại dương gặp nguy hiểm khi số lượng ngày càng giảm sút đáng báo động, ông Balton cho biết thời gian qua đã có nhiều biện pháp để cải thiện tình hình và một số biện pháp đã phát huy tác dụng, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm. Vấn đề này cũng sẽ được thảo luận trong cuộc hội thảo sắp tới.
Theo Người lao động
Chuyện chưa từng có: 13 máy bay biến mất bí ẩn
Tổng số 13 máy bay đột ngột biến mất khỏi màn hình radar trong khoảng 25 phút trong hai trường hợp xảy ra trên bầu trời Áo và các nước láng giềng, RT đưa tin.
Cơ quan giám sát an toàn bay Áo thông báo về những trường hợp lạ lùng trên đồng thời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra ở châu Âu về những vụ việc "chưa từng có" như vậy.
Các chuyến bay mất hút khỏi màn hình của kiểm soát viên không lưu tại Áo hôm 5/6 và 10/6 trong suốt 25 phút mỗi trường hợp, Marcus Pohanka thuộc Trung tâm kiểm soát Austro một tổ chức an toàn bay của Áo, cho biết hôm 12/6.
Kiểm soát không lưu tại các vùng lân cận của Đức và Cộng hòa Czech cũng thông báo về những vấn đề tương tự.
Ông Pohanka cho hay, địa điểm, độ cao và nhận dạng của 13 chiếc máy bay bay qua vùng trời Áo đã biến mất hai lần trong vụ việc mà ông mô tả là "chưa bao giờ xảy ra", AP đưa tin.
Ông Pohanka cho biết thêm, một số nước láng giềng của Áo cũng gặp vấn đề tương tự. Nhật báo Kurier ở Vienna đưa chi tiết rằng các kiểm soát viên không lưu ở Munich và Karlsruhe ở Đức và Prague, Cộng hòa Czech cũng gặp những trường hợp lạ lùng như vậy.
Quan chức trên từ chối máy bay của hãng nào biến mất bí ẩn song tiết lộ, có một số là máy bay chở khách, bay ở tầm cao.
Cơ quan an toàn hàng không châu Âu và Cơ quan kiểm soát châu Âu của EU sẽ điều tra các vụ việc trên.
Ông Poahanka nhấn mạnh, trong những trường hợp trên không có máy bay nào gặp nguy hiểm và các kiểm soát viên không lưu đặc biệt ngay lập tức đã gọi tới khu vực trực chiến và các biện pháp khẩn cấp đã được kích hoạt, gồm cả thiết lập liên lạc bằng giọng nói với các phi công và mở rộng hàng lang bay.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Vì sao thế giới ngày càng ghét Trung Quốc? Tại Nhật Bản, số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%. Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc. Theo tạp chí The Diplomat, Trung Quốc đang coi trọng lợi ích quốc gia bao...