Làng game Việt và những sự thật phũ phàng
Việc mua game về phát hành tại làng game Việt thậm chí còn hứa hẹn thành công hơn việc tự mình phát triển game và hoạt động.
Trong vài năm trở lại đây, ngành phát triển game Việt Nam nói chung vàgame online nói riêng tại nước ta đã phải đứng trước những khó khăn chồng chất, từ đồng vốn, ý tưởng và thậm chí là cả thị trường tiêu thụ. Chính vì lý do đó, trong thời gian qua, không ít các nhà phát triển, các studio game của người Việt sáng lập đã buộc phải thay đổi cách hoạt động, thậm chí là giải thể trước cơn bão những game Trung Quốc với số lượng quá mức đông đảo.
Và thế là, một thực trạng phũ phàng ngay chính tại làng game Việt đã và đang tồn tại rất hiển nhiên. Đó là việc mua game về phát hành tại thị trường trong nước thậm chí còn hứa hẹn thành công hơn việc tự mình phát triển game và hoạt động tại Việt Nam.
Mua game dễ ngang… mua rau
Đó là lời nhận xét không hề dùng chút thủ thuật thậm xưng nào. Ở thời điểm hiện tại, không hề khó để một nhà phát hành game online trong nước tìm được một sản phẩm vừa túi tiền đến từ thị trường Trung Quốc.
Lấy một ví dụ, một webgame 2D với chất lượng trung bình có mức giá về Việt Nam rơi vào khoảng 70.000 USD (khoảng 1,5 tỷ Đồng), hoặc cao nhất cũng chỉ áp sát đến mốc 2 tỷ Đồng. Con số tưởng chừng nhiều, thế nhưng với những cách tiếp cận game thủ hợp lý, các nhà phát hành hoàn toàn có thể hoàn lại vốn, thậm chí là tìm ra lợi nhuận sau vài tháng hoạt động. Trong nhiều trường hợp, mỗi webgame cũng chỉ sở hữu vòng đời trong khoảng vài tháng, trước khi bị NPH bỏ rơi và tiếp tục đầu tư vào tựa game mới với chất lượng tương tự.
Đó cũng là lý do khiến cho thị trường Việt Nam trở thành một nơi mà những sản phẩm game online với chất lượng thương vàng hạ cám đến từ Trung Quốc. Thế nhưng dưới con mắt của game thủ Việt, “vàng có vẻ hơi ít ỏi”. Điều này cũng làm cho cộng đồng game thủ Việt mất đi một phần lòng tin vào một số NPH game trong nước sau một thời gian làng game Việt chìm ngập trong những webgame 2D, sản phẩm bị gán cho cụm từ không mấy hay ho: “Game rác”.
Làm game khó trăm bề
Video đang HOT
Như đã được đề cập trong nhiều bài viết trước đây, các studio game Việt hiện đang phải đối mặt với không ít khó khăn, chủ yếu là vì thị hiếu của game thủ Việt, việc thiếu đồng vốn cũng như sự thờ ơ trước mảng phát triển từ những doanh nghiệp lớn hoạt động trong ngành game.
Nếu như một webgame tầm trung có mức giá từ 1,5 đến 2 tỷ như được đề cập ở phần đầu của bài viết, thì cái giá để phát triển hoàn chỉnh một game online lớn gấp 3 đến 5 lần con số đó, nghĩa là từ 5 đến 10 tỷ Đồng, thậm chí có thể hơn. Điều quan trọng hơn là, các nhà phát hành cũng không dám mạo hiểm đầu tư số tiền lớn như vậy cho những studio game trong nước để phát triển game cả, nhất là khi họ có thể mua game về phát hành với mức giá rẻ hơn nhiều và cũng mang tỷ lệ thành công cao hơn.
Hệ quả là, không ít studio game PC nói chung cũng như game online nói riêng tại Việt Nam dần thui chột. Ví dụ điển hình là VTC Studio. Vốn đầu tư được rót về nhiều, đông nhân sự phát triển dự án, thế nhưng không có sản phẩm nào ra lò có được thành công về mặt tài chính.
Trong khi đó, Emobi Games, một trong những cái tên đáng chú ý trong làng game Việt cũng gặp khó khăn với dự án game nhập vai hành động mang tên Sát Thát Truyền Kỳ. Vì lý do thiếu vốn phát triển, dự án kể trên đã buộc phải bị hoãn lại. Ở thời điểm hiện tại, Emobi phải thực hiện những dự án game nhỏ lẻ, đơn giản để tích lũy cả vốn đầu tư lẫn vốn kinh nghiệm khi hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Một hướng khác để các studio game trong nước sống sót chính là cách sửa đổi những sản phẩm đã có sẵn đến từ Trung Quốc theo chiều hướng hợp với thị trường và văn hóa Việt hơn. Cái tên điển hình cho xu hướng này chính là Đại Việt Truyền Kỳ, một trong những cái tên từng gây xôn xao làng game nước ta vào khoảng đầu năm 2013 vừa qua.
Khó khăn còn dài nếu như…
Việt Nam chúng ta đang là một quốc gia “nhập siêu” xét về mảng game. Điều này ở thời điểm hiện tại đã đem lại những tác động ảnh hưởng đến chính bản thân thị trường trong nước. Đầu tiên là việc nhiều nhà phát hành nước ngoài, hầu hết là Trung Quốc bắt đầu tiến công thị trường với doanh thu hàng năm lên đến 6.000 tỷ Đồng đầy màu mỡ của chúng ta.
Nếu bỏ quên mảng phát triển game, chính bản thân ngành game Việt Nam sẽ tự bỏ qua một phần thị trường cực kỳ béo bở, và từ đó để ngỏ, cho phép các NPH nước ngoài tiếp cận và chào bán game một cách thoải mái. Một thị trường lớn tại châu Á về game như Việt Nam, nếu không có sự quan tâm đúng mức của những doanh nghiệp trong ngành, sẽ mãi đi theo cảnh mua game, thay vì tự tạo ra những sản phẩm mang bản sắc riêng của đất nước.
Theo VNE
2014: Ngành game Việt Nam và hy vọng khởi sắc
Không giống các NPH, năm 2013 vừa qua rõ ràng là một nốt trầm cho toàn bộ ngành phát triển game tại Việt Nam.
Trái ngược hoàn toàn với "nửa già" còn lại của làng game Việt, đó là các nhà phát hành với những tựa game online được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam, năm 2013 vừa qua rõ ràng là một nốt trầm cho toàn bộ ngành phát triển game tại Việt Nam.
Về phần các NPH, văn bản Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ra đời vào cuối tháng 07 năm nay, trong đó có phần hết sức quan trọng đề cập tới việc quản lý game online đã phần nào làm yên lòng những NPH game Việt Nam, các đơn vị đã và đang ấp ủ dự định phát hành những tựa game online trong thời gian tới đây.
Nhà phát triển vẫn nhiều mối lo
Cụ thể hơn, những tựa game được cấp phép sẽ có thể yên tâm hơn trong quá trình vận hành, khi vấn đề giấy phép phát hành không còn là điều khiến các NPH lo ngại. Mặt khác, tấm giấy phép cũng chính là một trong những chìa khóa mấu chốt để đem tới thành công cho tựa game, khi game thủ luôn muốn thưởng thức hay bỏ tiền đầu tư vào những tựa game đáng tin cậy, bền vững và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho cộng đồng game thủ Việt.
Thế nhưng ở một khía cạnh khác, đó là cộng đồng các nhà phát triển game Việt Nam. Dường như họ vẫn chưa có bất kỳ sự bảo vệ nào thực sự chắc chắn để thôi thúc họ tiếp tục dấn thân vào con đường đam mê mà họ đã lựa chọn.
Các nhà phát hành game Việt đã có được những chế tài quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như nhà phát hành game online, từ đó giúp cho các NPH có thể nâng cao hiệu quả trong việc hoạt động tựa game online cũng như cạnh tranh tốt hơn ngay trên thị trường trong nước. Trong khi đó, những công cụ, văn bản và chính sách hỗ trợ dành cho những đơn vị tự phát triển game tại Việt Nam hầu như chưa tồn tại một cách cụ thể. Đó cũng chính là cái khó cho các studio game tại Việt Nam hiện nay.
Trong năm vừa qua, không ít tin buồn đã đến với cộng đồng phát triển game Việt, ví như VTC Studio, một đơn vị sản xuất game lớn được đầu tư bài bản tại Việt Nam, trực thuộc một nhà phát hành lớn đang chuẩn bị giải thể, phần lớn đội ngũ của nhà phát triển này nhiều khả năng sẽ nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự.
Hay một câu chuyện khác là Emobi. Vì nhiều lý do mà MMOARPG Sát Thát Truyền Kỳ sẽ không thể ra mắt trong năm nay như lời hứa khi nhà phát triển game hàng đầu này hé lộ những thông tin đầu tiên về dự án.
"Quá trình hoàn thiện cho Sát Thát Truyền Kỳ còn rất bề bộn, có lẽ việc mở cửa trò chơi trong năm nay là quá sức với đội ngũ sản xuất", ông Huy giải thích về lý do chậm trễ trình làng MMORPG đầu tay của studio. Như vậy có thể khẳng định là trong năm 2013 game thủ Việt khó mà được thưởng thức một game online nội địa chất lượng cao nào nữa.
Liệu có khởi sắc khi dám thay đổi?
Sau quá trình tự mày mò làm game, không ít các studio tại Việt Nam đã rẽ sang một hướng khác, đó chính là sao chép lại mô hình của những game online đã thu được thành công tại thị trường các nước, nhưng chủ yếu vẫn là Trung Quốc.
Cũng cần nhớ một điều rằng, chính việc sao chép, copy như vậy đã khiến cho Trung Quốc trở thành một "đại công xưởng" về game như hiện nay. Nếu không kể tới những sản phẩm với chất lượng tầm trung hoặc tầm thấp (mà chúng ta hay ví von là game rác), thì Trung Quốc hiện đang sở hữu những doanh nghiệp với khả năng tạo ra cho chính họ những tựa game có đẳng cấp, thậm chí gây kinh ngạc cộng đồng game thủ toàn cầu.
Tất nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi. Nếu sao chép "quá đà", chưa biết chừng ngành phát triển game Việt Nam sẽ mất đi bản sắc vốn có. Đó là chưa kể các nhà phát triển cũng sẽ phải chấp nhận những chỉ trích của cộng đồng game thủ cũng như những nhà làm game Việt, những người cố gắng bám trụ với tư tưởng "tự lực tự cường" nhưng vẫn còn vô vàn khó khăn chờ đợi.
Hy vọng
Sau một thời gian vắng bóng, những dự án game do người Việt Nam phát triển đã lại khiến làng game Việt dịp cuối năm sôi động. Có lẽ sẽ chẳng mất gì khi chúng ta, những game thủ Việt, tiếp tục đặt niềm tin và hy vọng vào những tựa game made in Vietnam sẽ ra mắt trong thời gian tới đây.
Theo VNE
Đâu rồi những clan game online Việt Trong thời gian qua, một nét đẹp trong văn hóa chơi game online Việt Nam đã dần mai một vì những thay đổi của thị trường và thị hiếu. Đã từ rất lâu, kể từ ngày những game online đầu tiên đổ bộ vào thị trườnggame Việt Nam, game thủ nước nhà mới có được khái niệm đầu tiên về cộng đồng. Thứ...