Làng game Việt đang trở nên lố lăng
Đã từ lâu, ngành game Việt Nam vẫn luôn bị kỳ thị vì nhiều mảng tối không thể khắc phục nổi, một trong số đó là cung cách điều hành cũng như quản lý kém của các NPH dẫn tới chất lượng game thủ thấp hơn nhiều so với quốc tế. Chúng ta đã phải trả giá rất đắt cho những sai lầm trên mà điển hình là trong vòng 2 năm qua việc nhập khẩu MMO trở nên cực kỳ khó khăn.
Thế nhưng dường như một số doanh nghiệp vẫn chưa học được bài học ấy, vì gần đây làng game Việt bắt đầu xuất hiện những chiêu PR vô tội vạ miễn sao thu hút được sự chú ý từ phía giới trẻ. Chúng có thể chỉ mang tính câu khách tức thời, nhưng về lâu dài là mối họa khó lường nếu như tất cả các hãng game đều học theo.
Từ những cách PR vô tội vạ…
Cách đây khoảng 2 năm, thị trường GO nước nhà bắt đầu xuất hiện cách quảng bá thông qua teaser “lạ – độc”. Thường NPH sẽ tung ra một website với khẩu hiệu hoặc danh tính bí ẩn để game thủ chú ý rồi sau đó mới bật mí danh tính thật của dự án. Cách làm này tỏ ra cực kỳ thành công, hơn hẳn so với xu thế PR bằng hotgirl, người mẫu đã nhàm chán.
Điển hình như khi Asiasoft tung ra tới 4, 5 trang teaser Tôn Ngộ Không, Anh Hùng Xạ Điêu… chỉ để PR cho Thiên Tử Online, kéo theo sau nó là hằng hà sa số các trang teaser ấn tượng khác như Conan, Cường Đôla, game 3D bom tấn… Có lẽ không thể đếm xuể được chúng. Âu cách làm trên có tạo ra bức xúc cho game thủ, nhưng dù sao nó cũng chỉ là chiêu kinh doanh bình thường mà các doanh nghiệp buộc phải dùng đến khi sức cạnh tranh của mình có hạn, thị trường lại khó khăn.
Teaser với tên miền vklchua.com gây bất ngờ cho cư dân mạng.
Tuy nhiên dường như càng ngày việc lợi dụng trang teaser để quảng bá game mới càng bị lợi dụng theo hướng tiêu cực. Kể từ khi biết game thủ cảm thấy “nhàm” với các trang web thông thường, một số doanh nghiệp bắt đầu nghĩ tới cách làm “độc” hơn và cũng phản cảm hơn rất nhiều. Việc xuất hiện 2 teaser “CLGT” và “vklchua” là ví dụ điển hình.
Nếu như “CLGT” viết tắt để gây chú ý trong thời gian ngắn thì “vklchua” đã khiến nhiều gamer phải bất ngờ. Thậm chí trên fanpage của trò chơi này, người quản lý còn cố tình tung ra các câu nói “VKL” một cách vô tội vạ, bất chấp sự phản đối từ phía người xem. Dĩ nhiên sau này họ có thể bật mí rằng các cụm từ trên chỉ để viết tắt cho tên game, nhưng rõ ràng mục đích quảng bá dựa trên những tiếng “tục tữu” của cư dân mạng là không thể chối cãi. Nếu tới đây tất cả các NPH đều học theo thì không biết làng game Việt sẽ còn trở nên bết bát thế nào.
Sẽ ra sao nếu như tất cả các NPH ở Việt Nam đều học theo xu hướng này?
Đó là chưa kể chất lượng thực sự của các dự án đứng sau trang teaser “độc – lạ” có tốt hay không vẫn đang là dấu hỏi lớn. Nếu cứ cố tình quảng bá cho một sản phẩm yếu kém bằng cách làm gây chú ý thì kết cục cuối cùng vẫn là sự đào thải không tránh khỏi.
Video đang HOT
… đến chất lượng game thủ
Để đi đến cách làm trên, âu cũng vì tính chất của giới trẻ Việt nói chung và game thủ nói riêng vẫn còn quá chuộng những thứ gây chú ý (thậm chí là tục tữu, lố lăng). Họ dễ dàng bị thu hút bởi các trang web với khẩu hiệu gây sốc mà quên mất rằng sản phẩm đứng sau nó thực sự ra sao, chưa kể phần lớn người chơi nội địa vẫn bằng lòng với các MMO “rác thải” của Trung Quốc.
Hơn nữa, sau một quãng thời gian hàng chục năm không được quản lý tốt, lại bị “đầu độc” bởi các cách quảng bá vô tội vạ nên ý thức của game thủ nước nhà đã thấp lại càng thấp hơn. Giờ đây phần đông những người chơi dù nhận thức tốt cũng buộc phải bằng lòng với thị trường toàn “trẻ trâu”, chẳng nói đâu xa, tình trạng bắn đồng đội của “trẻ trâu” trong World of Tanks là ví dụ điển hình.
Chất lượng gamer đã thấp lại càng bị kéo xuống thêm.
Có thể thấy rõ, nếu cộng đồng cùng đứng lên đào thải các sản phẩm yếu kém, các chiêu PR coi thường khách hàng hoặc cách làm “rút ruột rồi đóng cửa game” thì chắc chắn sẽ không có những chuyện vừa đề cập bên trên. Tuy nhiên quan trọng là chúng ta lại chưa thể làm được điều ấy.
Hy vọng rằng các doanh nghiệp Việt sớm tìm thấy được đường đi đúng đắn cho mình, chứ không phải sử dụng đến chiêu bài gây sốc rẻ tiền để tìm đến khách hàng trong thời gian tới. Nếu không, mặt tối của làng game nội địa sẽ lại có thêm nhiều điều đáng buồn để nói.
Theo Game Thủ
Số phận các thế lực định xâm chiếm game Việt
Trong lịch sử gần một thập kỷ phát triển, thị trường game online Việt Nam chịu ảnh hưởng quá lớn của các sản phẩm ngoại, trong đó Trung Quốc thâu tóm tới 80% đầu MMO, phần còn lại thuộc về... Hàn Quốc. Đây là điều vẫn làm buồn lòng các tín đồ ảo nước nhà, tuy nhiên dù sao thì ít ra các doanh nghiệp nội địa cũng không bị đối thủ tới từ bên ngoài biên giới cạnh tranh trực tiếp.
Mọi chuyện tưởng chừng sẽ thay đổi khi cách đây không lâu, một số cái tên bắt đầu lăm le tấn công thị trường game dải đất hình chữ S. Hãy cùng điểm lại xem họ có thành công hay không.
ChangYou
Hồi cuối năm 2010, có tin công ty ChangYou của Trung Quốc mở chi nhánh tại Việt Nam với tên gọi là công ty cổ phần Tuyệt Phẩm. Trụ sở của đơn vị này ở tại Q.5, TP. HCM mới mục đích dần "tiến đánh" làng game nội địa. Việc một doanh nghiệp lớn như vậy (vận hành một loạt game đình đám rất được yêu thích tại Trung Quốc như: "Thiên Long Bát Bộ", "Đao Kiếm Anh Hùng", "Tầm Tiên", "Đại Thoại Thủy Hử", "Trung Hoa Anh Hùng", "Lộc Đỉnh Ký") nhảy vào Việt Nam khiến gamer bàn luận sôi nổi.
Trên các diễn đàn trung lập về game, tình hình thảo luận đang khá sôi nổi. Nhiều thành viên tỏ vẻ khá vui mừng khi có thêm một NPH game mới. Với kinh nghiệm vận hành game ở thị trường lớn nhất nhì thế giới Trung Quốc, họ hi vọng rằng khi vận hành game ở Việt Nam, chất lượng phục vụ của công ty sẽ làm hài lòng tất cả. Số khác lại tỏ ra lo lắng cho số phận doanh nghiệp nội.
Tuy nhiên suốt năm 2011 cho đến nay đã là hết quý đầu năm 2012 nhưng ChangYou vẫn chưa có động thái nào cụ thể. Rất có thể tình hình khó khăn của thị trường (cấm nhập game mới) đã khiến kế hoạch của họ phải lùi vô thời hạn.
River Walk Multimedia
Cũng trong năm 2010, một công ty ngoại khác là River Walk Multimedia (Malaysia) cũng quyết định "tiến đánh" thị trường game online Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp này định phát hành phiên bản Việt của webgame "MIU" (hay còn có tên khác Aurora Blade).
Lúc bấy giờ, đại diện hãng cho hay đã tìm được đối tác hỗ trợ thẻ nạp cho game trước khi bắt đầu việt hóa project này, nói cách khác, cách tiếp cận của họ là kinh doanh thông qua một "tay trong" bán thẻ. Đây là cách làm khá khôn ngoan mà chưa NPH nào trước đó thực hiện.
Cuối cùng, dự án MIU cũng ra đi từ trong trứng nước, một phần lớn nguyên do là vì chất lượng game thua xa các sản phẩm trên thị trường (đồ họa xấu, gameplay không có gì đặc biệt). Và cái tên River Walk Multimedia cũng biến mất trong trí nhớ gamer Việt từ lâu.
Tencent
Cuối năm 2011, lại thêm một hãng game khác từ Trung Quốc tiến quân sang Việt Nam. Đó chính là hãng Tencent với tựa game mang tên Quán Cà Phê Mốt (tên tiếng Anh là Cafe Life) trên mạng xã hội Zing Me. Đây là dạng game quản lý cửa hàng quen thuộc giống như nhiều sản phẩm trên FaceBook, điều đáng quan tâm là đơn vị đứng sau sự đầu tư này lại lớn đến thế.
Tencent hiện đang là công ty chuyên kinh doanh trò chơi trực tuyến vào hàng lớn nhất Trung Quốc, hãng đã, đang và sẽ phát hành rất nhiều MMO nổi tiếng như Đấu Chiến Thần, Blade & Soul, Arche Age... Chính vì thế việc hãng này "nhúng tay" là điều không hề đơn giản, ngay sau đó Tencent bất ngờ cho hay tựa game Ngự Long Tại Thiên sẽ được phát hành tại nhiều quốc gia ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Nhưng rốt cuộc ngoài ứng dụng game ZingMe ra thì cho đến lúc này Tencent vẫn còn rất thận trọng tại Việt Nam, ngay cả dự án Ngự Long Tại Thiên cũng không thấy tăm hơi đâu cả.
Kỳ Lân
Vừa qua, theo công bố thì NPH Kỳ Lân sẽ trực tiếp phát hành Thành Cát Tư Hãn 2 tại Việt Nam (trước đó từng có tin đồn NetGame Asia đã mua được TCTH nhưng không ra mắt). Đây là đại diện mới nhất từ nước ngoài với kế hoạch tấn công làng game Việt.
Với mong muốn mở rộng thị trường của mình hơn, NPH Kỳ Lân đã nhắm đến thị trường tiềm năng nhất Châu Á, đó là Đông Nam Á mà cụ thể là Việt Nam và Campuchia. Đây là 2 thị trường tiềm năng đang phát triển mạnh mẽ với mong muốn bành trướng sự ảnh hưởng của mình tại khu vực nhạy cảm này.
Tuy nhiên, theo nhiều gamer dự đoán thì cái tên Kỳ Lân thực chất chỉ nhằm đánh lạc hướng vì chắc chắn có một NPH nội nào đó đang phối hợp với đơn vị này để đưa TCTH về nước. Dù sao thì đến giờ dự án này vẫn chưa công bố ngày ra mắt và chưa chắc nó đã không đi theo vết xe đổ của các sản phẩm bên trên.
Asiasoft
Đây là cái tên không còn xa lạ gì với game thủ nội địa, Asiasoft tiến vào Việt Nam ngay từ những ngày đầu của thị trường game online và gặt hái thành công vang dội. Thậm chí còn được xếp vào hàng "tứ trụ" (4 NPH lớn nhất) một thời gian dài.
Asiasoft đặc biệt thành công khi toàn phát hành những MMO được đánh giá là có lối chơi hay, đột phá và đa dạng, không đi theo đường lối kiếm hiệp Trung Quốc. Trong số đó phải kể đến Gunbound, Cabal, KHGH... tất cả các sản phẩm này đều ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người chơi Việt Nam.
Thế nhưng hiện tại, uy thế một thời của Asiasoft Việt Nam đã gần như trôi vào dĩ vãng. Hãng này không còn nắm trong tay quân bài nào hút khách và lui vào hậu trường trong 2 năm gần đây. Nỗ lực mới nhất là cổng Dzogame nhưng lại không chính thức.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Diablo III giới thiệu hệ thống Nephalem Valor Mới đây, trên forum của Diablo III, quản lý cộng đồng Bashiok đã tiết lộ về một tính năng mà Blizzard đang thử nghiệm và chuẩn bị đưa vào tựa game này - Nephalem Valor. Tóm tắt một cách ngắn gọn thì Nephalem Valor là một hệ thống làm tăng các chỉ số Magic Find và Gold Find của một nhóm người chơi,...