Làng “đu dây” vượt sông giữa lòng HN
Với chiếc thuyền nhỏ, cũ nát, “người lái” dùng 1 sợi dây nối hai bên bờ sông để kéo. Đây là phương tiện “đánh đu” qua sông Nhuệ hơn nửa thế kỉ của người dân Ngọc Liễu, Nghiêm Xuyên, Thường Tín, Hà Nội.
Mưa phùn tầm tã nhiều ngày nhưng những chuyến đò ngang vượt sông Nhuệ vẫn nặng trĩu người sang.
Ông Nguyễn Văn Tuân (Ngọc Liễu, Thường Tín Hà Nội), nhà ngay sát bến đò cho biết: “Chúng tôi mong mỏi có cây cầu lâu lắm rồi. Nghe nói nhà nước định xây từ năm ngoái, thấy mấy người về đo đo đạc đạc xong rồi vẫn chưa xây. Hiện cả tất cả các hộ dân quanh đây chỉ có duy nhất chiếc đò này để “vượt sông”. Đây là đò dân sinh, tự người dân tạo ra nhưng lại là cách qua sông duy nhất ở đây”.
Thôn Ngọc Liễu nằm ven con sông Nhuệ, nếu không đi qua đò, người dân sẽ phải đi xa hơn khoảng 3km và chủ yếu là đường đất rất khó đi. “Nếu trời mưa, đường trơn, nhiều người từng bị ngã”, ông Tuân chia sẻ thêm.
Con đò hiện tại đang chở khách tại thôn Ngọc Liễu cũng có “tuổi thọ” trên 20 năm. Việc hư hỏng, bục đò khi đang vận chuyển người qua sông là điều chẳng ai nói trước được. Nhiều lần chở quá số lượng người, chủ phương tiện phải huy động hơn 20 thanh niên mới kéo được đò lên bờ. Số lần người bị ngã xuống sông là không thể kể hết. Trường hợp tai nạn thương tâm thì chưa xảy ra. Tuy vậy, do nguồn nước ô nhiễm nên nhiều người được vớt lên về nhà cũng phát bệnh vì uống phải nước sông Nhuệ. “Điều khiến người ta lo ngại nhất, tại đây còn có một lượng lớn học sinh đi đò đu dây tới trường mỗi ngày. Đã nhiều lần lái đò tuột dây khiến học sinh hoảng loạn. May mắn có người cứu giúp nên không có chuyện đáng tiếc xảy ra”, bà Năm – 71 tuổi, người làng Ngọc Liễu chia sẻ.
Trước đây mọi người qua sông thường đi bằng thuyền nhỏ có người chèo qua. Tuy vậy, khi có các phương tiện lớn hơn như: Xe đạp, xe máy người ta đã sáng tạo ra con đò to hơn và được kéo bằng dây. Chị Vân, người thường xuyên vào khu vực nội thành buôn bán chia sẻ: “Biết qua sông kiểu này rất nguy hiểm nhưng vẫn phải lựa chọn. Ngày nào tôi cũng phải qua đây ít nhất là 2 lần. Tôi đi chợ Đồng Quan, nếu không qua đò chí ít cũng phải mất hơn 1 tiếng. Còn qua đò chỉ mất vỏn vẹn 5 phút”.
Hình ảnh học sinh “đu” dây đến trường, người dân “vượt” sông tại Ngọc Liễu, Thường Tín, Hà Nội:
Mỗi ngày hàng trăm người dân làng Ngọc Liễu, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, phải oằn lưng “đu dây” qua sông Nhuệ.
Nhiều em nhỏ khoảng 4, 5 tuổi đã quen với cảnh đi đò dây qua sông.
Video đang HOT
Con đường đến trường vất vả với bao hiểm nguy nhưng các em vẫn cố gắng hết sức để tìm đến con chữ với mong muốn thay đổi cuộc đời.
Thuyền không có mái che, không mui, không động cơ mà chỉ dùng sức người để… kéo.
Em Lê Văn Toàn – 14 tuổi, học sinh trường THCS Đồng Quan (Thường Tín, Hà Nội) biết lái dò từ khi 6 tuổi. “Ngày 2 buổi tới trường, em đã quen với cảnh đi lại như thế này rồi”, Toàn chia sẻ.
Chị Vân bày tỏ nguyện vọng của người làng Ngọc Liễu: “Không có gì bằng một cây cầu liền với xã. Đó là niềm vui sướng vạn đại của bao thế hệ trong làng. Khi đó, các cháu nhỏ có thể đi học đúng giờ. Chúng tôi đi chợ cũng đỡ vất vả hơn…”
Hai vợ chồng ông Tuân, bà Năm đã có “thâm niên” hơn 50 năm vượt sông bằng đò dây để đi bán hàng kiếm sống.
Ông Tuân cho biết: “Mỗi khi trong làng có người xây dựng gia đình, họ phải chuẩn bị dây thừng chắc chắn trước cả tuần. Việc lựa chọn ngày không mưa cũng được coi là một thành công lớn. Đồng thời, phải phân công hẳn một người khỏe mạnh chỉ túc trực để đưa đón người nhà, anh em bạn bè tới mừng. Lúc rước dâu, đón rể thì gia chủ phải tính toán lượng khách sao cho việc di chuyển đúng giờ”.
Cả làng chỉ có một con đò nên nếu ai “lỡ” tới bến muộn sẽ phải ngồi chờ đến khi đò quay trở lại.
Một số hộ dân cũng tự sắm những chiếc đò nhỏ để làm phương tiện “vượt” sông.
Theo Khampha.vn
Sông hồ Hà Nội bị bức tử - Kỳ 2: Truy tìm thủ phạm
Cơ quan chức năng chỉ rõ một trong những nguyên nhân chính khiến sông hồ Hà Nội bị ô nhiễm là do nước thải từ các khu chung cư, khu đô thị, khu tái định cư đang mọc lên ngày một nhiều.
Một loạt các khu chung cư đấu nối xả thẳng ra sông Tô Lịch - Ảnh: Nam Anh
Xả thải không xử lý
Khu đô thị (KĐT) Mỹ Đình 2 với sự xuất hiện của cả chục tòa nhà cao tầng với hàng ngàn hộ dân sinh sống nhưng không hề được thiết kế, xây dựng trạm xử lý nước thải tại chỗ. Vì thế, cả ngàn mét khối nước thải sinh hoạt của các hộ dân ở đây ngày đêm xả thẳng ra hệ thống kênh mương chung trong khu vực, sau đó chảy tới sông Nhuệ. Cách đó không xa, nước thải của toàn bộ 18 tòa nhà cao tầng thuộc khu tái định cư (KTĐC) Nam Trung Yên cũng được xả thẳng ra hệ thống mương chung của hai phường Yên Hòa và Trung Hòa (Q.Cầu Giấy), trước khi ra sông Tô Lịch. Từng được coi là KĐT kiểu mẫu đầu tiên trên địa bàn TP.Hà Nội, nhưng Linh Đàm cũng không hề có trạm xử lý nước thải tại chỗ. Và hơn chục năm qua, hàng triệu khối nước thải vẫn vô tư được xả thẳng ra sông Tô Lịch, hồ Linh Đàm.
Theo khảo sát của Thanh Niên, dọc sông Tô Lịch, đoạn chảy qua KĐT Linh Đàm hay ven hồ Linh Đàm xuất hiện nhiều miệng cống bê tông dẫn nước thải bốc mùi được đấu nối dẫn thẳng tới KĐT kiểu mẫu này. Ngoài Mỹ Đình 2, Linh Đàm còn có KĐT Văn Quán (được đưa vào sử dụng năm 2007), nhưng đến nay vẫn không có nhà máy hay trạm xử lý nước thải. Toàn bộ khối lượng nước thải sinh hoạt của hơn 1 vạn người dân sinh sống tại đây đều được xả thẳng ra hồ Văn Quán.
Ông Phú Minh, một người dân sinh sống tại P.Văn Quán (Q.Hà Đông) cho hay: "Trước đây, hồ Văn Quán nước trong và sạch, người dân thường dùng lưới và vó để bắt tôm, cá. Nhưng một thời gian không lâu sau khi KĐT Văn Quán được đưa vào sử dụng thì nước trong hồ này bắt đầu chuyển sang màu đen và bốc mùi hôi thối".
Không riêng gì hồ VănQuán, hay hồ Linh Đàm, mà một loạt những hồ khác trên địa bàn thủ đô như hồ Đền Lừ, hồ Mễ Trì, hồ Định Công... cũng đang bị "đầu độc", ô nhiễm trầm trọng.
Vì... tiết kiệm chi phí !
Ngay cả những KĐT, khu chung cư (KCC) hiện đại, kiểu mẫu mới được đưa vào sử dụng cũng không được chủ đầu tư cho thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đơn cử 3 tòa nhà cao tầng nằm trong quần thể KĐT mới Dịch Vọng (P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy), do Công ty CP Thanh Bình làm chủ đầu tư. Được biết, dù mới có một tòa nhà được đưa vào hoạt động, còn hai tòa đang trong giai đoạn hoàn thiện, bàn giao, nhưng KCC này không hề có trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Trả lời Thanh Niên, ông Đinh Văn Thủy, cán bộ Phòng Tổ chức Công ty CP Thanh Bình, thừa nhận nước thải sinh hoạt của các tòa nhà này đều được xả thẳng vào hệ thống mương chảy qua P.Yên Hòa (Q.Cầu Giấy), sau đó đổ ra sông Tô Lịch.
Cùng nằm trong KĐT mới Dịch Vọng còn có nhiều ngôi nhà cao tầng do Công ty CP phát triển đô thị Từ Liêm và Tập đoàn Hà Đô làm chủ đầu tư. Hiện đã có nhiều tòa nhà đi vào khai thác với cả ngàn hộ dân sinh sống và nhiều tòa nhà khác đang trong quá trình xây dựng, trong thời gian tới sẽ sớm tiến hành bàn giao. Tuy nhiên dù đã đổ hàng ngàn tỉ đồng để xây dựng các tòa nhà cao tầng, nhưng phía Hà Đô lại không hề tính tới phương án trạm xử lý nước thải sinh hoạt.
Một loạt các KCC mới nằm dọc tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư cũng không hề được xây dựng trạm xử lý nước thải. Tương tự, khu nhà phức hợp The Manor (với gần 500 hộ) thuộc KĐT Mỹ Đình - Mễ Trì, dù được trang bị trạm xử lý nước thải trị giá cả chục tỉ đồng, nhưng nhiều năm qua, trung bình mỗi ngày 500 m3 nước thải vẫn đều đặn xả ra mương Cầu Quang (xã Mỹ Đình, H.Từ Liêm) rồi chảy tiếp tới sông Nhuệ.
Trả lời về tình trạng trên, ông Trương Đức Tú - quản lý chính của The Manor, nói việc có đầu tư trạm xử lý nước thải mà không vận hành là... để tiết kiệm chi phí. Ông nói thêm: "Hiện chúng tôi đã cho vận hành lại trạm xử lý nước thải, tuy nhiên hiệu quả cũng như chất lượng nước sau xử lý vẫn chưa đạt chuẩn".
Nộp phạt để tồn tại
Nằm ở cửa ngõ đông bắc Hà Nội, KĐT mới Việt Hưng (Q.Long Biên) với tổng diện tích lên tới 300 ha, do Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam làm chủ đầu tư, vừa đi vào khai thác được ít năm nhưng cũng không hề có trạm xử lý nước thải. Trung tá Nguyễn Xuân Quyến, Đội trưởng Đội 2 thuộc Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC49), Công an TP.Hà Nội, cho biết trước những hành vi kể trên, tháng 1.2012, đơn vị này đã lập biên bản xử phạt 120 triệu đồng đối với Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam.
Cũng trong năm 2012, PC49 còn kiểm tra, phát hiện hàng loạt các KĐT, KCC với lỗi, hành vi không xây dựng trạm xử lý nước thải và trực tiếp xả thải ra môi trường; xử phạt 50 triệu đồng đối với chủ đầu tư KĐT mới Mỹ Đình - Mễ Trì là Công ty CP đầu tư phát triển nhà đô thị và khu công nghiệp Sông Đà; xử phạt hơn 20 triệu đồng đối với Công ty CP VIMECO; lập biên bản xử phạt Công ty TNHH An Điền (19 Láng Hạ, Q.Ba Đình) 20 triệu đồng do xả thải nước sinh hoạt có chỉ số ô nhiễm vượt quá 5 lần cho phép ra môi trường...
Trong những lần kiểm tra, phát hiện việc xả thải ra môi trường của lực lượng chức năng, phía chủ đầu tư hay đơn vị quản lý đều có cam kết và đưa ra biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, đến nay hầu như chưa đơn vị nào có động thái khắc phục, nước thải sinh hoạt vẫn vô tư được xả trực tiếp ra môi trường.
Theo TNO
Hà Nội: Khởi tố bị can vụ giết, đốt xác xe ôm Ngày 9/12, Công an Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Đạt (SN 1993, quê Thanh Hóa) về tội giết người, cướp tài sản. Trước đó, khoảng 10h30 ngày 29/11, Phong Cảnh sát hình sự - CATP Ha Nôi nhận được tin báo của Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) về việc...