Làng Đông Hồ vào mùa Vu Lan
Chỉ ít ngày nữa đến lễ Vu Lan, những chiếc xe máy hạng sang, rùa thiêng, mũ cảnh sát và nhiều vật dụng mới lạ khác cho người cõi âm đang tràn ngập làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
Cảnh mua bán tất bật tại các hộ làm nghề vàng mã tại làng tranh Đông Hồ, xã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày đầu tháng 7 âm lịch.
Một cô gái miệt mài ngồi cắt những thanh tre làm khung sườn cho các vật dụng bằng giấy. Tại làng tranh Đông Hồ, mỗi hộ gia đình sản xuất một loại đồ, có nhà chỉ chuyên khung xương.
Năm nay xu hướng sản xuất xe máy giấy, nhà cửa, đồ dùng gia đình tăng mạnh, kích cỡ cũng to hơn. Để lắp ráp hoàn thành chiếc “bình bịch” này, chàng trai trong ảnh chỉ mất khoảng 45 phút. Chiếc “SH 150 cm3 hạng sang” màu cam khá to được bán tại đây giá 60.000 đồng. Chủ nhà cho biết, về tới phố Hàng Mã (Hà Nội) khi đến tay người mua hàng có thể lên tới 150.000 đồng. Đặc biệt, năm nay xuất hiện thêm cả rùa thiêng, rùa vàng. Khắp các ngõ ngách, đồ dùng cho người cõi âm bày tràn ngập… Và nhà cao tầng, máy giặt, bình nóng lạnh bằng giấy ngổn ngang trước cửa nhà. Mũ kê pi bằng giấy của các lực lượng công an, quân đội… Gần đến lễ Vu Lan, các hộ gia đình phải huy động thêm người làm, công việc miệt mài từ sáng tới tối.
Tranh thủ dịp nghỉ hè, em Huyền, một học sinh lớp 8 phụ giúp gia đình dán giấy.
Video đang HOT
Lần lượt những chuyến xe chở hàng đi các tỉnh thành.
Theo VNExpress
Teen biết gì về Tết Táo Quân?
Hôm nay là 23 Âm lịch, là ngày Tết ông Công ông Táo. Tết Táo Quân còn được coi như lễ bắt đầu tuần Tết Nguyên Đán đấy.
Tết ông Công ông Táo
Táo Quân, Táo Vương hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà và thường được thờ ở nơi bếp. Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" quen thuộc:
"Trọng Cao và Thị Nhi lấy nhau đã lâu mà không có con nên thường cãi nhau. Một hôm Trọng Cao quá tức giận đánh vợ, tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi. Thị Nhi gặp một chàng trai là Phạm Lang rồi ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ. Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. Bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm nên bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm Lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết. Thượng Đế thấy ba người có tình nghĩa, phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc: Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà, Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa. Ba người tượng trưng là ba cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nhà bếp."
Theo quan niệm của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày bộ ba thổ Công, thổ Địa, thổ Kỳ vắng mặt ở trần gian lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những việc thiện ác, hay dở, tốt xấu trong năm qua của gia chủ một cách khách quan, trung thực. Vào ngày này, nhà nào cũng mua cá chép làm phương tiện đưa ông táo lên trời, làm mâm cơm cúng thật thịnh soạn, khấn trước bàn thờ, kể rõ mọi việc trong năm và mong muốn trong năm mới mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió.
Ý nghĩa của Tết Táo Quân
Sự tích Táo Quân ở Trung Quốc và Việt Nam có những nét khác nhau, tuy nhiên tất cả các sự tích đều nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mới. Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhau. Hình ảnh Táo Quân ngày nay đã trở nên gần gũi với cuộc sống hiện đại hơn với quan niệm: gia đình nào được Táo Quân phù hộ nhiều thì hạnh phúc, yên ổn, thành đạt, bếp đỏ lửa mỗi ngày. Những gia đình không có điều kiện đỏ lửa mỗi ngày để ông vua bếp làm nhiệm vụ thì ngầm hiểu là Táo Quân chưa hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn tổ ẩm gia đình một cách trọn vẹn. Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình được tạo bởi việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.
Các nghi lễ thờ cúng Táo Quân
Tết ông Công ông Táo có thể được làm to hay nhỏ, lễ chay (gồm trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc) hay lễ mặn (gồm xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) tùy mỗi gia đình, nhưng dứt khoát phải có bộ mã Táo Quân mới, sau khi cúng ông Táo thì sẽ hóa vàng. Teen có thể thấy lễ vật cúng Táo Quân gồm có ba chiếc mũ (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà) được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
Bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo được bày bán ở nhiều nơi
Ngoài ra, để các ông và bà Táo có phương tiện về chầu trời, người ở miền Bắc còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long", nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trời. Con cá chép này sẽ sau đó được "phóng sinh" (thả ra ao, hồ hay sông). Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì giản dị hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Cá chép vàng bán rất chạy trong ngày Tết ông Công ông Táo
Teen nghĩ gì về Tết Táo Quân?
Phần lớn teen thích Tết Táo Quânvì đây được coi như lễ bắt đầu tuần Tết Nguyên Đán. Hồng Ngân (16t) hớn hở: "Cứ thấy ngoài đường bày bán nhiều đồ vàng mã cúng ông Công ông Táo, rồi thấy mọi người đi mua cá chép vàng là lòng tớ lại rộn rã cả lên, vì điều đó có nghĩa là... đã đến Tết rồi!"
Từ khi còn nhỏ, teen vẫn thường thích ngày Tết ông Công ông Táo vì được đi thả cá - đối với những cô bé cậu bé nhỏ tuổi thì đây là một trải nghiệm thật thú vị. Còn bây giờ, một số teen thì lại đang lo về chuyện thả cá ấy. "Những năm trước, tết ông Công ông Táo cứ như ngày hội thả cá và... xả rác vậy. Xung quanh những hồ hoặc sông mọi người thường thả cá, rác vứt bừa bãi khắp nơi cả." - Minh Trang (18t) nói. Nếu hôm nay bạn có ý định đi thả cá, thì nhớ giữ gìn bảo vệ môi trường và không vứt rác xuống sông nhé!
Hay như chuyện của gia đình Trung Đức (17t) vào Tết Táo quân năm ngoái, khi bạn và em đi thả cá ở hồ gần nhà, Đức dựng xe mà quên rút chìa khóa. Loay hoay với túi cá để thả xuống sông, Đức bị một người lạ mặt cướp mất xe và phóng đi luôn, bạn không đuổi theo kịp. Vì thế vào những ngày lễ Tết như thế này, teen cũng nên đề phòng chuyện mất cắp và luôn để ý đến đồ đạc của mình.
Chúc bạn có một Tết Táo Quân thật vui và đáng nhớ!
Theo PLXH
Chuyện gây sốc: Đốt 10 tấn vàng mã... tưởng nhớ tổ tiên Trong dịp Tết Thanh Minh vừa qua, khoảng 6.000 thành viên của dòng họ Yeh tại Đài Loan đã cùng nhau đốt 10 tấn vàng mã và rất nhiều pháo hoa để tưởng nhớ tổ tiên đã khuất của mình Đại gia đình Yeh ngoài những thành viên sống ở Đài Loan, còn có nhiều người sống tận Hoa Kỳ, Australia và Brazil...