Làng di sản nghìn năm bên bờ biển Sa Huỳnh
Các chuyên gia nhận định làng cổ Gò Cỏ bên bờ biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) là bức tranh di sản hoang sơ, hội tụ tinh hoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt.
Nằm cách TP Quảng Ngãi khoảng 45 km về phía nam, làng Gò Cỏ (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) nằm sát bên đầm An Khê và bờ biển Sa Huỳnh.
Làng có diện tích khoảng 65 ha, nằm giữa hai đồi núi cao, có lớp cư dân cổ, là chủ nhân nền văn hóa Sa Huỳnh, niên đại khoảng 2.500-3.000 năm. Địa chất chủ yếu là các loại đá granit được hình thành khoảng 250 triệu năm trước.
Năm 1909, nhà khảo cổ học người Pháp, M.Vinet, lần đầu phát hiện bên bờ biển Sa Huỳnh, gần làng cổ Gò Cỏ có khoảng 200 mộ chum. Di tích khảo cổ đó được gọi là Dépot à Jarres Sa Huỳnh (nghĩa là kho chum Sa Huỳnh). Cùng với văn hóa Đông Sơn (miền Bắc), văn hóa Óc Eo (miền Nam), văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung) là “ba cái nôi văn minh” xưa tạo thành tam giác văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
Video đang HOT
Tiến sĩ Guy Martini, Tổng thư ký Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, đánh giá làng cổ Gò Cỏ là “báu vật” của Quảng Ngãi. Nơi đây hội đủ điều kiện văn hóa – địa chất để trở thành một thực thể sống động của không gian văn hóa Sa Huỳnh.
Tháng 3, đầm An Khê nhuộm màu rêu xanh tạo nên bức tranh thiên nhiên độc đáo. “Đến với làng cổ Gò Cỏ, tôi hạnh phúc vì hòa mình với thiên nhiên hoang sơ, trải nghiệm giữa miền đất hội tụ nhiều nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt thật thú vị”, chị Trần Thị Hà (TP.HCM) chia sẻ.
Hình ảnh đàn cò bay lượn bên những con trâu nhởn nhơ gặm cỏ ven đầm cũng là điểm nhấn thu hút du khách khi ghé nơi đây.
Khám phá đầm An Khê, du khách có thể thưởng ngoạn khung cảnh đàn vịt trời tung cánh trên bầu trời..
Họa sĩ Diệu Hiền (Quảng Ngãi) vẽ tranh sơn dầu bên đường làng xếp đá uốn lượn quanh làng Gò Cỏ. “Tham quan làng Gò Cỏ, lòng tôi cảm thấy bình yên nhẹ nhàng giữa biển trời hoang sơ, bao nhiêu muộn phiền dường như tan theo sóng nước. Nhiều lần trở lại làng, tôi đều có cảm xúc tươi mới để vẽ nên những bức tranh sơn dầu về cuộc sống bình dị của người dân nơi đây”, chị Hiền thổ lộ.
Tảng đá khắc mười dòng chữ Chăm cổ (chữ Phạn) ở làng Gò Cỏ. Bên cạnh đó, làng cổ này vẫn còn lưu giữ các di tích đền thờ và 11 giếng cổ, con đường cổ của người Chăm Pa tồn tại cách nay hàng trăm năm và các phong tục tập quán mang nhiều đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh hơn 3.000 năm trước.
Ngôi làng là bức tranh tổng thể đa dạng giá trị di sản, hội tụ tinh hoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt. “Làng Gò Cỏ được lựa chọn để thực hiện “mô hình kiểu mẫu”, một phần của dự án Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh. Tháng 11/2019, Quảng Ngãi đã trình hồ sơ dự án này đến UNESCO để công nhận là Công viên địa chất toàn cầu”, tiến sĩ Guy Martini nói.
Theo news.zing.vn
Tạm dừng tham quan khu di tích Mỹ Sơn
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và du khách, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn tạm dừng bán vé tham quan Khu di tích Mỹ Sơn từ 0h00 ngày 16/03 đến khi có thông báo lại.
Chiều tối 14/3, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 13/3/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và du khách, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn tạm dừng bán vé tham quan Khu di tích Mỹ Sơn.
Thời gian thực hiện từ 0h00 ngày 16/03 và kéo dài cho tới khi có thông báo lại.
Tạm dừng tham quan Khu di tích Mỹ Sơn từ ngày 16/3 và kéo dài cho tới khi có thông báo lại.
Khu di tich đền tháp Mỹ Sơn - công trình kiến trúc bằng gạch nung và đá sa thạch, được xây dựng từ thê kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII. Đây được xem là trung tâm của vương quốc Chăm Pa.
Năm 1999, cùng với phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Đ.Hoàng
Theo toquoc.vn
Hà Nội mùa hoa sưa nở trắng trời Hà Nội đã bước vào những ngày cuối của tháng Hai. Lúc này đây, các phố phường Thủ đô được khoác lên mình bộ áo trắng tinh khôi của màu hoa sưa nở sớm. Cứ vào mỗi dịp cuối tháng 2, đầu tháng 3, khi thời tiết vẫn còn vương vất những chút lạnh của mưa xuân là lúc hoa sưa bắt đầu...