Làng đẹp như cổ tích nơi gà gáy dân 2 tỉnh cùng nghe rõ mồn một
Tiếng gà gáy ở thôn Bắc Hoa, thuộc xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn nghe thấy.
Đến nơi ấy đường xa nhưng dễ đi. Nơi ấy cảnh đẹp, người hiền…
Một góc bản Bắc Hoa.
Nơi có những ngôi nhà cổ trình tường tuổi đời hàng trăm năm thấp thoáng bên cây đào, cây mận; những con người chịu thương, chịu khó làm ra nhiều sản vật ngon nức tiếng gần xa; và điệu hát Sloong hao thiết tha, say đắm. Đó là vốn quý đang mở ra cơ hội phát triển du lịch cho Bắc Hoa.
Bắc Hoa xưa
Trên đường tới thôn Bắc Hoa tôi được chị Lê Thị Hoa, cán bộ Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lục Ngạn và anh Hoàng Văn Chăm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tân Sơn kể cho nghe nhiều chuyện thú vị về phong tục, tập quán của người Nùng, về “chợ tình” Tân Sơn, hội hát Sloong hao mùa xuân…
Anh Chăm kể, chợ phiên Tân Sơn đông vui lắm, họp mỗi tháng 6 lần vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch. Người đi chợ không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn để gặp gỡ, tâm tình, nhiều đôi trai gái giao duyên, hò hẹn.
Tôi nói với anh Chăm, vậy là trai gái ở đây toàn người khôn thôi đấy, như các cụ xưa dạy: “Trai khôn tìm vợ chốn chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân”. Mọi người trên xe đều cười vui.
Bà Vi Thị Thêm, 78 tuổi ở thôn Bắc Hoa còn giữ nghề dệt khăn, áo chàm thủ công bán cho khách du lịch ở lễ hội xuân Tân Sơn.
Đường giao thông đến thôn Bắc Hoa được bê tông nhờ hỗ trợ vốn, xi-măng từ Chương trình 135, Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh Bắc Giang và huy động sức dân. Bên ấm trà, trò chuyện với chúng tôi là Bí thư Chi bộ Hoàng Ngọc Phiên; Trưởng thôn Vi Văn Chèo; Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Lăng Quốc Kỳ; người già có uy tín – ông Hùng Văn Tỷ, 62 tuổi.
Tôi gợi về chuyện xưa như cách làm nhà trình tường, chuyện dựng vợ gả chồng, chuyện làm ăn… thì Bí thư Chi bộ Hoàng Ngọc Phiên chỉ vào ông Hùng Văn Tỷ: “Ấy ! bác ấy biết nhiều lắm, hỏi bác ấy đi…”.
Đúng như ông Phiên nói. Ông Hùng Văn Tỷ đã có 26 năm “vác tù và”, từng là bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban mặt trận, an ninh, dân số… Như ông Tỷ nói không có chức danh công việc nào ở thôn mà ông chưa làm, được phân công làm gì là làm, không nề hà gì cả.
Ông Tỷ là đời thứ năm, sau kỵ, cụ, ông, cha, những người dân tộc Nùng đầu tiên từ các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn về đây lập làng. Ngày đó cách đây đã hơn 200 năm rồi. Người Nùng chọn nơi có địa thế đẹp, lưng tựa vào núi, có con suối dài, rộng được đặt tên là Khuôn Tiếu, trước mặt có đồi thấp, dưới chân đồi có thể làm thành ruộng bậc thang.
Mới đầu làm nhà còn lợp mái bằng rơm, cỏ tranh, sau này mới có ngói âm dương. Ngoài ra còn bí quyết phải chọn được loại gỗ làm khuôn trình tường mà phơi mưa nắng cũng không bị cong vênh. Như thế tường mới phẳng, bền đẹp…
Video đang HOT
Cũng như nhiều nơi khác, “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà” là ba việc lớn trong đời mà chàng trai người Nùng phải lo trên bước đường trưởng thành của mình. Riêng chuyện lấy vợ thì nhiêu khê lắm.
Ông Tỷ kể, thời của tôi không được tự ý đi tìm vợ như bây giờ. Một hôm bố tôi bảo, tao biết con bé ở làng bên hiền lành, chịu khó, đã lấy tuổi của nó và của mày đưa cho thầy bói xem rồi. Chúng mày lấy nhau được. Tao đã nói chuyện với nhà người ta.
Kể từ đó ba năm liền tôi phải mang lễ sang bên nhà gái đủ hai vai thịt lợn (14 kg), 12 con vịt, gà sống thiến, gạo nếp… vào các dịp Tết Thanh minh, Rằm tháng Bảy, 30 Tết… Đến khi cưới nhà trai còn phải mang lễ sang nhà gái để làm cỗ ăn trong 3 ngày. Ông Tỷ cười bảo, vậy mà đến lúc đón dâu tôi mới biết mặt vợ.
Lãnh đạo xã, thôn thăm nhà dân thôn Bắc Hoa.
Vợ chồng ông Tỷ sinh được 6 người con. Nay đều đã dựng vợ gả chồng nhưng không theo cách xưa của ông. “Đứa thì ở nhà làm ruộng, đứa thì làm công nhân, ưng ai thì nó cưới, chúng nó tự tìm lấy, chuyện lễ cưới, làm cỗ đơn giản hơn nhiều, chỉ làm gọn trong một ngày thôi. Cả việc cưới, việc tang trong thôn bây giờ đều tiến bộ nhiều rồi” – Ông Tỷ nói.
Bắc Hoa ngày nay
Đất lành chim đậu, chuyện lập làng mà ông Tỷ kể tưởng như mới hôm qua mà nay thôn Bắc Hoa đã có gần 160 hộ với hơn 700 nhân khẩu. Người đến trước giúp người đến sau, người đến sau giúp người mới đến trở thành truyền thống chung lưng đấu cật, đôn hậu, nghĩa tình.
Người Bắc Hoa kết thành một khối thống nhất, chia sẻ gánh vác việc chung, cùng nhau vươn lên bắt nhịp cuộc sống mới. Mỗi khi tiếng kẻng ở Bắc Hoa vang lên một hồi ba tiếng là họp thôn, 6 tiếng là họp thanh niên, phụ nữ, đánh liên hồi thì có chuyện bất thường.
Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Lăng Quốc Kỳ tự hào rằng từ xưa đến nay, người thôn Bắc Hoa chưa có ai vi phạm pháp luật, trong thôn chưa bao giờ xảy ra trộm cắp. Ông Kỳ cười bảo, vì thế mà chưa bao giờ kẻng phải gõ liên hồi.
Hát Sloong hao tại xã Tân Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).
Bắc Hoa đẹp, yên bình thì thấy rồi nhưng chia sẻ với tôi về Bắc Hoa còn nhiều hộ nghèo là điều mà Bí thư Chi bộ Hoàng Ngọc Phiên và Trưởng thôn Vi Văn Chèo rất trăn trở. Những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10-15% mỗi năm nhưng số hộ nghèo vẫn còn khoảng 30%.
Theo lý giải của Trưởng thôn Vi Văn Chèo, cái nghèo ở đây ngoài nguyên nhân khách quan về giao thông khó khăn nay đã được khắc phục thì cái chính vẫn là do tập quán canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, chưa đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Nhìn nhận như vậy nên để giải bài toán xóa nghèo bền vững, chi bộ, lãnh đạo thôn vận động người dân chuyển mạnh sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và chăn nuôi gia súc, gia cầm thay vì chỉ trồng lúa, ngô, đậu xanh. Diện tích vải thiều ở Bắc Hoa tăng đáng kể những năm gần đây.
Đáng chú ý là vải thiều ở Bắc Hoa chín muộn, thu hoạch sau cùng so với các nơi khác trong huyện Lục Ngạn nên bán được giá. Vụ vừa rồi trong khi giá vải thiều ở Lục Ngạn cao nhất khoảng 50 nghìn đồng/kg thì ở Bắc Hoa bán được 70 nghìn đồng/ kg.
Cũng theo Trưởng thôn Vi Văn Chèo, về trồng trọt sẽ tiếp tục duy trì sản lượng gạo đặc sản như gạo nếp, gạo bao thai hồng, còn chăn nuôi gia súc, gia cầm thì Bắc Hoa có hướng đi riêng đó là chăn nuôi lợn và gà thiến bán vào dịp lễ hội xuân. Thịt lợn quay, thịt gà thiến là món ngon ưa thích của du khách mỗi khi đến Tân Sơn.
Triển vọng phát triển du lịch
Thôn Bắc Hoa tựa lưng vào núi lại có dòng suối hiền hòa cung cấp nhiều tôm cá quanh năm. Ngắm phong cảnh sơn thủy hữu tình, thăm nhà cổ trình tường, xem dệt khăn, áo chàm thủ công, thưởng thức món ngon đặc sản hẳn là sức hấp dẫn với nhiều du khách.
Vậy mà qua trò chuyện với ban lãnh đạo thôn thấy rằng Bắc Hoa vẫn giống như “cô gái đẹp ngủ quên trong rừng” mà ít du khách biết tới. Trong khi đó, chỉ cách vài cây số, vào dịp tháng Giêng chợ phiên Tân Sơn và hội hát Sloong hao của đồng bào dân tộc Nùng lại thu hút đông đảo khách thập phương.
Đem chuyện này hỏi Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hoàng Văn Chăm thì anh quả quyết “năm nay sẽ khác”. Là người được phân công phụ trách Chi bộ thôn Bắc Hoa nhiều năm qua, anh Chăm hiểu rất rõ những lợi thế phát triển du lịch ở đây.
Anh vận động bà con trồng thêm cây đào, cây mận ở những nơi đất trống, đồi trọc và ven đường. Năm nay anh tham mưu với xã hỗ trợ nông dân giống trồng thí điểm 2 ha cải cúc lấy hạt. Dự kiến cánh đồng cải cúc sẽ nở hoa đúng vào dịp lễ hội xuân Tân Sơn. “Đó là một cách thu hút du khách về Bắc Hoa” – anh Chăm nói.
Về lâu dài, huyện Lục Ngạn đang xây dựng đề án phát triển du lịch Tân Sơn nói chung và Bắc Hoa nói riêng – anh Chăm cho biết. Với Bắc Hoa sẽ là sản phẩm du lịch cộng đồng. Một trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng dự kiến sẽ được xây dựng tại Bắc Hoa. Từ đề án này, anh Chăm hy vọng sẽ có doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào phát triển du lịch, tạo hướng đi mới cho phát triển KT-XH của Tân Sơn, Bắc Hoa.
Hôm nay lần đầu về thôn Bắc Hoa, cùng với chị Hoa ở Phòng Văn hóa huyện, được nghe anh Chăm lãnh đạo xã “xui” nông dân trồng thật nhiều hoa. Mong sao du lịch của Bắc Hoa sẽ đơm hoa, kết trái. Nghe tôi nói thế, các anh chị đều cười vui, siết chặt bàn tay, hẹn xuân này gặp lại.
Bộ GTVT đồng thuận dùng vốn địa phương cải tạo, nâng cấp QL31
Bộ GTVT đồng thuận với kiến nghị của tỉnh Bắc Giang về dùng vốn của tỉnh để cải tạo, nâng cấp QL31.
QL31 hiện xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT - Ảnh Nguyễn Thương
Khó về nguồn vốn
Bộ GTVT vừa có băn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sử dụng vốn ngân sách địa phương để đầu tư QL31 đoạn từ huyện Lục Nam đi huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020, QL31 từ Quán Thành (Bắc Giang) đến Bản Chắt (Lạng Sơn) dài 160 km hoàn thiện đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, hai làn xe. Trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài trên 98 km.
Dự án đầu tư QL31 thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang được chia làm hai đoạn. Đoạn từ thành phố Bắc Giang đi Chũ với chiều dài 36 km, đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) với quy mô đường đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe, tổng mức đầu tư trên 1.300 tỷ đồng.
"Do việc đầu tư tuyến đường này thực hiện trên đường hiện hữu, không phù hợp với Nghị quyết 437/2017 của Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện, đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT nên dự án đã dừng triển khai đầu tư", Bộ GTVT cho biết.
Đoạn thứ hai là từ Chũ đi Sơn Động với chiều dài 57 km được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư năm 2009, quy mô đường cấp IV, 2 làn xe với tổng mức đầu tư 930 tỷ đồng. Bộ GTVT đã đưa dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nhưng do nguồn vốn ngân sách nhà nước khó khăn nên dự án đã dừng triển khai.
Thời gian qua, Bộ GTVT đã phối hợp với địa phương rà soát, xem xét lại cơ sở pháp lý về ủy quyền quản lý để có kế hoạch duy tu, sửa chữa, nâng cấp nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo ATGT, có phương án mở rộng, nâng cấp QL31 những đoạn xung yếu, cấp thiết. Tuy nhiên, Bộ GTVT chưa thể bố trí được nguồn vốn trung hạn 2016 - 2020 để thực hiện cải tạo, nâng cấp QL31 theo đề nghị của địa phương.
Hiện Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ VN lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp QL31 đoạn qua tỉnh Bắc Giang, dự kiến đưa vào trong danh mục đầu tư giai đoạn 2021 - 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Kiến nghị dùng vốn địa phương
Về đề xuất sử dụng vốn địa phương đầu tư QL31, Bộ GTVT cho biết, cuối năm 2019, UBND tỉnh Bắc Giang có kiến nghị về việc đầu tư cải tạo nâng cấp QL31 đoạn Km17 800 - Km38-600 thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong đó, có chỉ rõ, qua nhiều năm qua tuyến QL31 không được đầu tư nâng cấp mở rộng, chất lượng nền mặt đường nhỏ xuống cấp, ảnh hưởng đi lại của nhân dân, đặc biệt là vào vụ thu hoạch vải Thiều huyện Lục Ngạn, ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời tiếm ẩn nguy cơ mất ATGT.
"UBND tỉnh Bắc Giang xác định đoạn Km17-800 - Km38 600 (Lục Nam đi Chũ) là đoạn khó khăn nhất, mật độ giao thông lớn nhưng mặt đường nhỏ, xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đi lại và phát triển kinh tế nên đề xuất sử dụng ngân sách địa phương giai đoạn 2019 - 2022 để sớm đầu tư dự án dự án được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua", Bộ GTVT cho biết.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng ngân sách của địa phương hỗ trợ đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp QL31 đoạn Km17 800 - Km38 600 do đây thực sự là doạn xung yếu và cấp bách nhất đối với tỉnh.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cho biết, khi đó các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang làm việc với Bộ GTVT là cơ quan quản lý vốn ngân sách trung ương để bố trí đầu tư dự án và thực hiện Luật Ngân sách quy định về nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. Do đó, UBND tỉnh Bắc Giang không thể thực hiện dự án từ nguồn vốn hỗ trợ của địa phương.
Đến tháng 4 năm nay, UBND tỉnh Bắc Giang tiếp tục đề nghị Bộ GTVT bố trí vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến QL31 đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang, trong đó ưu tiên đầu tư trước đoạn Km17 800 - Km38 600 trong năm 2021, các đoạn còn lại tiếp tục đầu tư trong giai đoạn đến năm 2025.
Theo Bộ GTVT, để chuẩn bị danh mục dự án đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, Bộ GTVT đã giao các đơn vị thực hiện lập báo cáo chủ trương đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trong cả nước, trong đó có dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến QL31 đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang.
Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, thực tế nguồn vốn ngân sách nhà nước của Bộ GTVT hàng năm được giao rất hạn hẹp chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đầu tư dự án mới trong cả nước (do phải ưu tiên bố trí vốn cho các dự án sắp hoàn thành, dự án chuyển tiếp) nên khó có thể thực hiện đầu tư đoạn cấp bách ngay trong năm 2020-2021 theo đề nghị của tỉnh.
"Để đáp ứng nhu cầu giao thông khu vực trong điều kiện ngân sách trung ương chưa thể bố trí đầu tư, đáp ứng nhu cầu cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang, giải quyết bức xúc của nhân dân, đặc biệt là vào mùa thu hoạch nông sản (vải, cam, bưởi,...) của huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, Bộ GTVT ủng hộ đề xuất của tỉnh ủy Bắc Giang về việc giao tỉnh Bắc Giang thực hiện đầu tư 21km tuyến QL.31 đoạn từ huyện Lục Nam đi huyện Lục Ngạn bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh Bắc Giang", Bộ GTVT kiến nghị.
Cần chính sách chung cho cả nước
Cũng theo Bộ GTVT, thời gian qua, trong điều kiện vốn ngân sách trung ương bố trí cho Bộ GTVT hạn chế, không huy động đầu tư dự án theo hình thức BOT (thu phí trên đường đang khai thác), một số địa phương cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến quốc lộ trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách địa phương nên cần có chủ trương thống nhất của Chính phủ để các địa phương thực hiện đầu tư và đề xuất này phù hợp với điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Thực tế, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiều địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư các tuyến cao tốc thuộc thẩm quyền quản lý đầu tư của Bộ GTVT như: tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng - Trà Lĩnh...mà về bản chất tương tự như việc các địa phương thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ.
"Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ có chính sách chung", Bộ GTVT cho biết.
Trần Duy
Đảng bộ phường Trường Lạc sẵn sàng tiến hành đại hội Đến nay, Đảng ủy phường Trường Lạc, quận Ô Môn đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện về văn kiện, nhân sự cấp ủy, cơ sở vật chất phục vụ Đại hội (ĐH) Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2020-2025. Đảng ủy phường cũng chỉ đạo thực hiện các công trình, phần việc thi đua có ý nghĩa để chào mừng ĐH. Tuyến...