Làng “đèn ông sao” tất bật kiếm tiền triệu mỗi ngày vào dịp tết trung thu
Làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực (Nam Định) xưa nay vốn nổi tiếng cả nước là làng chuyên sản xuất hoa bằng vải và đặc biệt là truyền thống làm đèn Trung thu.
Hiện, làng nghề Báo Đáp có 10 xóm và có khoảng 500 hộ hành nghề làm đèn Trung thu và làm hoa bằng vải. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp trung thu về, làng nghề lại sản xuất từ 2 – 3 triệu chiếc đèn ông sao xuất đi khắp các tỉnh thành trên cả nước và trong mỗi dịp trung thu thì mỗi gia đình cũng thu về hàng chục triệu đồng.
Là một trong những hộ dân làm đèn Trung thu lâu năm tại làng nghề Báo Đáp, Ông Nguyễn Văn Căng (50 tuổi) chia sẻ: “Chẳng biết nghề này có tự bao giờ, từ khi tôi lớn lên đã thấy có nghề này rồi. Kế nghiệp cha ông, đến nay nhà tôi cũng ngót hơn 40 năm làm nghề. Ở đây thì hầu hết nhà nào cũng làm nghề này. Nhà làm ít cũng từ 5 – 7.000 chiếc/một vụ, nhiều thì vài vạn. Năm nay nhà tôi đã xuất đi mấy vạn chiếc đèn, thu nhập cũng được hơn 30 triệu”.
Mặc dù đã nhiều tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Căng vẫn theo đuổi nghề làm đèn ông sao.
Theo lời ông Căng thì công việc làm đèn không mấy vất vả nhưng cần rất nhiều công đoạn và thời gian. Vào tháng Giêng các hộ làm đèn ông sao tại đây đều phải đi mua nứa. Sau khi nứa được cắt khúc đưa về thì công đoạn tiếp theo là ngâm nứa. Để làm ra những chiếc đèn ông sao thật đẹp, thì phải ngâm nứa từ rất sớm, giúp cho nan có đủ độ dẻo, khi chống đèn sẽ căng tròn, không bị gãy.
Là người lâu năm trong nghề, ông Nguyễn Văn Căng (50 tuổi) tâm sự: “Mỗi năm, khi xe tải chở nứa từ trên núi xuống đây, người dân làm nghề khi đó đổ xô ra để chọn nứa để mang về ao ngâm. Vì số lượng có hạn, mà aincũng muốn chọn nứa tốt, nên nhiều khi tranh nhau vất vả lắm”.
Đồng thời việc làm cán đèn cũng cần được để ý rất nhiều, người dân phải tìm đặt mua thân cây đay ở các xã hoặc các huyện lân cận để mua về cắt ra cất sẵn trong nhà, vì thế việc theo dõi mùa vụ để mua thân cây đay cũng rất quan trọng.
Thân cây đay được dùng để làm gậy chống đèn
Công cụ và nguyên liệu làm đèn ông sao cũng rất đơn giản. Công cụ chủ yếu để làm đèn là dao, kéo, cưa, bàn in, hồ dán và dây thép buộc, thân cây đay làm cán. .. Ngoài ra thì việc chọn, đặt giấy bóng cũng rất quan trọng. Giấy bóng sau khi được đặt về thì hầu hết các người thợ tại làng nghề đều phải cắt gọt thủ công, sắp xếp chọn lựa kỹ càng rồi đem in ấn các mẫu hình lên giấy bóng.
Video đang HOT
Mỗi chiếc đèn ông sao như này có giá từ 3 – 4 nghìn đồng/chiếc.
Sau khi mọi công tác chuẩn bị được hoàn tất, lúc này là lúc các bàn tay “nghệ sĩ” bắt đầu công việc tạo khung, dán giấy và trang trí để hoàn thiện một chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh. Hồ được dùng để dán giấy bóng làm đèn trung thu được làm từ bột gạo nếp. Sau khi nghiền nếp thành bột người dân đem ra đồ với lượng ít vôi bột rồi phết lên một tấm gỗ nhẵn tròn. Dùng tấm giấy lướt qua tấm gỗ tròn đó là có thể dán với khung đèn một cách chắc chắn.
Vợ ông Căng đang dùng hồ dán giấy lên những khung đèn ông sao
Theo Danviet
Vui Trung thu xưa giữa lòng Hà Nội, thử chơi đánh hạt hồng xiêm
Không chỉ có cơ hội được ngắm nhìn mâm cỗ Trung thu xưa hay quan sát các nghệ nhân làm đô chơi truyền thống, hàng trăm em nhỏ đã được trực tiếp trải nghiệm làm một số đồ chơi như: đèn ông sao, đèn con thỏ, đèn cù... và tham gia một số trò chơi dân gian như nhảy bao bố, cướp cờ, đanh hat hông xiêm...
Dù mỗi gia đình có một cách sửa soạn mâm cỗ Trung thu khác nhau nhưng những món không thể thiếu là các loại bánh nướng, bánh dẻo, cùng với trà ướp sen, nải chuối chín vàng, trái hồng đỏ mang hy vọng, trái na mang ước nguyện sinh sôi, trái bưởi mang những điều tốt lành, trái lựu chứa ngọt ngào may mắn... Ngoài ra, là chiếc đèn ông sao năm cánh, ông tiến sĩ giấy là biểu tượng của sự giỏi giang, công danh, thành đạt
Trung thu được coi là một trong những dịp lễ Tết quan trọng của nền văn hóa truyền thống Việt Nam, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Tết trông trăng của người Việt còn mang ý nghĩa đoàn viên, có màu sắc, hồn cốt quê hương với những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân... và không thể thiếu mâm cỗ Trung thu đêm Rằm đủ loại thức quà thân thuộc, gần gũi, vừa để cúng tổ tiên, vừa để trẻ con phá cỗ đêm rằm.
Vào dịp Tết Trung thu năm nay, bên cạnh những hoạt động gắn với Tết Trung thu truyền thống như: múa lân sư, hướng dẫn làm bánh dẻo, cốm Vòng, cắt tỉa hoa quả, làm đồ chơi và chơi các trò chơi dân gian... Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình vui Trung thu mang sắc màu văn hóa Đồng Tháp thông qua hoạt động trình diễn Hò Đồng Tháp, dệt choàng Hồng Ngự và hướng dẫn làm đèn Trung thu từ lon sữa bò, tết lá dừa... giúp giới trẻ Hà Nội hiểu hơn về văn hóa vùng sông nước.
Đặc biệt, du khách có cơ hội thưởng thức hương vị ẩm thực cùng các sản vật của vùng đất "sen hồng" như: gỏi ngó sen, chả giò sen, cơm trộn sen, cơm vắt huyết rồng...
Một số hình ảnh do PV Dân Việt ghi nhận trong ngày 30.9:
Những chú Lân vui nhộn, rực rỡ sắc màu là hình ảnh không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu. Mang vẻ đẹp đặc trưng như một minh chứng cho sự may mắn và thành đạt nên hoạt động múa Lân ngày càng phát triển trong cuộc sống đương đại
Các em nhỏ dưới sự hướng dẫn của các tinh nguyên viên được tự tay làm những chiếc bánh dẻo
Cùng nhau trang trí chiếc mặt nạ giấy bồi
Tận hưởng "thành quả" sau một ngày làm việc chăm chỉ
Trang trí đèn cù
Học cách dệt choàng Hồng Ngự
Cả gia đình cùng chơi nhảy bao bố
Trò chơi nhảy dây thu hút khá nhiều trẻ em tham gia
Cướp cờ là trò chơi đòi hỏi thể lực, sự khéo léo, chính xác và tinh thần đồng cội cao từ tất cả các thành viên
Trò chơi đánh hạt hồng xiêm cũng được giới thiệu tới các em nhỏ tại chương trình Trung thu năm nay
Bánh khọt là một trong các món ăn truyền thống của người miền Tây được nhiều người biết đến. Nguyên liệu chính tạo nên món ăn này là bột bánh xèo bán sẵn pha bột nghệ, thêm ít dừa nạo, đậu xanh hạt, củ cải trắng
Cơm trộn sen, cá lóc nướng cuốn lá sen non, chả giò hạt sen... là những món ăn đặc trưng của Đồng Tháp
Theo Danviet
Vượt 4.000 km, đây là chiếc đèn Trung thu độc đáo nhất năm Đó là chiếc đèn Trung thu được Trung úy Nguyễn Viết Tưởng đang công tác tại Đảo Đá Lớn, Trường Sa tự tay làm và gửi về cho các con - con trai đầu 4 tuổi mới được gặp bố 2 lần và con trai thứ hai gần 1 tuổi chưa một lần gặp bố. Nhiều người đã gọi món quà Trung thu...