“Làng đèn dầu” sống cạnh đại thủy điện
Dù cách công trình đại thủy điện Ia Ly không xa nhưng làng Bui xom mơi ( xã Ia Ka, Chư Păh, Gia Lai) vẫn sống cảnh không điện. Nơi đây, cứ khoảng từ 6h tối là như đêm đen bao trùm. Đôi nhà có ánh đèn dầu le lói…
Khoảng 6h tối, chúng tôi đặt chân vào làng Bui xóm mới (xã Ia Ka, huyện Chư Pah) đã thấy một màn đêm bao trùm.
Để tiết kiệm dầu thắp sáng, vợ chồng anh chị Rơ Châm Kiêu (24 tuôi, tru lang Bui xom mơi) bế con ra ngoài sân làng chơi. Anh Kiều cho hay: “Làng Bui này đã không có điện từ xưa nay rồi. Bà con mình quen dùng đèn dầu, nhưng dao nay dâu cũng đăt nên giảm và thay bằng bêp lưa. Minh đang co con nho, khi chau no quây khoc đoi ăn, anh điên thi không co, đen dâu thi luc đo luc tăt, khổ lắm. Điện thoại và các thiết bị điện khác cũng không dùng được vì không có chỗ sạc…”.
Nơi đây bà con không biết tới ánh điện.
Đươc biêt, đây la ngôi lang Bui mơi đươc tach ra tư lang Bui cu. Ngôi lang nay chi năm cach Nhà máy thuy điên Ia Ly hơn 15km nhưng mây chuc hô dân ơ đây lai phai sông trong cảnh tối tăm, chưa hê biêt đên anh sang cua đen điên.
Tại nha chi Rơ Châm Chitch (20 tuôi), hơn 6h tối, trong nhà tối om, một khoảng sáng nhỏ tỏa ra từ chiếc đèn dầu con con. Nhà chị Chítch mò mẫm ăn bữa cơm tối. Sau đó vì không điện nên cũng không ti vi, đài… người lớn trẻ nhỏ kéo nhau ra ngoài sân chơi chờ đến giờ đi ngủ.
Giá dầu đắt nên bà con làng Bui Xóm Mới lấy ánh sáng từ chiếc bếp đặt giữa nhà
Giưa đêm, mọi người chi nhận biêt nhau qua giọng noi. Tâm sự vơi chung tôi, chi Chitch kê: “Minh cung vưa mơi sinh con nho nhưng không co điên nên nhiêu luc rât bât tiên. Tât ca đêu phai nhờ vào chiêc đen dâu be teo, khi con đoi no lai khoc thet lên đoi ăn. Phai lo mo dây cho con ăn, chông câm đen soi đê vơ đut tưng thia chao. Cả làng được có mấy cái điện thoại hay đèn pin, nhưng nhiều lúc cũng không có điện để sạc…”.
Video đang HOT
Đươc biêt, những ngươi dân ở làng Bui xom mơi đều là hộ nghèo, gia đình chính sách, chính vì vậy mỗi tháng bà con được hỗ trợ tiền điện theo quy định của nhà nước. Theo đo, hàng quý chính quyền cấp cho mỗi hộ 147.000 đồng tiền điện, nhưng do không có điện nên số tiền trên được bà con dùng để mua dầu thắp.
Không có điện khiến cuộc sống sinh hoạt bà con vô cùng lạc hậu, khó khăn.
Bà con mong muốn có điện kéo vào để cải thiện cuộc sống.
Liên quan vấn đề này, ông Võ Công Hiền, phụ trách truyền thông Công ty điện lực Gia Lai cho biết, đên thơi điêm hiên tai việc kéo điện đến các thôn, làng đa đạt 99,8%. Tuy nhiên, hiện vân còn một số làng như làng Bui Xóm Mới (xã Ia Ka, huyện Chư Pah) làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)… vẫn chưa có điện hoặc đường điện yếu. Hiện những địa điểm này đã được lên kế hoạch, sắp tới sẽ xin Tổng công ty Điện lực triển khai đầu tư trong thời gian sớm nhất.
Không chi lang Bui xom mơi ma môt sô ngôi lang khac cũng đang sống trong cảnh không điện, như làng Hek, làng Plei Cheng Leng (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, Gia Lai), nơi mà hàng chục hộ gia đình vẫn sống tách biệt giữa vùng núi tiếp giáp giữa 2 huyện là Chư Sê và Phú Thiện. Cuộc sống bà con gặp nhiều khó khăn, không điện, không đường, không trường, không trạm, không có hộ khẩu, chứng minh nhân dân và bà con cũng không được hưởng bất kỳ chế độ, chính sách nào.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
Thi công đường tránh đô thị Pleiku gây nứt nhà dân
Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cho rằng, các thông số mà đơn vị bảo hiểm đưa ra là chưa tin cậy và không sát thực tế
Hàng chục hộ dân ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đang bức xúc vì việc thi công đường Hồ Chí Minh tránh đô thị Pleiku đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà ở, mất an toàn nhưng không được đền bù thỏa đáng.
Cách tâm đường Hồ Chí Minh tuyến tránh thành phố Pleiku đang thi công hơn 20m, ngôi nhà của gia đình bà Trần Thị Tịnh (ở thôn 3, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) bị hơn chục vết nứt từ nóc nhà chạy dọc tường, một số xà gỗ gần đứt gãy.
Nhà vệ sinh, sân bê tông cũng chằng chịt vết nứt. Những ngày mưa lớn, nước theo vết nứt thấm từ tường vào, khiến ngôi nhà ẩm ướt.
Nhiều đồ đạc tài sản của người dân cũng bị hư hỏng vì rung lắc trong quá trình thi công.
Bà Tịnh cho biết, mỗi khi lu lèn thi công đường tránh Hồ Chí Minh, nhiều vật dụng trong nhà bị rung lắc, dịch chuyển, rơi vỡ, hư hỏng. Thiệt hại của gia đình là rất lớn, nhưng chỉ được bồi thường hơn 9,3 triệu đồng là không thỏa đáng.
"Mưa rỉ nước vào trong nhà tôi, lấy xoong nồi hứng, xà gồ gần đứt gãy. Bão chưa tới, chứ nếu bão tới thì gãy xà gồ sập, mái tôn xi măng rơi xuống, nguy hiểm lắm! Hơn 9,3 triệu họ đền bù thì tôi không làm được việc gì cả, không đủ tiền để tôi mua tôn lợp lại nhà. Vì một ngày công thợ đã 300.000 đồng rồi".
Tại thị trấn Hòa Phú và xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, hiện nay có tới 36 hộ bị ảnh hưởng, nhưng chỉ có 23 hộ được bồi thường, với tổng số tiền chưa tới 100 triệu đồng. 13 hộ còn lại không được bồi thường vì lý do nằm cách tâm đường quá 50m.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Gia Lai - chủ đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh tuyến tránh TP Pleiku, cho biết, đơn vị đã mua gói bảo hiểm công trình của Liên danh Công ty Bảo hiểm Dầu khí Gia Lai và Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Gia Lai, nên việc bồi thường là vấn đề của đơn vị bảo hiểm với người dân địa phương.
"Một số hộ chưa đồng tình mức bảo hiểm thì sở cùng chính quyền địa phương tiếp tục vận động người dân đưa ra phương án giữa các bên cho phù hợp", ông Sơn trình bày.
Việc lu lèn thi công đường Hồ Chí Minh tuyến tránh thành phố Pleiku khiến hàng chục nhà dân taiị huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai bị nứt.
Đại diện Công ty Bảo hiểm Dầu khí Gia Lai cho rằng mức bồi thường được áp giá theo bảng giá vật liệu xây dựng tại Gia Lai. Đơn vị đã tham khảo phạm vi rung chấn ở một số công trình giao thông ở một số địa phương khác rồi đưa ra phạm vi rung chấn 50m để bồi thường, mà không đo đạc mức độ rung chấn thực tế tại hiện trường.
Ông Vũ Đức Thuấn, Giám đốc Công ty Bảo hiểm Dầu khí Gia Lai cho rằng, những hộ ngoài phạm vi 50m so với tâm đường, bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường.
"Thuộc phạm vi bảo hiểm thì bảo hiểm trả tiền, không thuộc phạm vi bảo hiểm thì nhà đầu tư phải trả tiền. Dưới 50m thì mới là mức độ rung chấn. Điều này căn cứ vào tham khảo mức độ rung chấn tại một số công trình lớn như cầu vượt ngã ba Huế- thành phố Đà Nẵng, đường vành đai thành phố Đà Nẵng, đường Nguyễn Tất Thành, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Phương án đền bù, đơn giá lấy đơn giá tỉnh Gia Lai", ông Thuấn lý giải.
Trước tình hình thực tế thiệt hại của người dân ở địa phương do việc thi công đường Hồ Chí Minh tránh đô thị Pleiku gây ra, ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cho rằng, các thông số mà đơn vị bảo hiểm đưa ra là chưa tin cậy và không sát với tình hình thực tế.
Việc từ chối bồi thường đối với 13 hộ dân là bất hợp lý, bởi nhà dân nứt do lu lèn thi công đường là có thật, nên họ phải được bồi thường.
"Công trình thuộc chủ đầu tư mua bảo hiểm, bên bảo hiểm lại theo đơn vị tư vấn. Căn cứ ngoài 50m không đền bù, tiêu chí của bên đó đưa ra, mình không rõ được đúng hay sai. Về quan điểm của huyện, thực tế đường thi công đã ảnh hưởng tới nhà dân, ngoài 50m hay trong 50m thì kiểm tra có nứt do lu lèn thì yêu cầu các đơn vị này phải đền bù cho dân cho thích đáng để dân có tiền sửa chữa nhà ở", Phó Chủ tịch huyện nêu quan điểm.
Theo_VOV
Thủy điện Hòa Bình, Sơn La mở cửa xả lũ trong sáng nay Để đảm bảo an toàn hồ chứa, từng bước đưa mực nước hồ chứa vận hành theo đúng quy trình liên hồ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã lệnh, sáng nay (5/8), nhà máy thủy điện Hòa Bình xả 1 cửa xả lũ vào lúc 8h và hồ Sơn La xả 1 cửa lúc 10h. Hồ thủy điện...