Làng đại học ở Sài Gòn tan hoang sau trận mưa giông
Khu ký túc xá cùng các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM ở quận Thủ Đức tan hoang sau trận mưa giông lớn đêm qua.
Sáng 19.11, ông Trần Thanh Long – Trưởng phòng Cơ sở vật chất Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM) – cho biết cơn lốc chiều tối qua làm tốc 30-40m2 trần la phông ở sảnh chính của trường tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Khu vực sảnh cũng là nơi tổ chức lễ 20.11 của trường cũng bị hư hại.
“Gần 100 cây xanh bị đổ, nhiều cổ thụ bị bật gốc trong khuôn viên sân vườn rộng hơn chục ha của trường. Một cửa gỗ chống cháy cũng bị sập”, ông Long nói và cho biết nhà trường cùng sinh viên đang dọn dẹp.
Ở Ký túc xá khu B – Đại học quốc gia TP.HCM, cơn giông gió cũng gây sập trần nhà ở sảnh chính của block B4, D5 khiến nhiều sinh viên hốt hoảng, bỏ chạy. Những khung cửa kính chắn gió cũng bị quật ngã, nằm ngổn ngang trên nền nhà.
Tại hiện trường, kính vỡ, cửa nứt, tấm la phông nằm rải rác khắp nơi. Nhiều quán xá, căn tin… ngổn ngang do bàn ghế, hàng hóa đổ sập. Bên ngoài, một số mái tôn tốc mái bay tung tóe, hàng chục cây xanh bật gốc.
Bạn Thân Mỹ Thương, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho biết mưa lớn kèm gió mạnh liên hồi khiến cửa kính trong phòng ký túc xá giật ầm ầm chực rơi ra ngoài.
Video đang HOT
“Nhìn qua cửa số thấy gió mưa khủng khiếp, mấy cây xanh bên dưới oằn xuống, nghiêng ngã. Khi tạnh mưa xuống dưới sảnh mình hết hồn bởi khu vực này như vừa trải qua trận đập phá. Cửa kính, trần nhà nằm vươn vãi đầy trên nền, mình vừa đi vừa né nhiều tấm la phông treo lủng lẳng trên đầu chực rơi”, Thương kể và cho biết ký túc xá sau đó mất điện.
Ngay trong đêm, nhiều sinh viên xuống các tầng hầm dắt xe máy ra ngoài do lo sợ mưa lớn có thể gây ngập hầm giữ xe như cuối năm ngoái khiến hàng trăm xe hư hỏng, tốn bạc triệu sửa chữa.
“Bão chưa vào nhưng mưa gió đã gây thiệt hại như vậy, không biết nó vào đất liền còn ghê chừng nào. May là sáng nay nó đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới”, sinh viên Thiên Phước, Đại học Kinh tế – Luật, nói.
Bên ngoài ký túc xá, khu vực làng Đại học thuộc địa phận quận Thủ Đức (TP.HCM) và thị xã Dĩ An (Bình Dương) cũng tan hoang sau cơn mưa giông. Nhiều quán ăn, nhà cửa bị tốc mái, cây xanh ngã đổ.
Đêm qua và sáng sớm nay, sinh viên cùng Ban quản lý ký túc xá, các trường Đại học tổ chức dọn dẹp những khu vực bị ảnh hưởng.
Cũng tại quận Thủ Đức, hàng loạt cây xanh, nhà bị tốc mái khiến nhiều khu vực bị mất điện. Hơn 20 tuyến đường trên địa bàn TP.HCM cũng ngập từ 20-30 cm khiến nhiều phương tiện chết máy.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đớt, đang áp sát bờ biển Ninh Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu, sức gió tối đa 60km/h (cấp 7), giật tăng hai cấp. Dự kiến chiều nay áp thấp đổ bộ đất liền.
Theo Sơn Hòa – Mạnh Tùng (VnExpress)
Người dân Ninh Thuận tắm biển trước khi áp thấp nhiệt đới vào bờ
Người dân TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) vẫn tắm biển, chơi thể thao trước giờ áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 14) ảnh hưởng trực tiếp vào Ninh Thuận.
Sáng 19.11, cơn bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào vùng biển ngoài khơi các tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận.
Ghi nhận tại TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) nơi được xem là vùng đất rất hiếm khi bão đổ bộ cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Từ 6h sáng, trời bắt đầu có mưa nhẹ, gió bắt đầu thổi mạnh, bầu trời âm u. Tại bãi biển Bà Già (TP.Phan Rang - Tháp Chàm), rất đông người dân vẫn tắm biển, chơi thể thao như thường ngày dù sóng biển bắt đầu lớn.
Do thời tiết không thuận lợi nên nhiều người rút ngắn thời gian tắm biển, về nhà sớm hơn thường ngày. Ảnh: Phước Tuần.
Anh Nguyễn Thành Phan (35 tuổi, TP.Phan Rang - Tháp Chàm) cho biết thường ngày người dân tắm rất đông, hôm nay nghe bão vào nên giảm nhiều. Ở đây toàn dân biển nên sáng sớm ai cũng thích ra bơi vài vòng cho khỏe, biển chưa động nên vẫn an toàn.
Nhiều nhóm thanh niên, người già cũng tụ tập trên bãi biển đá bóng, đánh bóng chuyền như thường ngày. "Hôm nay bão vào nên trời âm u, anh em chơi thể thao chút rồi về nhà chứ không chơi lâu như ngày thường", anh Lê Văn Nam (30 tuổi) nói.
Tại cảng cá Đông Hải (TP.Phan Rang - Tháp Chàm), hơn 510 thuyền cá của ngư dân đã vào trú bão an toàn. Trước đó, UBND tỉnh Ninh Thuận có công điện khẩn nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi đánh bắt và hoạt động trên biển kể từ sáng 18/11, đồng thời thông báo, kiêu gọi tất cả tàu thuyền về neo đậu nơi an toàn tại các khu tránh trú bão trong tỉnh trước 21h cùng ngày.
Khẩn trương rà soát, kiểm tra dân cư sống tại vùng ven biển, vùng cửa sông, lồng bè nuôi trồng thủy sản để có phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn. Tổng số dân dự kiến phải sơ tán là 6.089 hộ/28.879 người, hiện đã sơ tán được 5 hộ dân ở huyện Thuận Bắc.
Nhiều nhóm thanh niên chơi thể thao trên bãi biển Bà Già (TP Phan Rang - Tháp Chàm). Ảnh: Phước Tuần.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, sáng sớm 19/11, sau khi đi vào khu vực vùng biển các tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, bão số 14 (có tên quốc tế là Kirogi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gần bờ.
Hồi 4h sáng nay, vùng tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/h), giật cấp 9.
Phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia Lê Thanh Hải cho biết, so với diễn biến hôm qua, cơn bão đã suy yếu nhanh và di chuyển có phần chậm lại.
"Đây là một trong hai kịch bản mà Trung tâm đã đưa ra ngày hôm qua. Sáng nay, áp thấp tiếp tục suy yếu và khi cập bờ khả năng chỉ còn là vùng áp thấp", ông Hải cho hay.
Theo Phước Tuần (Zing)
Cổ thụ 40 năm tuổi đè ôtô, hai vợ chồng thoát chết Ảnh hưởng của bão số 14, trong cơn mưa to ở Bà Rịa - Vũng Tàu, cổ thụ bị gió quật ngã đè ôtô 4 chỗ trên Quốc lộ 56. Người đàn ông lái ôtô con chở vợ lưu thông trên quốc lộ thì bị cổ thụ 40 năm tuổi bật gốc, đổ ập xuống đè trúng. Tai nạn làm ôtô hư hỏng,...