Làng đại gia buôn trầm xuyên quốc gia
Làng Trung Phước, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, Quảng Nam nằm nép mình bên đầu nguồn sông Thu bây giờ nức tiếng là làng tỷ phú. Hàng trăm ông chủ ăn nên làm ra bằng nghề sản xuất trầm hương, đưa ra nước ngoài bán dạo.
Xuất ngoại bán dạo trầm hương
Trong cái nắng vàng mắt đầu tháng 6, con đường vượt qua đèo Le về làng Trung Phước dường như rút ngắn bởi trước mắt tôi là những tỷ phú nông dân làng Trung Phước xuất ngoại bán dạo trầm hương mới trở về.
Lão nông Trương Văn Ba kiêm phu trầm, và bây giờ là tỷ phú bán dạo trầm hương xuyên quốc gia từ Trung Quốc, Hồng Kông sang Nhật Bản, bảo rằng suốt mấy năm nay anh ăn cơm bên Trung Quốc nhiều hơn ăn cơm ở làng.
Đến giờ, anh Ba không thể nhớ mình đã bao nhiêu lần xuất ngoại để bán dạo trầm hương. Tấm hộ chiếu phổ thông phải đổi mấy bận vì không còn chổ để đóng thị thực mỗi lần xuất nhập cảnh.
Một gốc dó trầm chuẩn bị đưa vào chế tác trầm cảnh tại làng Trung Phước.
Chuyến xuất ngoại đầu tiên của anh là vào đầu năm 2011. Anh bảo, đấy là chuyến lãng du phiêu bạt với ý định tìm đối tác tiêu thụ trầm hương do mình sản xuất.
Khi vừa đáp xuống sân bay Bắc Kinh, Trung Quốc anh thấy vô cùng lạ lẫm, lớ ngớ chẳng biết đi đâu về đâu vì phố xá sầm uất làm anh choáng ngợp.
“Đứng một lúc định thần và vẫy chiếc taxi, tiếng Trung một tiếng không biết nên tui chỉ biết nói chuyện bằng 2 tay ra hiệu tài xế cứ thế chạy thẳng. Ngồi trong xe, thò đầu ra ngoài thấy bất kỳ cửa hàng mỹ nghệ nào bên đường là tui yêu cầu tài xế dừng xe lại” – anh Ba kể.
Xuống xe, tui lôi gói trầm trong túi ra rồi bật hộp quẹt ga đốt để cho chủ cửa hàng nghe mùi thơm của trầm và ra hiệu muốn bán. Không ngờ chuyến xuất ngoại bán dạo trầm đầu tiên tui thắng lớn. Cả ba lô trầm mang theo bán sạch chỉ chưa quá 10 ngày, kiếm hơn 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
“Đã hơn 3 năm qua tui cứ thế đi bán dạo trầm hương ở Trung Quốc. Nhiều lúc tui mua vé bay sang Hồng Kông để chào hàng” anh Ba cho hay.
Giới thiệu sản phẩm trầm hương với khách tại hội chợ
Cũng giống như anh Ba, nhiều thanh niên của làng như Trương Thanh Hiền, Nguyễn Thanh Lân, Huỳnh Văn Thành – những nông dân chân đất – cũng bắt đầu lập công ty sản xuất trầm hương và mang hàng sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản để bán dạo.
Video đang HOT
Anh Ba cho biết, mỗi năm doanh số bán dạo của mỗi cơ sở sản xuất trầm hương ở làng Trung Phước lên đến hàng chục tỷ đồng, lợi nhuận 4-5 tỷ đồng mỗi công ty là chuyện bình thường.
Còn Trương Thanh Hiền thì cười bảo: “Khi tui tốt nghiệp đại học kinh tế Đà Nẵng quyết định không xin việc làm mà bỏ về làng mở công ty trầm hương mỹ nghệ ai cũng bảo tui khùng. Nhưng hơn 4 năm qua, công ty trầm hương mỹ nghệ của tui ăn nên làm ra và nuôi sống hơn 60 hộ gia đình” – Hiền kể.
Làng đại gia trầm hương
Từ Trung Phước lên bến Cà Tang, nơi đầu nguồn Sông Thu, dài khoảng 4 km mà tôi nhẩm tính có đến gần 40 cơ sở và công ty chế biến trầm hương nhân tạo nhằm cung cấp cho những thương lái của làng xuất ngoại ra nước ngoài bán dạo.
Đây cũng là nơi cung cấp sản phẩm trầm hương để sau đó, hàng trăm nông dân của làng nối gót nhau đưa hàng ra nước ngoài bán dạo và trở thành những đại gia nông dân giàu có nơi đầu nguồn sông Thu này.
Đốt thử trầm hương để giới thiệu với khách hàng
Điều kỳ lạ, hầu hết giám đốc các công ty sản xuất trầm hương tại làng đều là nông dân chân đất. Cầm tiền tỷ trong tay, nhưng các đại gia nông dân này vẫn cần mẫn làm việc, không mua sắm ô tô đắt tiền như các đại gia nơi thị thành.
Đại gia trầm cảnh Trương Thanh Hiền, Trương Văn Ba… là trong những ông chủ lớn nơi làng trầm Trung Phước. Mới nhìn, không ai biết là những đại gia nắm tiền tỷ trong tay với các bạn hàng làm ăn ở nước ngoài.
Đại gia lão nông Huỳnh Văn Thành, bây giờ là ông chủ của công ty trầm hương nức tiếng ở làng Trung Phước, kể lần đầu đưa hàng sang Côn Minh, Trung Quốc bán dạo. Vì sợ lạc đường ông cầm theo danh thiếp của khách sạn, nhưng sợ đánh rơi không biết đường trở về nên lấy điện thoại chụp hình khách sạn cho chắc ăn. Cứ thế thuê taxi đi bán dạo khắp thành phố, đến khi về bật điện thoại đưa cho tài xế là về đến nơi.
Bây giờ thì ông đã rành đường đi nước bước, lại biết chút ít tiếng Trung, tiếng Nhật nên việc buôn bán làm ăn không còn vất vả như hồi mới sang đi bán dạo.
Nhiều nông dân đã thành công trong việc trồng dó bầu tạo trầm, trở thành những tỷ phú.
Khi bắt đầu các hội chợ quốc tế, từ Côn Minh (Trung Quốc) đến Tokyo (Nhật Bản), Hong Kong, Đài Loan… các đại gia làng trầm Trung Phước đều tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm trầm hương.
Ông Thành vẫn còn nhớ như in vào tháng 5/2009, tại hội chợ quốc tế Nam Ninh (Trung Quốc) có hơn 2.000 gian hàng của các nước trên thế giới thì Việt Nam có 140 gian hàng tham gia. Trong số đó, có 10 gian hàng trầm cảnh của làng Trung Phước góp mặt.
Chỉ sau 10 ngày tham dự, toàn bộ gian hàng trầm của làng Trung Phước bán hết sạch, thu về khoảng hơn 2 tỷ đồng mỗi quầy. Đó là lần bán hàng thắng đậm và được quảng bá sản phẩm trầm của làng ra thế giới – ông Thành hào hứng.
Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn Huỳnh Tấn Triều kể rằng chính ông cũng rất ngỡ ngàng về ngôi làng đại gia này, bởi hầu hết, nông dân làng Trung Phước đều ăn nên làm ra từ nghề sản xuất trầm. Sản phẩm trầm lại được các nông dân của làng mang đi xuất ngoại bán dạo làm giàu mà có lẽ, ít ngôi làng nào ở Quảng Nam làm được.
Ông Triều cho hay đã nhiều lần huyện lấy mô hình làng tỷ phú Trung Phước nhân rộng ra toàn huyện, nhưng không hề dễ. Muốn được như vậy đòi hỏi nông dân các làng khác phải dám nghĩ, dám làm chứ không thể ngồi chờ đầu tư của nhà nước và cầm tay chỉ việc…
Giờ thì làng trầm đại gia Trung Phước là ngôi làng duy nhất ở Quảng Nam ghi tên địa danh của làng trên bản đồ trầm hương thế giới. Ở đó, có hàng trăm đại gia nông dân xuất ngoại bán dạo trầm hương và trở về giống như đi chợ.
Tỷ phú trầm hương từ gió bầu Ông Từ Văn Long, (58 tuổi), ở xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam -một trong những phu trầm một thuở dọc ngang nơi miền rừng Trường Sơn – vẫn nhớ như in những tháng ngày “ngậm ngải tìm trầm” nơi rừng thẳm. Ông tự hỏi tại sao không đem cây dó bầu hương về trồng và bắt nó tạo trầm làm giàu? Không chỉ ông Long, phu trầm Nguyễn Hoàng Huy, quê Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, Quảng Nam cũng nuôi giấc mơ tỷ phú từ việc trồng dó bầu tạo trầm và đã thành công. Những vườn dó bầu hương được gieo trồng từ những năm 80 của thế kỷ trước giờ là báu vật – theo lời những phu trầm như Huy hay ông Long – có trả tiền tỷ cũng không bán. Khi vườn dó bầu khép tán, đã có nhiều công ty trầm hương đến đặt mua với giá nhiều tỷ đồng nhưng Huy từ chối. Huy nói đang nuôi giấc mộng tạo trầm để làm giàu trên thân cây dó – nơi vườn nhà trồng được mấy chục năm nay. Khi vườn dó bầu của Huy khép tán, anh mày mò tìm chất xúc tác cây vào thân cây dó bầu hương để tạo trầm. Hơn 18 tháng sau ngày đưa chất xúc tác vào thân cây dó, Huy hạ cây để kiểm tra. Ước mơ tạo trầm cho dó đã thành hiện thực. Huy bảo khi hạ cây dó chặt đến đoạn cấy chất xúc tác thấy những vệt màu đen của trầm đã kết anh mừng rơi nước mắt. Từ thành công ban đầu của Huy, nhiều phu trầm là chủ các vườn dó bầu hương như Trương Công Lương trú thôn Bình Phước, thị trấn Tiên Kỳ, Tiên Phước cùng hàng chục phu trầm khác cũng tìm ra chất xúc tác tạo trầm cho dó bầu hương từ loại dầu thực vật. Bắt đầu từ đó những vườn ươm dó bầu hương và những vườn rừng dó bầu hình thành khắp làng quê miền núi Quảng Nam. Những phu trầm nghèo khó thuở nào rửa tay gác búa hạ sơn đã bắt đầu trở thành tỷ phú từ cây dó bầu.
Theo Dantri
Vụ trầm trăm tỷ: Trúng thật hay chỉ là "ăn quả lừa"?
Suốt cả tuần nay, thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch trở nên náo động bởi những tin đồn liên quan đến chuyện một người dân trúng trầm cả trăm tỷ đồng.
Thôn Trằm Mé, nơi xuất phát tin đồn trúng trầm trăm tỷ
Thương lái khắp nơi đổ xô về với mong muốn được "mục sở thị" và kiếm một khoản hời lớn từ món hàng khủng hiếm có này.
Truy tìm tung tích lượng trầm giá trăm tỷ
Xóm Mé (thôn Trằm Mé) như một hòn đảo nhỏ nằm giữa hai nhánh của dòng sông Son, mặc dù cách trở đò giang nhưng mấy ngày nay lại phải tiếp đón rất nhiều vị khách không mời mà "đến". Ông lão lái đò sông Son nở nụ cười phấn chấn khoe: "Tui là người trong thôn, nhưng cũng mới chỉ nghe người ta truyền tai nhau về chuyện trúng trầm thôi. Nhưng những ngày sau đó, con đò ngang của nhà tui mần ăn ngon lắm, có ngày chở thương lái qua lại liền tay luôn đó.?". Con đường bê tông nhỏ chạy ven sông dẫn chúng tôi đến xóm Mé, trên đường chúng tôi gặp không ít người dân nơi đây đang truyền tai nhau về câu chuyện rúng động cả tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, hai cha con ông Nguyễn Văn Truyền (48 tuổi - PV) ở xóm Mé, thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) được cho là đã may mắn trúng một lượng trầm "khủng" ngay trong vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Sau vài ngày âm thầm gùi hàng về, cha con ông Truyền đã không giấu nổi sự tò mò của những người dân trong vùng.
Sau khi sự việc động trời này bị bại lộ, những người dân xóm Mé cũng như khu vực xung quanh đã tìm được địa điểm khu vực trúng trầm của cha con ông Truyền. Ngay lập tức họ kéo nhau vào rừng và mót những mẩu trầm còn sót lại. Nghe tin này, hàng trăm lái trầm khắp nơi đã đổ về Trằm Mé mấy ngày qua để làm giá, xem hàng của cha con ông thợ rừng may mắn.
Anh H., một người hàng xóm của cha con ông Truyền thì thầm: Cách đây gần một tuần, cha con ông Truyền vào một khu rừng thuộc Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng (cách thôn Trằm Mé khoảng 3 giờ đi bộ - PV) đốn gỗ về làm nhà thì may mắn gặp một cây trầm đã héo hon. Biết đã gặp trầm quý, hai cha con ông Truyền lặng lẽ khai thác và gùi mất hai ngày, hai đêm mới đưa hết số trầm nói trên về nhà. Trong quá trình khai thác, cha con ông người thợ rừng may mắn này lại tiếp tục phát hiện ra một cây trầm khác còn sống, cách cây trầm kia không xa. Sau khi khai thác xong, ông Truyền đã phải thuê xe công nông mới đưa về hết được. Riêng cây trầm sinh này, sau khi khai thác, cha con ông Truyền đã phải thuê một chuyến xe ô tô và công nông mới đưa về được.
Một người dày dạn kinh nghiệm "ăn" trầm ở Quảng Bình cho biết: "Không phải bất kỳ thân cây gió nào cũng có trầm hương và kỳ nam. Chỉ một số cây gió có bệnh hoặc bị thương do thiên tai mới chứa loại nguyên liệu quý này ở phần lõi của thân. Xung quanh kỳ nam gỗ cũng biến chất ít nhiều, đó chính là trầm hương. Trầm hương và kỳ nam đều ở lõi cây gió do tích tụ nhiều hay ít tinh dầu, cho nên nếu không sành sỏi dễ bị nhầm lẫn khi mua. Kỳ nam nặng và nhuyễn, có đủ vị cay, chua, đắng, ngọt, thơm tho, đặc biệt nó có ý nghĩa tâm linh rất to lớn, thường được dùng để làm bùa bảo vệ sức khỏe, tránh tai ương nên có những thời điểm giá của nó được đẩy lên tận mây xanh". Nhiều người dân trong vùng cho rằng thứ mà cha con ông Truyền vừa trúng chính là kỳ nam, đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều lái trầm tìm mọi cách để có được số hàng khủng này.
Anh Nguyễn Văn T., một thợ rừng khá nổi tiếng ở Trằm Mé chia sẻ: "Theo kinh nghiệm của cha ông mà từ lâu cánh thợ rừng chúng tôi áp dụng trong việc săn trầm là khi nào gặp những cây gió cao chừng 30 - 40 mét trở lên, lá đã vàng và nhỏ sái dần, thân cây có nhiều u bướu như những tổ kiến, hoặc gốc có gò mối đóng thì cây gió đó có kỳ nam và trầm hương. Khi gặp cây gió như vậy thợ rừng phải hạ cây, đào tận rễ để tìm kiếm, vì loại hàng quý này có thể nằm trên ngọn, ở thân hoặc ở rễ. Khi gặp những cây gió còn non người ta thường dùng dao lụi vào thân cây thành những vết thương và theo dõi nhiều năm sau để lấy trầm - kỳ".
Gương mặt phấn chấn vì mấy ngày khách qua lại nườm nượp, ông lão lái đò sông Son cho biết: "Mấy ngày nay, ngoài đám thương lái đi săn hàng để ra giá, người dân quanh vùng này cũng kéo về đây đông lắm. Họ cũng theo chân cha con ông Truyền để đi vét sái trầm, nghe đâu có người bới rễ cây lên còn kiếm được cả cục lớn trị giá đến trăm triệu đấy các chú ạ".
Mặc dù tin cha con ông Truyền trúng trầm đã trôi qua gần tuần nay nhưng người dân Trằm Mé vẫn không ngừng truyền tai nhau về lượng hàng khủng mà ông này đang cất giữ. Người ta đồn rằng có một nhóm lái trầm nổi tiếng vùng Phong Nha - Kẻ Bàng đã chung vốn lại với nhau để được xem hàng khủng. Tuy nhiên, do trong một thời gian ngắn nên nhóm này mới chỉ gom được 50 tỷ đồng nên ông Truyền không cho xem, chủ nhân của món hàng ra giá 100 tỷ để xem một nửa hàng.
Ông Nguyến Công Trứ, chủ tịch UBND xã Sơn Trạch
Hay cú lừa ngoạn mục?
Kể từ ngày tin đồn nổ ra, gia đình ông Nguyễn Văn Truyền luôn đóng cửa im ỉm suốt ngày đêm. Nhiều người trong thôn Trằm Mé cho rằng, tin đồn dù có thật hay không, nhưng ông Truyền sợ liên lụy nên đã đến nhà người thân ở nơi khác để tá túc. "Có thể ông Truyền đang cất giấu một lượng trầm lớn, có giá trị, sợ bị bọn xấu bắt cóc, tống tiền nên tạm thời phải lánh khỏi địa bàn để chờ khách giao dịch và nghe ngóng tình hình ở nhà", một người hàng xóm của gia đình ông Truyền thầm thì.
Có mặt tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, chúng tôi ghi nhận các lực lượng chức năng ở đây được huy động khá đông và đang khẩn trương kiểm soát các ngõ ra vào cửa rừng. Ông Đặng Đình Hà, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết: "Việc người dân trúng trầm có hay không và số lượng bao nhiêu thì hiện nay chúng tôi chưa xác định được. Lãnh đạo vườn chúng tôi nhận được thông tin này từ hôm 7/5, ngay lập tức chúng tôi đã cho một tổ công tác của lực lượng kiểm lâm vào xem xét tại hiện trường. Tại đây, anh em đã phát hiện ra có hai cái hố nghi là dấu vết của việc đào cây và hiện nay tổ công tác đang làm báo cáo lên lãnh đạo. Mặt khác, chúng tôi thành lập thêm một tổ khác trực tiếp về thôn Trằm Mé để tìm hiểu các thông tin liên quan. Lãnh đạo vườn cũng đã có các cuộc họp nhằm phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để kiểm soát tình trạng người dân đổ xô vào rừng tìm trầm".
Ai được lợi khi tung tin thật - giả?
Mặc dù tình hình đã được kiểm soát, tình trạng người dân vào rừng mót trầm đã không còn nhưng những câu chuyện xung quanh vụ ông Truyền trúng trầm vẫn là một đề tài rất nóng hổi với người dân quanh vùng. Có người còn cho rằng đây có thể là một vụ lừa đảo ngoạn mục của một nhóm người săn trầm chuyên nghiệp ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Để có những thông tin chính xác hơn về tin đồn rúng động dư luận này, chúng tôi đã tìm về thôn Trằm Mé, nơi gia đình ông Nguyễn Văn Truyền sinh sống. Phát hiện người lạ, biết chúng tôi đi tìm thông tin về trầm hương, một người đàn ông tên Tiến (trạc chừng 45 tuổi), ở cách nhà ông Truyền không xa cho biết: "Tin đồn việc nhà ông Truyền trúng trầm là không có mô các chú ạ, chúng tôi là người dân ở đây mà cũng chưa được may mắn nhìn thấy, thế mà người ta đã xôn xao là có trầm trăm tỷ".
Theo ông Tiến thì đây có thể là kế hoạch lừa đảo rất ngoạn mục và chỉn chu của một nhóm thợ rừng ở Minh Lệ thuộc xã Quảng Minh (Quảng Trạch). "Biết được giá trị to lớn của trầm nên chúng đã tung ra tin đồn để đánh lừa thương lái. Chiều tối ngày 5/5, nhóm phu trầm này đã đi thuyền qua sông Son vào thôn Trằm Mé, trên tay có cầm nhiều khúc gỗ giống như trầm kỳ và tung tin với người dân rằng vừa "ăn" được một lượng trầm rất lớn, trị giá hàng trăm tỷ đồng. Một đồn mười, cái tin đó được lan truyền rất nhanh và không lâu sau đã đến tai các thương lái quanh vùng. Nghe tin có hàng "khủng", các thương lái đã đổ xô về Trằm Mé để mục sở thị và trả giá".
Đang điều tra làm rõ Ông Nguyễn Công Trứ, chủ tịch UBND xã Sơn Trạch cho biết: "Tin đồn về việc có người ở thôn Trằm Mé đào được trầm đã làm cho sinh hoạt của người dân trong vùng bị đảo lộn. Hiện tại chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ tin đồn này để sớm ổn định cuộc sống cho bà con nhân dân".
Theo xahoi
Rộ tin trúng trầm 100 tỷ ở Phong Nha-Kẻ Bàng Hai cha con ông Tr. ở thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được cho là đã may mắn trúng trầm "khủng" ngay trong vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Đòi đặt cọc trăm tỷ Sự việc bị bại lộ khi những người trong làng Trằm Mé biết được địa điểm khu vực...