Làng Đại Bình – nét duyên ngầm xứ Quảng
Nằm nép mình nơi thượng lưu dòng sông Thu Bồn, lưng tựa vào núi, làng Đại Bình (xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) như một ốc đảo bốn mùa trong xanh, ẩn chứa nét duyên ngầm của miền sơn cước đất Quảng.
Những hàng chè tàu xanh thẳng tắp kéo dài từ đầu làng đến cuối làng.
Con đường vào làng Đại Bình ngày đầu thu ẩn trong những hàng cây ăn quả che bóng mát rượi, những ngõ đá nhỏ, bình yên thắm sắc màu hoa dại.
Những ngõ đá mê hoặc lòng người tại làng Đại Bình.
Trải qua những năm chiến tranh, làng không hề bị đạn bom tàn phá. Đại Bình nổi tiếng vì nơi đây không chỉ còn nguyên vọng giá trị của một làng quê Việt Nam với cây đa, bến nước, sân đình… mà còn một “vùng đất Nam Bộ” giữa lòng Quảng Nam.
Tháng 8, tháng 9 là mùa thu hoạch bưởi, trụ của người làng Đại Bình.
Có một điều rất lạ chưa được giải thích, cũng cùng nằm bên bờ dòng sông Thu Bồn, hàng năm được bồi đắp phù sa từ những trận lụt như những làng quê khác nhưng chỉ riêng làng Đại Bình trồng được nhiều loại trái cây đặc sản.
Thậm chí ngay phía bên sông đối diện là làng Trung Phước, nhiều người chiết cây từ bên Đại Bình về trồng cũng khó sống hoặc không ra quả.
Du khách thích thú thăm quan vườn trái cây, chọn lựa những quả chín trên cây.
Video đang HOT
Đại Bình cây trái quanh năm và ra theo mùa. Tháng 3, tháng 4 Âm lịch, những vườn dưa hấu bên sông trĩu quả.
Từ tháng 5 đến tháng 9 Âm lịch, ngoài ổi, mít, mảng cầu, chuối… của xứ sở miền Trung còn có cả xoài, măng cụt, chôm chôm và đặc biệt không thể thiếu sầu riêng, trụ – những đặc sản của miền Nam bộ được trồng khá phổ biến ở vùng đất này. Tháng 10, 11 là mùa của bòn bon, quýt vườn Đại Bình…
Và đặc biệt, nếu có thời gian du khách còn có thể lưu trú vài ngày ở nhà dân. Đây là dịp giúp du khách được trải nghiệm cuộc sống nông thôn an bình, tham gia làm vườn, đánh bắt cá trên dòng sông Thu Bồn và tranh thủ thăm quan những địa danh nổi tiếng như hòn Kẽm đá Dừng, suối nước nóng, đèo Le…
Du khách có thể nghỉ ngơi ăn uống ở những quán nhỏ hay nhà dân trong làng.
Trong hành trình về với Đại Bình, du khách sẽ hiểu hơn về một làng quê, về những con người đã bất chấp chiến tranh, mặc cho gió bụi thời gian vẫn giữ nguyên cốt cách cổ xưa, lại càng thấy Đại Bình như một nét duyên ngầm của xứ Quảng.
Theo kinh tế Sài Gòn
Thương Hội An, đừng đến và đi vội vàng
Hội An đẹp nhưng bé xíu như lòng bàn tay, bé đến mức có người nói, khám phá Hội An chỉ cần một ngày. Nhưng có người bản địa cho rằng khám phá Hội An phải cần cả một đời, bởi Hội An nhỏ mà sâu. Vì vậy thích Hội An thì dễ nhưng yêu Hội An, thương Hội An thực lòng thì đừng đến và đi vội vàng như những khách tour.
Yêu Hội An đừng chỉ choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ, đừng chỉ xuýt xoa trước hương vị đặc biệt của Cao Lầu, đừng chỉ "selfie" với kiến trúc của chùa Cầu, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quảng Đông...
Muốn hiểu được Hội An, bạn phải chậm lại để trải nghiệm.
Một ngày sống "theo cách rất Hội An"
Hội An buổi sớm đẹp vô cùng, đẹp như một bức tranh của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.
Hội An sáng tinh mơ trong trẻo, yên bình khi khách du lịch vẫn còn say ngủ, .Trên đường chỉ có mấy o, mấy dì tất bật với gánh hàng rong trong cuộc sống mưu sinh. Muốn thấy một Hội An đơn giản của người Hội An, hãy thức dậy lúc mặt trời sắp mọc.
Hội An một sớm tinh mơ, bạn hãy vươn lồng ngực ra và hít căng buồng phổi cái bầu không khí rất Hội An đó, rồi thong dong đi mua một ổ bánh mỳ Phượng hoặc bánh mì Madame Khánh. Đừng ăn vội, hãy mang chiếc bánh mỳ đó đến quán cafe vỉa hè nhỏ của cô Thảo, ngay khúc cầu Nhật rẽ ra cầu Hội, gọi một ly cà phê nóng thơm lừng, vừa nhâm nhi ly cafe, vừa cắn miếng bánh mỳ giòn rụm. Cách người Hội An đón một ngày mới đơn giản thế thôi
***
Trưa, Hội An nắng lắm, đúng vị cái nắng của miền Trung. Nhưng có nắng vậy thì ve sơn tường mới vàng hơn, những hàng hoa giấy mới rực rỡ hơn, và Hội An mới đẹp hơn được. Ghé quán cơm gà Hoài hay cơm gà Bà Buội, dù có thể phải đứng chờ khá lâu vì người quá đông. Dĩa cơm gà ở đây đặc biệt lắm: hạt cơm khô khô mà beo béo, miếng thịt gà thơm mềm mà không dai hay bở, đọt rau được hái từ vườn rau Trà Quế, bát súp ngọt vị thanh tao của nước luộc gà. Xúc một miếng cơm mà thấy hồn của Hội An đượm trong đó.
Sau khi ăn thì không gian yên tĩnh ở Roaching Out là lựa chọn số một để nghỉ ngơi, thư giãn, điều đặc biệt là người phục vụ hoàn toàn khiếm thính. Chỉ cách phố cổ náo nhiệt vài bước chân nhưng ở Roaching Out ta như lạc vào một thế giới khác, yên tĩnh và nhẹ nhàng. Buổi trưa dành 30 phút nằm đọc sách, uống trà, nghỉ ngơi ở Roaching Out là sự lựa chọn rất Hội An.
Buổi chiều ở Hội An thú vị nhất là ngồi ăn vặt ven đường, đừng đi đâu xa, hãy tìm đến những con ngõ nhỏ nằm giữa những con phố lớn như Trần Phú, Nguyễn Thái Học, khách du lịch sẽ tìm thấy cả một trời ẩm thực ngon mà rẻ khó cưỡng lại được: thịt nướng cuốn bánh tráng,chả chiên, bánh bèo, bánh da heo, chè đậu ván, tào phớ... cần khoảng dăm chục nghìn là ăn mệt nghỉ. Ăn xong rồi, dành chút thời gian lênh đênh trông sông nước và hít hà hương gió mát trên dòng sông Thu Bồn mặn vị phù sa.
Tối, đa số các khách du lịch đều đi tham quan Hội An nhưng lúc Hội An như cô gái mang lớp make-up dày đặc: phù phiếm, phồn hoa giữa rực rỡ ánh đèn trong những dòng người như nêm cửi. Đây không phải là Hội An như vốn có. Hãy đi dạo trong đêm thanh vắng, khi ấy Hội An mới chính là Hội An yên bình với những ngôi nhà cổ đứng sát bên nhau trong yên lặng.
Bước đi trên phố về đêm, để ngược vào lòng mình, ngược thời gian, tìm về một Hội An đích thực.
Đến Hội An "nhỏ" để tìm về Hoài phố
Hội An là một đô thị thương cảng từng trên bến dưới thuyền. Nhưng sông Hoài ngày nay còn bé xíu chẳng thể khơi gợi hồn sông nước cũ. Vì thế, để hình dung được về Hoài phố nức tiếng 300 năm, du khách nên dành thêm một ngày để đến với "Hội An nhỏ" cách phố Hội chỉ 14 km.
Hội An nhỏ nằm trong lòng Vinpearl Land - Khu giải trí lớn nhất tại miền Trung, mới khai trương cách đây 2 tháng. Đường đến đơn giản lắm, cứ leo lên xe máy, bật google map, 30 phút chạy xe chậm là tới nơi thôi.
Vừa bước tới cổng, đã thấy ngay những dáng thuyền buôn quen thuộc của một thương cảng sầm uất được tái hiện ấn tượng. Đó cũng là cái không gian mà người ta không tìm được ở Hội An bây giờ.
Bước qua bến cảng, vào Hội An nhỏ bạn sẽ phải thốt lên "Có phải mình vừa đi vào mê cung vòng tròn, và lạc lại về Hội An không?". Những con phố cổ nhỏ màu vàng cổ kính, những mái ngói nhuốm màu rêu phong, những hàng hoa giấy rực đỏ dưới cái nắng của miền Trung, những phố lồng đèn lung linh đủ sắc. Tất cả đều giống như bê nguyên phố Hội về đây.
Tất cả mọi thứ trên con phố này đều nhỏ nhỏ, xinh xinh, màu tệp nhau thành những background đẹp đến lạ lùng. Có cảm tưởng rằng cứ đứng vào là đẹp, 1 bước chân ở đây có thể cho ra cả nghìn tấm ảnh sống ảo lung linh.
Vẻ đẹp thơ mộng của Hội An nhỏ càng được tôn lên bởi dòng sông Thu Bồn nước trong vắt, một bên soi bóng phố cổ, một bên soi bóng phố Âu, mà không phải phố Âu hiện đại như bây giờ đâu. Đó là phố Âu của 300 năm trước với kiến trúc Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Khéo khen cho ai nghĩ ra ý tưởng này, để một bên là phố cổ, một bên là bến cảng, còn một bên là trời tây quốc tế. Hay cho cái tên bến cảng giao thoa chứa đựng hết những gì tinh tế, hồn cốt và cả lịch sử của Hội An.
Đấy, hãy chậm lại để trải nghiệm, bạn sẽ hiểu Hội An nhiều hơn mà bạn biết.
Theo dantri.com.vn
Thị trấn xanh mát nằm giữa sa mạc Huacachina là một ốc đảo xinh đẹp của Peru, nằm cách thủ đô Lima 300km về phía nam và cách thành phố Ica 8km, phía Tây nam. Nơi đây được xây dựng quanh một hồ nước tự nhiên trong sa mạc và được bao quanh bởi những đụn cát khổng lồ cao vài trăm mét. Mặc dù nằm ở một trong những nơi...