Làng đá cổ Nà Vị – Nơi lưu giữ văn hóa truyền thống
Nằm cách trung tâm huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng khoảng 30 km về hướng Bắc, xóm Nà Vị, xã Minh Long phía dưới chân núi Phja Cao với hệ thống sông, suối xen kẽ và những ngôi nhà được làm bằng đá vỉa có niên đại trên 100 tuổi đã tạo nên một nếp làng thật yên bình, cổ kính và độc đáo.
Làng đá cổ Nà Vị, xã Minh Long, huyện Hạ Lang.
Đi trên con đường trải nhựa bằng phẳng từ thị trấn Thanh Nhật đến xóm Nà Vị, khung cảnh xanh mướt bên con đường làng khiến chúng tôi cảm nhận được sự bình yên của một làng quê trầm mặc, nhuốm màu thời gian của miền biên viễn. Qua làn sương sớm, trước mắt hiện ra ngôi làng với những ngôi nhà làm bằng đá nằm san sát theo con đường làng quanh co, uốn lượn. Dấu ấn thời gian in đậm trên mỗi nóc nhà, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống. Dẫn chúng tôi vào làng, đồng chí Nông Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Long kể: Làng này có từ rất lâu đời, mỗi nóc nhà đều được bà con “dệt” bằng đá, loại đá được khai thác chính ở những ngọn núi bao bọc của làng nên rất bền chắc; trải qua hơn 100 năm, những ngôi nhà bằng đá vẫn vững chãi và trở nên cổ kính.
Video đang HOT
Những ngôi nhà đá cổ có niên đại trên 100 năm vẫn được người dân làng Nà Vị sử dụng. Ảnh: Hà Cương
Làng Nà Vị hiện có 110 hộ dân sinh sống với 349 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Tày. Các nhà trong làng đều được làm bằng đá, trong đó có 40 ngôi nhà đá cổ vẫn giữ được 80% kiến trúc từ khi mới xây dựng; 50 ngôi nhà đá giữ được từ 50 – 60% kiến trúc cổ. Có những ngôi nhà cổ hiện nay có từ 3 – 4 thế hệ cùng sinh sống. Theo những người cao niên trong làng thì những ngôi nhà bằng đá này có tuổi thọ hơn 100 năm, thậm chí có thể đến 150 năm tuổi, trong quá trình sử dụng, chỗ nào hư hỏng bà con lại tự tìm đá để sửa chữa lại. Nhờ ý thức giữ gìn đó mà “tài sản” mộc mạc này đến nay vẫn tiếp tục được gìn giữ, mang lại nét đẹp độc đáo và đặc trưng cho miền quê này. Người dân nơi đây tận dụng những tảng đá được khai thác từ những ngọn núi xung quanh, những hạt cát từ lòng sông, lòng suối để tạo nên những ngôi nhà đá vô cùng đặc biệt, vững chãi cùng thời gian.
Để xây dựng được một ngôi nhà 3 gian hoàn chỉnh như ở làng Nà Vị, người dân thời đó phải mất từ 1 – 2 năm. Đá được sử dụng có rất nhiều kích cỡ xếp chồng lên nhau và kết dính bằng một hỗn hợp từ đá vôi trộn với cát. Những bức tường nhà có độ dày hơn 30 cm chắc chắn và kiên cố, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Chiều cao trung bình mỗi ngôi nhà từ 7 – 8 m, mái được lợp bằng ngói âm dương. Ngày nay, toàn bộ các chi tiết, vật liệu xây dựng ngôi nhà đá ở Nà Vị đều được người dân gìn giữ và tiếp tục sử dụng.
Nghề dệt truyền thống vẫn được người dân Nà Vị gìn giữ và phát triển.
Ngoài những ngôi nhà đá có tuổi đời trên 100 năm, Nà Vị hiện nay vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc như dệt vải khung cửi, hát lượn. Các sản phẩm dệt thủ công truyền thống vẫn hiện hữu trong các nghi lễ quan trọng như đám cưới, lễ đầy tháng, đám tang… Bà Nông Thị Phượng, 81 tuổi chia sẻ: Ngày xưa, dệt vải được xem là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm hạnh, sự khéo léo, cần mẫn của người phụ nữ. Cho nên phần lớn phụ nữ trong làng rất khéo tay trong việc kéo sợi, dệt vải. Trước đây, nhiều gia đình có tới 2 – 3 khung cửi dệt vải làm quần áo, màn, mặt chăn, mặt địu trẻ con… Ngoài yếu tố vật chất thì sản phẩm dệt còn mang yếu tố tinh thần và tâm linh. Trước đây, người trong làng dệt các sản phẩm để làm của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng, để trao đổi theo phương thức vật đổi vật, phụ thêm cho kinh tế gia đình và phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống như: Trang phục, màn, vỏ chăn, rèm cửa, địu trẻ con, túi nải, giầy vải… Những sản phẩm này gắn bó với phụ nữ trong làng từ thủa lọt lòng đến khi từ giã cõi đời.
Đối với người dân Nà Vị, hát Then, đàn tính là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu trong các lễ hội, ngày vui, phiên chợ để nam thanh, nữ tú trao đổi tình cảm, giao duyên. Ông Nông Đức Tướng, 82 tuổi, thành viên Câu lạc bộ dân ca hát Then, đàn tính xã Minh Long cho biết: Ngay từ khi còn nhỏ, tôi được đắm mình trong điệu tính, câu then của bố, các cô, các bác trong làng. Lớn lên, tôi học từ những người già trong làng về các làn điệu tính tẩu và hát Then, dần dần những làn điệu ấy ngấm vào tâm trí và trở thành niềm đam mê. Bây giờ, trên 80 tuổi tôi vẫn sưu tầm những làn điệu then cổ, then hay, sáng tác những bài hát ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi Đảng bằng lời Then và học thêm bát âm (pí lè) để có thể duy trì và truyền dạy lại cho con cháu trong làng.
Các làn điệu hát Then, đàn tính được các cụ cao niên trong làng chỉ dạy cho con cháu.
Chính sự nguyên sơ, mộc mạc, bình dị đã tạo cho làng Nà Vị một nét đẹp riêng không lẫn với bất cứ ngôi làng nào khác. Cùng với sự chung tay gìn giữ từ chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư, Nà Vị đã trở thành lưu giữ và phát huy các giá trị truyền thống. Đây sẽ là một điểm nhấn thú vị trong hành trình du lịch phía Đông của du khách khi ghé thăm Cao Bằng.
Bản văn hóa du lịch Phiêng Lơi, Điện Biên
Nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) khoảng 7km về hướng Bắc ở ngay đầu thành phố, với gần 300 nhân khẩu người dân tộc Thái, bản văn hóa du lịch Phiêng Lơi được nhiều khách du lịch biết đến với những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Vui chơi bên dòng Phiêng Lơi, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (Ảnh: Lê Anh Tuấn)
Theo cách lý giải của người dân địa phương, "Phiêng" nghĩa là vị trí bằng phẳng, còn "Lơi" là cách nói lệch đi từ lâu đời. Cái tên bản Phiêng Lơi không biết từ khi nào đã chứa đựng mong ước cuộc sống ổn định dài lâu của người dân nơi đây. Cũng giống như nhiều bản Thái khác ở iện Biên, người dân Phiêng Lơi làm nhà sàn ở vị trí lưng tựa vào núi, mặt hướng ra sông, suối hoặc cánh đồng theo nguyên lý "sơn chầu thủy tụ". Nhìn từ xa, bản Phiêng Lơi giống như một bức tranh thủy mặc với những nếp nhà sàn truyền thống của người Thái nằm sát nhau ven sông Nậm Rốm, bao quanh là núi rừng trùng điệp nhưng rất thanh bình.
Nhà sàn ở Phiêng Lơi thường được làm bằng các loại gỗ tốt, bương, tre hoặc vầu. Trong khi kiến trúc nhà sàn người Thái ở nhiều nơi đang bị mai một dần thì điểm đặc trưng nổi bật trong kiến trúc nhà sàn ở bản Phiêng Lơi là vẫn giữ được nét trang trí độc đáo với nhiều hoa văn hoạ tiết tinh xảo trên bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song... Tại Phiêng Lơi, không chỉ bảo tồn những loại trang phục truyền thống mà nhiều lễ hội; làn điệu dân ca, dân vũ; nhạc cụ; trò chơi dân gian; ẩm thực và nghề dệt truyền thống của người Thái cũng được dân bản bảo tồn nguyên vẹn, tạo nên tập quán sinh hoạt đặc trưng.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển mô hình du lịch văn hóa cộng đồng, bản Phiêng Lơi hiện nay đang từng bước khai thác, đẩy mạnh du lịch công đồng bản. Du khách đến đây, bên cạnh những trải nghiệm văn hóa đặc sắc, tận hưởng bầu không khí trong lành mà còn được trực tiếp trải nghiệm và thưởng thức những món đặc sản của địa phương. Nguyên liệu và các loại gia vị dùng trong tất cả các món ẩm thực ở đây đều là những sản vật của núi rừng: Từ cây rau, cọng hành đến các loại thịt, cá đều do chính bàn tay của người dân địa phương nuôi trồng và được chế biến theo đúng cách thức truyền thống của người Thái. Cùng cạn những ly rượu sắn thơm lừng, du khách sẽ được tận hưởng những món ăn do tự tay mình và người dân trong bản làm như: Măng đắng chấm chẩm chéo, thịt trâu chấm nậm pịa, cá suối nướng, rau bồ công anh xào, cỏ mần trầu luộc chấm muối ớt, nụ dong riềng luộc hoặc xào... và đặc biệt là món nộm Thái với nguyên liệu chính là nụ và ngọn cây hoa ban cùng với cỏ bợ, rau má... Để rồi dư vị ẩm thực Thái mãi vấn vương trong suốt hành trình khám phá mảnh đất Điện Biên giàu truyền thống.
Những dư vị vấn vướng đó còn được nhân lên khi du khách được hòa mình trong những điệu xòe Thái rực rỡ sắc màu. Đêm Phiêng Lơi, bên bếp lửa bập bùng trong căn nhà sàn nhỏ xinh, câu hát thay cho lời mời của những cô gái Thái sẽ đưa du khách đến với các món ăn dân tộc mang hương vị núi rừng... Trong men rượu, với những món ẩm thực lạ miệng, được thưởng thức chương trình văn nghệ đặc sắc, đó là lúc du khách như đắm mình trong điệu xòe Thái mà xóa nhòa đi khoảng cách giữa khách và chủ, xóa hết ranh giới giữa lạ và quen và để rồi khi trở về, nỗi vấn vương, dư vị sẽ còn mãi tạo cho du khách những ấn tượng, những niềm thương nhớ khó quên.
Khai phá không gian văn hóa truyền thống thông qua ứng dụng công nghệ số Với các ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động bảo tàng, giờ đây, các sinh viên, người trẻ có thể học hỏi và trau dồi thêm nhiều tri thức theo một cách mới lạ, độc đáo nhưng không kém phần hấp dẫn. 21.09.2022 Bảo tàng 4.0 tại TP.HCM: Hiện đại và sáng tạo để đến gần hơn với giới trẻ19.09.2022 Sức...