Làng Cù Lần- chốn yên bình giữa rừng thông reo
Khung cảnh yên bình của làng Cù Lần luôn thu hút bất kỳ ai đang tìm kiếm một nơi nghỉ dưỡng, yêu cảnh vật thiên nhiên, gần gũi với núi rừng cao nguyên mộc mạc nơi đây.
Làng Cù Lần ẩn mình ngay dưới chân núi Langbiang, giữa không gian thiên nhiên tuyệt đẹp được bao quanh với những khu rừng thông xanh bạt ngàn, thuộc địa phận huyện Lạc Dương, cách thành phố Đà Lạt khoảng 20km.
Men theo con đường nhựa uốn lượn giữa cánh rừng thông trải dài ngút tầm mắt, những làn gió nhẹ thổi vi vu bên tai giữa không gian đất trời thanh tịnh, yên bình, tạo nên cảm giác lâng lâng thích thú khiến không ít du khách dừng lại để tận hưởng khung cảnh trên đường đi trong hành trình đến làng Cù Lần.
Để đến được ngôi làng, bạn phải đi qua hàng trăm bậc thang thoải xuống, tiếp đó qua chiếc cầu treo lắc lư khoảng chừng 100 mét, bạn có thể thấy được sự hùng vĩ, mộc mạc, thanh bình. Nếu muốn trải nghiệm cảm giác thú vị, sôi động thì bạn có thể thuê xe jeep chạy quanh các con suối mát lạnh, chiêm ngưỡng cảnh vật xung quanh ngôi làng.
Lối vào bên trong ngôi làng
Từ trên đỉnh Langbiang nhìn xuống, cổng của ngôi làng như bị bao phủ bởi những hàng cây, cỏ dại chen lấn nhau như muốn ngăn cản không cho bất kỳ ai bước vào thánh địa Cù Lần.
Cổng làng được thiết kế khá bắt mắt với mái cổng che làm bằng thân gỗ thông độc đáo, úp trát hai bên mặt, mái gói được phủ kín bởi những lá thông khô, cánh cổng tượng trưng cho nét hoang sơ truyền thống của cộng đồng dân tộc K’Ho ở vùng đất Tây nguyên.
Vẻ thanh bình, thơ mộng của ngôi làng nhìn từ trên đỉnh Langbiang
Đến với làng Cù Lần, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác yên bình, thoải mái, chốn nghỉ ngơi trong không gian xanh tươi với không khí mát lạnh nơi cao nguyên, mô hình nhà sàn độc đáo mang lại nhiều điều thú vị cho chuyến hành trình khám phá và trải nghiệm ở ngôi làng Cù Lần, tham gia các hoạt động như hóa trang, tập cưỡi ngựa, bắt cá suối, chèo bè…nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động team building, khiến nơi đây trở thành chốn nghỉ dưỡng ưa thích nhất với hầu hết du khách trên vùng đất cao nguyên này.
Làng Cù Lần mang nét đẹp của một ngôi làng thuần Việt giữa núi rừng Tây Nguyên tái hiện nét văn hóa lâu đời của dân tộc như ngôi nhà sàn, vật dụng cồng chiêng của người Tây Nguyên, xuồng ba lá của vùng Nam Bộ…
Mặt hồ êm đềm, phẳng lặng hòa nhịp cùng khung cảnh núi rừng thơ mộng
Video đang HOT
Ở ngay giữa ngôi làng, có một khoảng không gian rộng lớn dành để tổ chức các hoạt động ca múa hát, cắm trại, đốt lửa trại hay hội tụ để giao lưu văn hóa, thưởng thức những vũ khúc sôi động của cồng chiêng Tây Nguyên vào mỗi tối. Ngoài ra, nếu đi theo đoàn du khách có thể thuê những bè được kết bằng cây tầm vong, dùng sào đẩy chèo bè để thưởng ngoạn những cảnh sắc bình dị, yên tĩnh xung quanh hồ.
Các vật dụng được trưng bày khá quen thuộc ngay tại ngôi nhà gỗ
Dạo quanh ngôi làng, du khách có thể vào phòng tranh tham quan với hơn 100 bức tranh sơn dầu, bột màu…mang biểu tượng con người, văn hóa Việt trong từng bức ảnh do chính họa sĩ tài ba trong nước phác họa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ghé thăm và mua quà lưu niệm ngay tại ngôi nhà gỗ mang tên chợ Chồm Hổm.
Du khách có thể cắm trại vui chơi ngay trong làng nếu đi cùng nhóm
Du khách thích thú với các hoạt động diễn ra nơi đây
Đến với làng Cù Lần, du khách không thể quên thưởng thức những món ăn độc đáo, mang dư vị thiêng liêng của ẩm thực nơi đây như cơm vắt, thịt muối kho, thịt trâu xong, gà rừng nướng khói nhâm nhi cùng rượu đế Cù Lần, rượu sơn dương… nghe bản nhạc êm đềm với những bài hát gắn liền với sự tích ngôi làng như trái tim Cù Lần, làng Cù Lần hay thằng Cù Lần.
Theo 24h
2 giờ lên đỉnh Lang Biang
Một hành trình ngắn chi 2 giờ leo lên đỉnh của ngọn núi Lang Biang (Lâm Đồng) nhưng là trải nghiệm khó quên.
Đỉnh Lang Biang ở độ cao 2.167m
Cơn mưa đêm ở Đà Lạt dường như không ngăn nổi những bước chân của chúng tôi chinh phục đỉnh cao nhất Lang Biang ở độ cao 2.167m bởi những lời mời gọi hấp dẫn của người dẫn đoàn - vốn là một anh chàng địa phương đầy hiểu biết.
Người dẫn đường mà tôi nói đến là Chiel 24 tuổi đã có hơn 4 năm đảm nhận vai trò dẫn tour cho các du khách muốn khám phá và chinh phục hệ thống 3 đỉnh núi của Lang Biang. Chiel kể, mọi người thường đi đỉnh thấp nhất vì xe có thể chở lên tận nơi. Hai đỉnh cao hơn khó đi, nhất là vào những ngày trời mưa bởi đường khá trơn trượt, nhiều khi lại có vắt. Một ngày nắng đẹp sau trận mưa đêm tầm tã khiến chúng tôi không một chút nao núng. Vì thế, cả đoàn quyết định chinh phục đỉnh cao nhất ở độ cao 2.167m so với mực nước biển.
Chiếc xe jeep chở chúng tôi vượt quãng đường đầu tiên chừng vài trăm mét từ chân núi Lang Biang và dừng lại ở một ngã ba đường nơi có những tấm biển chỉ hướng lên đỉnh cao nhất. Việc của chúng tôi là phải chinh phục phần đường còn lại, chừng hơn 1.500m đường núi. Đi cùng chúng tôi, Chiel tỏ ra thành thạo cung đường này trong lòng bàn tay và anh vanh vách kể các câu chuyện về Lang Biang, về dân tộc mình một cách say sưa và thuần thục suốt gần 2 tiếng đồng hồ đi đường.
Chúng tôi không lựa chọn đi quá nhanh mà vừa đi để vừa nghe anh kể chuyện và quên đi cái mệt mỏi vì đường núi khúc khuỷu. Dáng người dong dỏng với những bước chân thoăn thoắt, Chiel vừa đi vừa hướng dẫn chúng tôi rất tận tình khiến cả đoàn đều hứng thú với những câu chuyện của anh.
Khoảng 1/3 chặng đường đi bộ ban đầu, khung cảnh khá thơ mộng với những cánh rừng thông cổ thụ trải dài suốt 2 bên đường. Cánh rừng thông trải dài bạt ngàn đến tận chân núi, vi vu những tiếng gió reo. Con đường đi khá bằng phẳng khiến tất thảy mọi người đều có cảm giác thư thái và rôm rả những câu chuyện cùng Chiel.
Thế nhưng 1/3 chặng đường tiếp theo chặng đường trở nên khó khăn hơn. Sau cơn mưa đêm khá nặng hạt, cung đường trở nên lầy lội hơn. Những lớp lá cây dày kín lối đi ngập trong nước tạo nên lớp bùn lầy lép nhép dưới chân. Con đường đất đỏ bị nước sói mòn, trơn trượt nếu không đi khéo rất dễ bị té ngã.
Càng lên cao mức độ khó lại càng tăng lên nhiều hơn. Lúc này, đường không chỉ trơn trượt nữa mà còn gần như dựng đứng. Đoạn đường này được đóng những bậc gỗ để giữ đất và tạo thành lối đi cho khách du lịch. Tuy nhiên, những bậc thang khá cao trở thành chướng ngại vật với tất cả các thành viên đoàn. Cái nắng chói chang, hơi đất bốc lên khiến ai cũng ướt đẫm mồ hôi.
Sau gần 2 tiếng trải nghiệm cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân lên đỉnh Lang Biang. Dưới chân núi là huyện Lạc Dương, phóng tầm mắt xa hơn là Đà Lạt mộng mơ. Một khung cảnh bao la rộng lớn được phóng xa trong tầm mắt khiến tất cả đều trầm trồ thán phục. Dĩ nhiên, cả đoàn không quên ghi lại những hình ảnh đầy ấn tượng của điểm dừng này.
Khi nắng lên giữa đỉnh đầu cũng là lúc chúng tôi hoàn thành thử thách của mình. Có những người mệt nhoài vì nắng và đói nhưng tất cả đều có chung tâm trạng háo hức.
Toàn cảnh Lạc Dương và phía xa là thành phố Đà Lạt nhìn từ trên cao
Con đường mòn đất đỏ trên hành trình lên đỉnh
Càng lên cao đường càng dốc ngược dù đã có những bậc thang đóng gỗ
Con đường mòn giữa rừng già bạt ngàn nhiều đoạn trơn trượt, khó đi
Chiel - người dẫn đường bản địa của chúng tôi
Nhiều bạn trẻ sau khi chinh phục đỉnh cao háo hức chụp ảnh
Khu rừng trên đỉnh Lang Biang vẫn giữ được hệ thống động thực vật khá nguyên sơ
Những thân gỗ mục được rêu bao phủ đẹp mắt
Theo iHay
Những điểm du lịch không thể không tới trong tháng 10 Tháng 10 lại tới với những người yêu thích du lịch. Hãy thả mình trong cánh đồng hoa tam giác mạch, đắm say với nhan sắc rực rỡ của hao dã quỳ Đà Lạt hoặc thưởng thức đặc sản miền Tây mùa nước nổi. 1. Hà Giang - Mùa hoa tam giác mạch Tháng 10 là mùa của hoa tam giác mạch. Vào...