Làng cổ “run rẩy” trước miệng Hà bá
Hai năm trở lại đây, bờ bắc sông Ô Lâu thuộc thôn Hội Kỳ, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị liên tục xảy ra tình trạng sạt lở đất, ảnh hưởng đến việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; đe dọa sự an nguy của một ngôi làng cổ.
Trong những trận mưa dông đầu tháng 6/2012, nước từ thượng nguồn đổ về làm sạt lở nặng nhiều điểm ở bờ bắc sông Ô Lâu; có nguy cơ cuốn mất ngôi làng cổ đang lưu giữ nhiều nhà rường cổ của tỉnh Quảng Trị – làng cổ Hội Kỳ.
Tình trạng sạt lở đang đe dọa con đường bê tông
Làng cổ Hội Kỳ nằm sát bên bờ bắc của dòng sông Ô Lâu, nơi có rất nhiều ngôi nhà rường cổ. Làng đang được UBND tỉnh Quảng Trị xem xét để trở thành ngôi làng sinh thái cổ của tỉnh. Hai năm trở lại đây, sau khi bờ sông phía nam thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế được kè bằng bê tông, dòng chảy của sông Ô Lâu bị thay đổi chuyển ngược sang phía thôn Hội Kỳ, khiến nhiều rặng tre có tuổi thọ hàng trăm năm của làng bị kéo tuột xuống đáy sông.
“Mấy ngày qua, mới chỉ có những trận mưa giông đầu mùa mà đã làm cho nhiều đoạn sông tại thôn Hội Kỳ sạt lở nghiêm trọng, có đoạn xâm thực sâu vào con đường bê tông của thôn với độ sâu 20m và độ dài hơn 10m Con đường này có thể sẽ mất trong nay mai. Người dân chúng tôi lo lắm nhưng không biết làm sao”, ông Dương Văn Mẫu, Bí thư chi bộ thôn Hội Kỳ lo lắng.
Bên cạnh đó, nhiều diện tích đất hoa màu cũng bị cuốn trôi, người dân đứng trước nguy cơ bị mất đất sản xuất. “Mới chỉ trải qua mùa mưa lũ năm 2011 và những trận mưa giông đầu tháng 6/2012 mà toàn thôn tui đã bị dòng nước xâm thực trên 1 hecta đất hoa màu, 6 ngôi nhà trong thôn có nguy cơ bị nước cuốn trôi. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên để có biện pháp xử lý nhưng đến giờ vẫn chưa thấy gì…” – ông Dương Văn Cho, thôn trưởng thôn Hội Kỳ nói.
Video đang HOT
Điều đáng lo ngại hơn là những ngôi nhà rường cổ lớn nhất, có tuổi thọ cao nhất tỉnh Quảng Trị, cũng đang bị nạn xâm thực đe dọa. “Là một người được thừa hưởng ngôi nhà cổ lớn nhất của ông cha để lại, trước tình trạng sạt lở của bờ sông vào gần đến sân nhà, tui rất lo lắng nhưng cũng không biết khắc phục bằng cách nào. Mấy năm trước cũng đã xảy ra tình trạng xâm thực như vậy, tui phải bỏ tiền túi ra để mua đất về bồi lại; nhưng do đáy sông toàn đá nên không thể đóng cọc giữ đất lại được. Hai năm trở lại đây, dòng chảy sông Ô Lâu thay đổi, những rặng tre hàng trăm năm tuổi cũng bị nước cuốn trôi; con đường bê tông cũng bị xé toác; thì số phận nhà cổ càng đáng lo hơn. Mới những trận mưa giông đầu mùa mà đã như thế này, không biết mùa lũ tới thì sẽ ra sao đây!”, ông Dương Văn Mạnh, chủ nhân của một ngôi nhà cổ chia sẻ đầy lo lắng.
Một điểm sạt lở ngay trước ngôi nhà cổ của ông Mạnh
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Hữu Sửu, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Chánh, cho biết: Trước tình trạng xâm thực của dòng Ô Lâu, UBND xã Hải Chánh đã nhiều lần báo cáo lên cấp trên để xử lý. Về giải pháp trước mắt, xã hướng dẫn cho bà con chủ động tập kết của cải, vật nuôi và có thể chuyển nhà ở lên những nơi xa các điểm sạt lở, phòng nguy cơ trong mùa mưa bão năm nay. Riêng về công tác khắc phục thì xã không đủ kinh phí. Xã cũng mong cấp trên sớm có giải pháp hữu hiệu để giúp xã giữ được làng cổ.
Theo Dân Trí
"Nhậu xỉn" thí thân" cho "Hà Bá"
5 ngày trên địa bàn Thừa Thiên Huế xảy ra 3 vụ chết đuối liên tiếp cướp đi tính mạng của 4 người vì tắm sông, hồ mà chủ yếu là trong tình trạng say xỉn.
Những ngày vừa qua, người dân cố đô hết phen kinh hoàng vớt xác người ở sông Hương đến hồ Công viên Tôn Đức Thắng (TP Huế), sông Bồ (TX Hương Trà) mà nạn nhân chủ yếu là nam.
Cái chết thương tâm sáng 8/5
Thời tiết ở Huế vào những ngày qua rất nóng bức, khó chịu. Các "quý ông" cứ nhậu xỉn là lại đòi nhảy sông tắm mát. Một người phục vụ ở quán nhậu Đèn Lồng Đỏ (bờ sông Hương, phường Phú Nhuận cho biết: "Ngày nào tôi làm ở đây cũng gặp một vài trường hợp sau khi no "cao gạo" là đòi nhảy xuống sông. Khiến chúng tôi luôn phải để mắt nhắc nhở bạn bè họ chú ý".
Sáng 8/5, tại công viên bờ hồ Tôn Đức Thắng người dân đứng đông đặc hoảng hốt vì một nạn nhân đã chết từ ngày 7/5 nổi trên mặt nước. Danh tính của nạn nhân này là ông Hồ Xuân L (54 tuổi). Sự đau buồn đột ngột đã khiến vợ, mẹ của nạn nhân phải khóc ngất đi khi đến nhận xác của ông.
Chị Nguyễn Thị M, vợ của nạn nhân cho biết: "Ông Lợi đi từ trưa qua, nhưng gia đình không biết đã đi đâu. Chỉ nghe mấy ông bạn bảo anh uống bia rượu say mèm rồi ngật ngưỡng ra hồ..." vừa nói vừa khóc không thành tiếng bà lịm đi dưới tiết trời "nước như ai nấu".
Trước đó, vụ chết đuối thương tâm đáng tiếc xảy ra 12h30 ngày 3/5 là hai cha con ông Thái (49 tuổi, quê ở Lâm đồng) và anh Trung (29 tuổi, trú tại Đội 5, phường Hương Vân, TX Hương Trà). Theo người dân địa phương thì giữa trời trưa nắng như đổ lửa, người cha dượng từ quê ra đám giỗ cha để của con rủ nhau đi tắm trên khúc sông Bồ.
Họ đi mãi mà không thấy ai lên, người dân trong làng mới tri hô nhau đi tìm, nhưng quá muộn khi chỉ còn thấy hai bộ quần áo bỏ trên bờ. Phải mất 23 tiếng đồng hồ, được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng tiến hành trục vớt, thi thể của 2 nạn nhân xấu số mới tìm đưa được lên bờ.
Nhiều trẻ nhỏ vẫn vô tư trước tử thần
Cũng vào chiều 5/5, trên sông Hương đoạn chân cầu Phú Xuân không biết bao nhiêu giọt nước mắt chát đắng của gia đình thân nhân nạn nhân Phan Xuân Cường (37 tuổi) đã nhỏ vì cái chết tức tưởi như vậy. Cùng ngày, Cường đã bù khú với bạn bè đến khi ngà say thì về nhà nằm ngủ. Nhưng vì sẵn có hơi men lại cộng thêm nhiệt độ ngoài trời lên đến 40oC, anh Cường vùng dậy đi tắm và chết lúc nào không ai hay. Được biết, dù đó là khúc sông anh vẫn bơi từ rất nhiều năm nay không hề hấn gì.
Do chủ quan, do bia rượu tiêu khiển không làm chủ được hành vi của mình... những cái chết đau lòng đã và đang tái diễn là mối nguy hại trước mắt mỗi dịp hè đến. Không chỉ người lớn, các phái mày râu ..., 2 tuần nay trên sông Hương lại xuất hiện rất nhiều vụ tự tử do chán nản. Nhiều em nhỏ vẫn vô tư trước miệng tử thần rủ nhau đi tắm sông mà bố mẹ không theo dõi, kèm cặp.
Trên địa bàn có nhiều sông, hồ, biển như Huế hi vọng, thời gian tới mọi người luôn cảnh giác, không đi tắm sông khi thời tiết nóng sẽ bị lạnh đột ngột, dễ đuối sức để không xảy ra thêm một vụ việc nào tương tự.
Theo PLVN
HÀ NỘI: Lạnh người với trò "rỡn hà bá" của trẻ em ngoại thành Chỉ với những mảnh xốp, nhóm trẻ em đã "biến" thành chiếc thuyền chông chênh trên ao sâu. Điều đáng nói, tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra bất kỳ lúc nào đối với trò chơi "rỡn mặt hà bá" của những đứa trẻ này... Lấy mảnh xốp bơi ra hồ nước sâu là trò chơi của những cậu bé. Theo bà...