Làng cổ Phước Tích- nét đẹp nguyên sơ của làng quê Việt Nam
Làng cổ Phước Tích khoác lên mình một vẻ đẹp nguyên sơ của làng quê Việt Nam. Cách trung tâm thành phố Huế 40km về hướng Bắc. Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế được công nhận là điểm du lịch của tỉnh theo Quyết định số 2186/QĐ-UBND ban hành ngày 09/09/2019.
Theo sử sách, Phước Tích được thành lập từ năm 1470 dưới thời vua Lê Thành Tông, có diện tích khoảng 49 ha. Làng được bao bọc bởi con sông Ô lâu trong xanh, hiền hòa.
Làng cổ Phước Tích là ngôi làng thứ hai của Việt Nam được công nhận là làng di sản cấp quốc gia vào năm 2009. Với những lợi thế về quần thể nhà rường cổ dày đặc loại ba gian hai trái và một gian hai trái, hệ thống kiến trúc gỗ tinh tế, bàn ghế, tràng kỷ, bản thờ tủ..được chạm khắc kỹ lưỡng, hệ thống di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ, di tích văn hóa Chăm Pa, hệ thống đường xá cây xanh nối liền nhau một cách tự nhiên và sinh động…Tất cả mang đậm nét tín ngưỡng của người dân xứ Huế.
Sau 09 năm được công nhận, đến nay làng cổ Phước Tích đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bức tranh về du lịch ngày càng chuyên nghiệp, hệ thống di sản vật thể được tu bổ, trùng tu.
Hiện nay, Du lịch Phước Tích có 09 loại hình dịch vụ du lịch với 40 người tham gia hoạt động gồm: dịch vụ tham quan nhà rường, lưu trú, ẩm thực, xe đạp, hướng dẫn viên, quảng diễn nghề gốm, làm bánh, giao lưu văn nghệ,…Hệ thống nhà rường cổ có 11 hộ tham gia tiếp đón khách tham quan; 04 hộ kinh doanh lưu trú; 04 điểm phục vụ dịch vụ ẩm thực. Các dịch vụ hầu hết được phục vụ chu đáo, nhiệt tình, mến khách góp phần đáp ứng nhu cầu giao lưu, tìm hiểu văn hóa địa phương của du khách.
Điểm du lịch làng cổ Phước Tích có các tài nguyên du lịch như: hệ thống nhà thờ họ tộc; hệ thống các nhà rường truyền thống, hàng chục các đình, chùa, miếu, đền thờ, như đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Đôi, miếu Quang Tế (thờ Yoni và Linga của người Chăm) và các miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang (người Chăm), đền Văn Thánh…Miếu Đôi thờ người khai canh Hoàng Minh Hùng được phong làm Thần Hoàng của làng, Đi vào trong làng là những khu vườn rộng rãi với những cây cổ thụ xanh tốt, cây hoàng lan hơn 100 tuổi trước nhà mệ Tràng thơm ngát…
Mặc khác, còn có các nghề truyền thống như nghề gốm nổi tiếng từ hơn 500 năm nay với kỹ thuật nung bằng rơm, tạo ra những sản phẩm nổi danh được ví qua câu thơ “Om Phước Tích ngon cơm Hoàng đế, Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân” và nghề làm bánh,
Video đang HOT
Ngoài ra, các dịch vụ ăn uống, mua sắm đầy đủ, các nhà hàng đặc sản địa phương, có tổ ẩm thực chuyên phục vụ ẩm thực cho khách du lịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cùng với 01 quầy hàng lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách
Thăm làng, du khách có dịp được khám phá, trải nghiệm cuộc sống thanh bình của một miền quê yên ả, gần gũi, thân thiện là sự kết hợp hài hòa giữa trời, đất và con người.
Làng cổ Phước Tích bình dị sớm mai
Không khí trong lành, mát mẻ và tia nắng xen qua kẽ lá tô điểm vẻ đẹp làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền.
Loạt ảnh làng cổ Phước Tích buổi ban mai do tác giả Trân Ơi (tên thật Nguyễn Ngọc Trân) ghi lại trước khi làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát trở lại. Nắng sớm xuyên qua từng tán cây, đường thôn, tôn vẻ đẹp của ngôi làng vốn được ví như ốc đảo giữa dòng sông Ô Lâu.
Tác giả cho biết nhiều người tìm đến nơi đây chụp ảnh nắng sớm và ngắm những thảm xanh quanh làng. Chạy bộ, tập thể thao... giữa không khí trong lành, không ô nhiễm, khói bụi rất tốt cho sức khỏe.
Bóng thuyền tô điểm vẻ hiền hòa, nên thơ của dòng Ô Lâu. Phước Tích là làng cổ thứ hai được xếp hạng "di tích quốc gia" sau làng cổ Đường Lâm (Hà Nội). Nơi đây còn lưu giữ những di sản vật thể vô giá, với 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường ba gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ.
Hiện làng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, với 9 loại dịch vụ gồm: tham quan nhà vườn, trải nghiệm làm bánh, làm gốm, đạp xe...
Đi thuyền trên sông Ô Lâu hay thả đèn hoa đăng... được khá nhiều người thích thú.
Cảnh người dân gánh hàng ra chợ phiên "Hương xưa làng cổ" hôm 11/7. Chợ mở hai lần mỗi tháng, vào thứ 7 hoặc chủ nhật. Vì Covid-19, ban quản lý làng quyết định hoãn sự kiện tháng 8, đợi tình hình ổn định hơn.
Một trong những nét dân dã của chợ quê là sản vật, nông sản, món ăn truyền thống và nét văn hóa đặc sắc bản địa. Nhiều trò chơi tuổi thơ cũng được tái hiện ở không gian chợ quê.
Cấu trúc nhà vườn được ngăn cách bởi những hàng chè tàu xanh, thẳng tắp... là nét đặc trưng nơi đây.
Nhiều người trẻ cho biết, chưa khám phá nét kiến trúc cổ kính và những căn nhà rường hàng trăm tuổi xem như chưa đến làng cổ.
Nghệ nhân tỉ mỉ khắc từng chi tiết trên sản phẩm làng nghề. Phước Tích xưa kia nổi tiếng cả nước với nghề làm gốm, nhất là làm nồi đất (om đất). Dân gian còn lưu truyền câu hát: "Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế/ Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân".
Du khách có thể tìm hiểu công đoạn chế tác gốm và mua về làm quà. Ngoài ra, nơi đây còn loạt sản phẩm làng nghề nổi tiếng như mộc điêu khắc Mỹ Xuyên, đệm bàng Phò Trạch...
Ngoại thành Hà Nội có một 'cổ trấn' trăm năm tuổi, nơi lưu giữ tuổi thơ của những con người lớn lên vùng đất Bắc Đến với làng cổ Đường Lâm, trải nghiệm một nét đẹp làng quê Bắc Bộ với những nếp nhà cổ kính và con người thì lại vô cùng mến khách. Cổng vào làng Mông Phụ được xây bằng đá ong, với 2 cánh cổng làm bằng gỗ lim, bên trái là cây đa cổ thủ, bên phải là hồ nước xanh mát. Một...