Làng cổ Long Tuyền – điểm nhấn của Cần Thơ
Cách TP.Cần Thơ chừng 5 km, làng cổ Long Tuyền được coi là nơi hội tụ phong khí văn hóa, tượng trưng cho vẻ đẹp sông nước miệt vườn.
Một quần thể di tích từ đình Bình Thủy, các chùa Hội Linh, Nam Nhã, Long Quang, mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa tới trụ sở An Nam Cộng sản Đảng, căn cứ Vườn mận, vườn cây trái dọc lộ Vòng cung sẽ nối liền với chợ nổi Phong Điền, mộ cử nhân Phan Văn Trị, vườn Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng… tạo thành tuyến du lịch hấp dẫn.
Xưa kia, đây là đất “lục ấp” (6 thôn) rồi trở thành làng Bình Hưng (1844 đời Thiệu Trị thứ 13). Đến năm 1852, nhân sự kiện đoàn hải thuyền của Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt thoát hiểm ngay trên sông Bình Thủy, nên đổi là làng Bình Thủy. Đầu thế kỷ 20, dân làng đổi lại Long Tuyền mang ý nghĩa: “Sông Bình Thủy nước chảy uốn khúc như thân rồng nằm, miệng rộng và vàm sông Bình Thủy há toác ra ngậm trái châu là đất Cồn Linh án ngữ vàm sông. Các chi lưu của 4 rạch tỏa ra như 4 chân rồng. Đoạn đuôi thon thon nằm vắt tận cuối làng. Nước sông quanh năm lăn tăn gợn sóng tựa hồ muôn vảy rồng lấp lánh ẩn hiện giữa những vườn cây trái xum xuê”.
Chùa Nam Nhã
Địa hình Long Tuyền như biểu tượng thu nhỏ của vùng đồng bằng sông nước bao la, tạo nên nền “văn minh sông nước miệt vườn” như bức tranh cực đẹp, xóm làng trù phú oằn sai cây trái với những nếp nhà bình dị dọc 2 bờ sông Bình Thủy.
Làng cổ Long Tuyền là đất học lâu đời, nơi sinh ra danh sĩ yêu nước Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Sự nghiệp thi ca Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa chứa chan lòng yêu xứ sở và chí khí chống ngoại xâm, độc đáo hơn hết là sự cống hiến quý giá của ông đã cải biên nghệ thuật tuồng cung đình đương thời thành tuồng của dân gian, của dân miệt vườn lam lũ, giàu tình nghĩa, khẳng khái đấu tranh cho chính nghĩa. Nhờ đó, tên tuổi Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa lên hàng nhà văn hóa tiêu biểu đất phương Nam.
Nhà cổ Bình Thuỷ
Làng cổ Long Tuyền, ngoài cảnh sông nước hữu tình, còn có đến 6 di tích cấp quốc gia. Đình Bình Thủy (tức Long Tuyền cổ miếu) được dựng từ năm 1844 chiếm diện tích 4.00m2 phản ánh phần nào tầm vóc của làng cổ Nam Bộ, còn là nơi gìn giữ giá trị tinh hoa của văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ.
Video đang HOT
Đình Bình Thuỷ
Chùa Nam Nhã từng lưu dấu chân của Phan Bội Châu, Cường Để và sau này là nhà cách mạng Ngô Gia Tự. Hội Linh cổ tự, Long Quang cổ tự, mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, trụ sở An Nam Cộng sản Đảng… độc đáo hơn hết là ngôi nhà cổ Bình Thủy, tiêu biểu nhất của miệt vườn sông nước. Ngôi nhà hoành tráng và bề thế có hàng hiên, sân rộng, vườn lan, cây kiểng quý thu hút khách tham quan trong khi phố xá toàn nhà cao tầng thiếu màu xanh và không gian thoáng đãng. Đó là nét đặc biệt, lôi cuốn khách du lịch muôn phương.
Tuy ảnh hưởng ít nhiều nền văn hóa Khmer, Hoa, Pháp, Nhật, Mỹ… nhưng làng cổ Long Tuyền vẫn giữ được bản sắc văn minh miệt vườn sông nước Nam Bộ. Đó chính là sự chắt lọc độc đáo, tạo điều kiện cho làng Long Tuyền vững mạnh trên vùng đất đầy biến động của nhiều sắc tộc.
Theo ngôi sao
Đi qua những ngôi làng cổ
Mỗi góc làng, mỗi con đường, mỗi nếp nhà... đều mang lại sự cảm nhận đặc biệt cho du khách khi đến với mỗi ngôi làng ở Việt Nam. Và vì thế, du lịch làng quê đang là điểm đến hấp dẫn...
Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Internet
Làng cổ ở xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không xa lạ gì với người dân các vùng lân cận bởi nó chỉ cách Hà Nội có 45km, thích hợp cho các chuyến dã ngoại trong ngày tìm lại cảnh quê êm đềm. Vì thế, khỏi cần phải nhắc tới lịch sử làng và 2 vị vua hiển hách là Phùng Hưng, Ngô Quyền.
Điểm mà tôi chắc rằng ít du khách biết được khi chỉ dạo loanh quanh trên những con đường làng, ấy là sự liên kết tới không ngờ, không gì ngăn cách ở những ngôi nhà trong làng.
Tôi từng đi lang thang trong những con ngõ hun hút, áp tay vào những bức tường đá ong rêu phong để rồi bất ngờ phát hiện giữa những bức tường từ nhà nọ sang nhà kia thường có một cái cửa thông nhau.
Bà Nguyễn Thị Oanh, người làng Đông Sàng kể rằng, sống ở quê, mối quan hệ anh em họ hàng có khi lan cả làng. Vì thế, các nhà gần nhau thường có cửa thông sang nhau để mỗi khi cỗ bàn hiếu hỉ, hay đôi khi chỉ là việc nhà, cần mượn nhau chái bếp, vạt sân là cửa sẵn sàng mở. Thậm chí, nếu cỗ to, làm vài mươi mâm, nhà liền vách sẵn sàng đập ngay cả tường, nhường luôn cả sân vườn cho nhà đám.
Xe trâu ở Bát Tràng
Du lịch bằng xe trâu ở làng Bát Tràng
Nếu có gì quê kiểng một cách hiện đại thì đó chính là xe trâu của làng Bát Tràng. Xuôi thuyền sông Hồng chừng 1 giờ đồng hồ, du khách hẳn sẽ thích thú khi được những "ông trâu" đen bóng đón ngay ở bến để đưa vào làng tham quan.
Hình ảnh con con trâu đã gắn liền với đồng bằng Bắc Bộ. Chiếc xe trâu được thiết kế khá hiện đại, chỗ ngồi thoải mái, du khách có thể ngắm làng cổ từ những con đường nhỏ vòng vèo bờ sông cho tới chợ gốm Bát Tràng với hàng trăm gian hàng sầm uất.
Câu chuyện của những biệt thự quê
Khung cảnh làng Nha Xá. Ảnh: Internet
Không phải bây giờ, khi đời sống dân quê khá lên, người ta đổ tiền về quê xây biệt thự, mà ngay từ những năm 1930-1940, ở làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) đã xuất hiện những ngôi biệt thự làng.
Ông Phạm Khắc Tiệp, người thừa kế ngôi biệt thự có tuổi đời 84 năm của cụ Phạm Ngọc Phả cho biết. Những năm 1930, dân làng Nha Xá khá giàu có nhờ sản xuất và buôn bán vải lụa với thương lái Sài Gòn - Chợ Lớn và xuất khẩu đi nước ngoài. Nhờ đó, làng nhanh chóng trở nên khang trang, cả làng có khoảng 30 ngôi biệt thự kiểu Pháp được xây dựng tại thời điểm đó
Biệt thự cổ ở làng Nha Xá. Ảnh: Internet
.Tiếng là biệt thự kiểu Pháp nhưng các nét trang trí vẫn rất Á Đông. Tuy nhiên, vật liệu xây dựng thời đó đã rất hiện đại gồm thép cây, thép dầm, xi măng đặt mua từ Pháp về được vận chuyển theo sông Hồng tới làng. Biệt thự như của gia đình ông Tiệp, chi phí xây dựng hết 2.000 đồng bạc Đông Dương. Khối kiến trúc biệt thự này đã thu hút khá nhiều du khách và các sinh viên mỹ thuật nghiên cứu về sự phát triển kiến trúc làng xưa.
Vẻ đẹp của làng cổ Long Tuyền
Đình cổ Bình Thủy. Ảnh:wikipedia
Làng cổ Long Tuyền nằm ở phía Tây Nam sông Cần Thơ, nay gồm các phường Bình Thủy, An Thới cùng 2 xã Long Tuyền, Long Hòa thuộc TP.Cần Thơ.
Dấu ấn đặc biệt của làng cổ Long Tuyền là đình Bình Thủy được dựng từ năm 1844 có quy mô diện tích vào loại lớn (trên 4.000m2). Ẩn dưới mái đình này không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam Bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ.
Hằng năm, vào dịp lễ Kỳ Yên (thượng điền: 12, 13, 14 tháng 4 âm lịch; hạ điền: 14, 15 tháng Chạp) đều có lễ rước sắc thần; không khí náo nhiệt vui tươi của hội làng với nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát tiều. ây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn dân chúng khắp nơi, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang).
Theo 24h
Làng cổ Long Tuyền soi bóng bên dòng Bình Thủy Làng cổ Long Tuyền nằm ở phía Tây Nam thành phố Cần Thơ. Đây được coi là nơi hội tụ phong khí, có vẻ đẹp đậm chất văn hóa miệt vườn được gìn giữ qua hàng trăm năm lịch sử. Cách trung tâm thành phố Cần Thơ, địa hình Long Tuyền là bức tranh tiêu biểu cho vẻ đẹp của văn hóa miệt...