Làng cổ Đường Lâm sau dịp Bí thư HN “vi hành”

Theo dõi VGT trên

Sau gần một tháng kể từ ngày Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng đoàn công tác về làng cổ Đường Lâm, TX Sơn Tây (HN) để lắng nghe ý kiến người dân và cùng bàn biện pháp tháo gỡ, đến nay, công tác bảo tồn làng cổ này đã có nhiều phần việc đang được triển khai “tăng tốc”.

Người dân đã yên tâm hơn

Trở lại Đường Lâm sau gần một tháng kể từ ngày Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng đoàn công tác về làng cổ Đường Lâm lắng nghe ý kiến nhân dân, chúng tôi ghi nhận thấy bà con đã yên tâm hơn với các giải pháp tháo gỡ khó khăn của chính quyền, cơ quan chức năng, để tập trung vào công việc đồng áng thường nhật.

Hiện tại, xã Đường Lâm đã giải phóng mặt bằng cơ bản xong diện tích 2.000m2 để làm trường mầm non. Đây là phần khiến người dân bức xúc nhất vì con cháu họ phải chen chúc nhau trong căn phòng cấp 4 đã xuống cấp. Dự án giãn dân có diện tích từ 8-10ha nằm trên địa bàn thôn Phúc Khang cũng đã được lập nên. Ông Phan Văn Lợi – Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm cho biết, dự án đang được khảo sát, điều tra xem ai có nhu cầu thực sự. Với quan điểm phải nhận được ý kiến đồng thuận của người dân và không được cứng nhắc, chính quyền địa phương nơi đây đang tiến hành rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các hộ dân. “Hiện nay, dự án này đang được triển khai. Qua rà soát, chúng tôi xác định có 9 ngôi nhà cổ loại 1 và hơn 100 nhà loại 2. Chúng tôi rà soát lại chi tiết toàn bộ các hộ làm sao không để những căn nhà này thành di sản “c.hết”, ông Lợi cho biết.

Làng cổ Đường Lâm sau dịp Bí thư HN vi hành - Hình 1

Nếu không có biện pháp bảo tồn kịp thời, những nét cổ kính của Đường Lâm sẽ chỉ còn dĩ vãng

Người dân tham gia Ban chỉ đạo bảo tồn

Rắc rối của Đường Lâm xuất phát từ việc người dân vốn là chủ thể của di tích làng cổ Đường Lâm nhưng lại chưa có lợi ích nhiều trong đó. Theo ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, số t.iền thu được từ việc bán vé vào làng Đường Lâm trong năm 2012 là 1,4 tỷ đồng và ước đạt 1,5 – 1,6 tỷ đồng trong năm 2013.

“Bảo tồn một di tích “sống” như Đường Lâm mà để chậm thêm ngày nào là người dân phải sống trong sự bất tiện, khó chịu thêm ngày đó. Thời gian qua, nhân dân địa phương đã hy sinh rất nhiều cho di sản vì vậy chúng ta cần phải triển khai quyết liệt hơn nữa”. PGS.TS Phạm Hùng Cường – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng

Tuy nhiên, toàn bộ số t.iền này ngoài việc trích cho chính quyền xã Đường Lâm 40 triệu đồng trong năm ngoái để phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, phục vụ lễ hội thì người dân địa phương không được hưởng một đồng nào. Hàng ngày, người dân Đường Lâm vẫn quần quật với ruộng vườn để mưu sinh, nhưng họ lại phải có trách nhiệm tiếp đón du khách thập phương về tham quan, chụp ảnh lưu niệm. Nhiều gia đình đông người vẫn phải sinh sống trong căn nhà cổ chật chội, bị dột nát, không được phép sửa chữa, cơi nới, xây mới. Sống trong di sản nhưng bà con không hề biết quê hương mình được quy hoạch tổng thể như thế nào để có cách xây dựng, tạo lập một không gian sống cho phù hợp. Thế nên mới xảy ra chuyện, có hộ dân đã tốn t.iền nâng cấp, cơi nới nhà cửa rồi bị cưỡng chế, phải phá bỏ…

Video đang HOT

Làng cổ Đường Lâm sau dịp Bí thư HN vi hành - Hình 2

Chính vì vậy, theo ông Phạm Hùng Sơn, một ban chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm được thành lập do Chủ tịch UBND TX Sơn Tây làm trưởng ban, hoạt động song song với Ban quản lý. Thành viên ban chỉ đạo này có đại diện các dòng họ trong xã tham gia. Bất cứ có vấn đề gì từ khâu bảo tồn, phát triển tới thu phí, ban chỉ đạo sẽ đại diện cho nhân dân địa phương trao đổi, phản ánh, toàn bộ hoạt động đều công khai, dân chủ. Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội sửa đổi Quyết định số 43, để lại 60% t.iền thu được từ bán vé để hỗ trợ người dân. Hiện chính quyền TX Sơn Tây đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ bảo tồn di tích, việc quy hoạch khu đất giãn dân sẽ hoàn thành vào năm 2014.

Ông Phạm Hùng Sơn cho biết thêm, Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm đang phối hợp với UBND TX Sơn Tây triển khai chuyển đổi nhanh mô hình kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch ở Đường Lâm. Việc phát triển các sản phẩm du lịch từ lúa gạo là hướng đi phù hợp với đời sống của nhân dân nơi đây. Các lớp tập huấn, dạy nghề sẽ được mở trong năm nay, từng bước giúp bà con phát triển kỹ năng làm du lịch. Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư, tu bổ những di tích xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt những ngôi nhà cổ thì BQL cũng kêu gọi các nhà khoa học, các công ty lữ hành phối hợp để phát triển các sản phẩm du lịch tốt hơn.

Làng cổ Đường Lâm sau dịp Bí thư HN vi hành - Hình 3

Bảo tồn không phải là… thi hoa hậu

Tại Hội thảo “Chung tay gìn giữ giá trị viên ngọc quý làng cổ Đường Lâm” diễn ra cuối tuần qua, PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thừa nhận rằng, trong suốt gần chục năm qua, vẫn chưa có biện pháp nào để biến làng cổ này thành biểu tượng tinh thần, nguồn lực cho phát triển kinh tế. “Thực tiễn cho thấy, di sản văn hóa không thể tồn tại được nếu không gắn bó với cộng đồng. Chúng ta đã đặt ra cơ sở pháp lý, khoa học cho vấn đề bảo tồn làng cổ Đường Lâm nhưng lại chưa tìm được cách để gắn bó thực chất giữa di sản đó với cộng đồng dân cư, cho nên họ có những bức xúc, xung đột. Trên thế giới, việc bảo tồn di sản văn hóa xung đột và nhu cầu phát triển đã từng xảy ra và là điều tất yếu nhưng có điều sớm được phát hiện. Cùng với đó, cộng đồng phải chung tay để tìm lối thoát” – PGS. TS Đặng Văn Bài cho biết.

PGS.TS Phạm Hùng Cường lo ngại bảo tồn theo kiểu làm mới lại di tích, tự phát không đúng theo các trình tự khoa học. Hiện tại, một số ngôi nhà cổ loại 1, 2 đang có hiện tượng làm nhà phụ xây gạch, dán đá ong đ.ập nhỏ lên vữa giả làm gạch ong. “Thật đáng lo ngại khi có ý kiến cho rằng chỉ cần bảo tồn các ngôi nhà cổ như một giải pháp, cơ chế bảo tồn đặc thù. Làm thế chẳng khác gì bỏ đi cái gốc để giữ cái ngọn. Di sản đã mất thì khó lấy lại được. Cũng không thể nói rằng nếu mất làng này thì tìm kiếm bảo tồn làng khác. Bảo tồn không phải là cuộc thi hoa hậu để năm nay lựa chọn người này, năm sau lựa chọn người khác” – PGS.TS Phạm Hùng Cường ví von.

Theo 24h

Ở nơi "phải lên Bộ để xin xây… nhà tắm"

Đã gần 10 năm nay, chính quyền xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) và Ban quản lý di tích làng cổ suốt ngày đêm lùng sục xem có phát hiện thấy nhà ai chở gạch, xi măng là lập tức có giấy thông báo: Cắt điện, nước, cưỡng chế...

Việc 60 hộ dân xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) làm đơn xin "trả lại" danh hiệu Di tích lịch sử cấp quốc gia vì không được xây dựng, cơi nới nhà ở, sinh hoạt khó khăn... không chỉ là bức xúc của một số ít người, mà thực sự là ý kiến chung của cả chính quyền và nhân dân tại đây.

Sống khổ

Với tốc độ xây dựng hiện nay, xét về mặt cảnh quan, làng cổ Đường Lâm đang bị xâm hại nghiêm trọng. Hơn hai chục căn nhà cao tầng, mái tôn, mái chóp đang xuất hiện ngay tại trung tâm làng Mông Phụ.

Ngay trên mái nhà cổ nổi tiếng của ông Hà Xuân Huyến (Báo Văn Nghệ) cũng chình ình mấy cái chóp tôn đỏ lừ, nhọn hoắt. Những căn nhà cổ quý báu tại đây khi có một không gian cần thiết mới thể hiện được hết vẻ đẹp của mình, còn khi đặt cạnh những ngôi nhà cao tầng, khang trang thì lại tạo cảm giác lụp xụp, tồi tàn...

Căn nhà cổ khá nổi tiếng của ông Hà Hữu Thể hiện cũng đang được trùng tu. Ông Thể dù đại diện cho những người mong muốn giữ lại nét cổ cho làng nhất cũng phải nói: "Với người dân chúng tôi, nhu cầu bức thiết nhất là vấn đề ăn, ở. Đất dãn dân chưa có, người dân thì phải sinh con đẻ cháu... Nếu làm nhà theo đúng thiết kế cổ, bằng gỗ thì làm sao bà con có t.iền? Nhà tôi dù chỉ trùng tu lại thôi cũng mất một số t.iền rất lớn. Nay yêu cầu xây mới phải đúng theo thiết kế cổ và vật liệu gỗ thì là điều không tưởng với người dân làng này".

Không ít hộ có tới 3 cặp vợ chồng cùng ngủ chung một phòng chỉ rộng hơn 10m2. Căn nhà của bà Phan Thị Tuyết trong làng cổ Đường Lâm có 8 người sinh sống bao gồm bà Tuyết, 2 cặp vợ chồng là con của bà và 3 đ.ứa t.rẻ. Con dâu của bà đang mang bầu và không biết khi sinh sẽ phải phân chia căn phòng này thế nào. Trong khi nhà hàng xóm vừa được xây 2 tầng khang trang thì nhà của bà lại bị cấm xây.

Ở nơi phải lên Bộ để xin xây... nhà tắm - Hình 1

Người dân làng cổ Đường Lâm đang phải sống trong cảnh chật hẹp, thiếu thốn

Không dám mạnh tay với các công trình xây dựng trái phép là tình hình chung của chính quyền xã Đường Lâm. Hơn thế nữa, ngay cả cán bộ chủ chốt của xã Đường Lâm cũng tham gia vào "phong trào" xây dựng nhà trái phép tại đây.

Căn nhà duy nhất bị cưỡng chế tháo dỡ tại đây là nhà bà Hà Thị Khanh. Ngôi nhà hai tầng khang trang bị cưỡng chế tháo dỡ tầng 2 từ 16/12/2010. Tuy nhiên cách đó hơn 100m, cuối năm 2012 lại xuất hiện một ngôi nhà 2 tầng xây mới của ông Hà Văn Đông là... Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây.

Hiện tại, Bộ VHTTDL hay TP. Hà Nội vẫn chưa có một bản quy chế cụ thể cho khu làng cổ Đường Lâm: Có được xây dựng không? Nếu không thì sẽ có kế hoạch dãn dân ra sao? Nếu được xây dựng thì xây dựng theo mẫu thiết kế quy chuẩn nào?... Bắt người dân hy sinh lợi ích của mình để lấy một cái danh là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia rõ ràng không phải là một hướng bảo tồn di sản bền vững.

Phải lên bộ để xin xây cái... nhà tắm

Trung tâm của các khu làng cổ tại Đường Lâm là làng Mông Phụ. Tại đây có 8 căn nhà cổ lớn nhất khu vực, tuy nhiên đây chính là nơi mà việc xây dựng nhà mới diễn ra phức tạp nhất. Ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm thừa nhận: Tại làng Mông Phụ hiện có vài chục căn nhà xây mới (trái phép) và tại làng này đã có công trình bị cưỡng chế phá dỡ.

Lý do của việc này được UBND xã giải thích đơn giản: Nhu cầu nhà ở của nhân dân tăng cao nhưng thủ tục để được phép xây nhà mới quá phức tạp và người dân khó có thể đáp ứng. Hơn nữa, với thẩm quyền và lực lượng mỏng như cấp xã (chưa nói đến việc nể nang họ hàng, láng giềng...) thì các biện pháp của UBND xã không thể đủ mạnh để ngăn người dân xây dựng. Biện pháp mạnh tay nhất cũng chỉ là cắt điện, cắt nước mà thôi.

Lá đơn của 78 người thuộc gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm gửi đến UBND thị xã Sơn Tây, UBND TP. Hà Nội và Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) có đoạn viết: "Chúng tôi không có quyền được tự do xây dựng, sửa sang, cơi nới nhà cửa trên chính mảnh đất của gia đình mình. Đã gần 10 năm nay, chính quyền xã Đường Lâm và một số người trong Ban quản lý di tích làng cổ suốt ngày đêm đi lùng sục xem có phát hiện thấy nhà ai chở gạch, xi măng là lập tức có giấy thông báo: Cắt điện, nước, cuối cùng là cưỡng chế, đ.ập p.há các công trình xây dựng vì không theo thiết kế của ban quản lý...".

Ông Phạm Hùng Sơn - Trưởng ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cho biết, ở làng cổ này, để xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà cửa người dân phải tuân theo cả 2 luật là Luật Di sản văn hóa và Luật Xây dựng. "Luật Di sản văn hóa quy định việc xây dựng, sửa chữa nhà ở trong di tích thì người dân phải có đơn từ thôn, qua xã và phải xin thỏa thuận cả của Bộ VHTTDL, sau đó phải được UBND tỉnh/thành phố ủy quyền cho sở xây dựng cấp phép mới được làm.

Làng cổ Đường Lâm hiện đang thu vé của khách với giá 20.000 đồng/ người lớn, 10.000 đồng/trẻ em. 20.000 đồng/xe ô tô. Số t.iền thu được chỉ đủ để nuôi bộ máy... thu t.iền, ngoài ra mỗi năm nộp cho xã khoảng 20 triệu đồng. 8 chủ nhà cổ được hỗ trợ vài ba trăm nghìn đồng/tháng để trà nước đón tiếp du khách, còn lại 400 gia đình khác tại làng cổ không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào nhưng vẫn phải tuân thủ quy định về bảo tồn, giữ gìn di tích làng cổ.

Chúng tôi chỉ mong muốn có văn bản chính thức hướng dẫn, ủy quyền cho UBND thị xã Sơn Tây được cấp phép cho người dân xây dựng. Còn nếu làm theo Luật Di sản văn hóa thì cũng nên giảm bớt thủ tục, như hiện nay thì rất khó thực hiện và không khả thi".

Nói như nhiều người dân, họ muốn xây cái nhà tắm cũng phải làm đơn từ và được Bộ VHTTDL phê duyệt. Chính quyền xã rất lúng túng khi có quy định này, trong khi nhu cầu bức thiết liên quan đến việc ăn ở của nhân dân lại ngày càng tăng.

Ngay cả khi dự án đất dãn dân 90ha ở đây được hoàn thành thì cũng không thể giải quyết được tình hình. Đơn cử như gia đình ông Phan Văn Dậu (làng Mông Phụ) dù đã được giải quyết một suất đất dãn dân nhưng nay lại bán đất và về làng tiếp tục xây dựng nhà.

Ngày 9/5, đoàn công tác của Sở VHTTDL Hà Nội đã làm việc với UBND thị xã Sơn Tây để tìm hướng tháo gỡ cho làng cổ Đường Lâm, tuy nhiên đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa nhận được lá đơn của các hộ dân nên chưa thể bàn thảo, đưa ra giải pháp. Cục Di sản văn hóa cũng chưa bày tỏ quan đ.iểm gì với lý do chưa nắm được sự việc.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 anh em ruột ở Ninh Bình mất tích bí ẩn
12:21:17 24/09/2024
Nam thanh niên bị nước lũ cuốn trôi trước ngày cưới
19:07:57 23/09/2024
Cháy chùa Vạn Phật ở Gia Lai: Ước tính thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng
12:48:18 23/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam
14:47:57 24/09/2024
Đau lòng nam thanh niên ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi qua đời trước ngày cưới
15:30:24 23/09/2024
Nguyên nhân người dân TPHCM phản ứng với trạm BOT Phú Hữu
06:08:12 23/09/2024
Còn 11 người mất tích ở Làng Nủ, đội chó nghiệp vụ đã rút khỏi hiện trường
21:29:12 24/09/2024
Mẹ b.ỏ c.on mới sinh vào thùng xốp rồi thả trôi sông
21:16:38 24/09/2024

Tin đang nóng

DJ Vi Milk bị bắt vì giúp tình trẻ buôn chất cấm: Hay đạo lý, nuôi em học bác sĩ
21:37:06 24/09/2024
Mỹ Tâm bị nói sến, liền lôi từ điển ra "giáo huấn" antifan, CĐM khen nức nở
20:39:57 24/09/2024
Đồng nghiệp tiết lộ số t.iền phẫu thuật của Kasim Hoàng Vũ: Lần đầu là 6 tỷ đồng, lần 2 chưa biết
22:14:28 24/09/2024
4 triệu người "hóng" Nhã Phương ngấu nghiến 1 món ăn, hành động vài giây cuối thành tâm điểm
18:07:32 24/09/2024
Hơn 3 triệu người xem Đường Yên diễn lố và kém sang trông như "đi chợ" tại Tuần lễ thời trang
23:27:04 24/09/2024
Quyền Linh tiếc nuối khi tài xế bị mẹ đơn thân xinh đẹp từ chối hẹn hò
21:19:21 24/09/2024
Nữ ca sĩ Vbiz công khai xin lỗi Lý Nhã Kỳ vì khiến đàn chị giận dữ đăng đàn nhắc thẳng tên
22:18:04 24/09/2024
V BTS và G-Dragon "hẹn hò", cùng bỏ rơi Jennie để đi gặp 1 cô gái
19:09:45 24/09/2024

Tin mới nhất

Nhà xe b.ị t.ố ép khách 3 lần chuyển t.iền vé mới cho xuống

22:14:52 24/09/2024
Một nhà xe tuyến Đà Nẵng - Lạng Sơn bị hành khách phản ánh có hành vi bắt khách chuyển t.iền vé nhiều lần, đe dọa, xúc phạm khách.

Kiên Giang: Nhiều học sinh nhập viện sau khi ăn cơm tại căn tin nhà trường

21:16:00 24/09/2024
Huyện Kiên Hải đã thành lập đoàn kiểm tra y tế tiến hành lấy mẫu thực phẩm tại căn tin trường, gửi về tỉnh xét nghiệm để xác định chính xác nguồn gốc, nguyên nhân ngộ độc.

Quảng Bình ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

21:14:09 24/09/2024
Ngày 24/9, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa.

Va chạm với xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ, nam thanh niên t.ử v.ong tại chỗ

19:48:28 24/09/2024
Khi đang trên đường đi làm nhiệm vụ, xe cứu hỏa của Công an tỉnh Gia Lai đã va chạm với xe máy khiến một thanh niên t.ử v.ong tại chỗ.

Người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km, sống sót kỳ diệu

19:38:59 24/09/2024
Một người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km và mắc kẹt trên cành cây trên dòng sông, vừa được lực lượng chức năng cứu vớt kịp thời.

Người đàn ông kể lại phút thoát khỏi căn nhà bị núi lở đè sập ở Thanh Hoá

19:31:38 24/09/2024
Cả gia đình 4 người ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa may mắn thoát c.hết khi ngôi nhà bị đất đá từ trên núi lở tràn xuống làm đổ sập.

Kiên Giang: Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính

19:07:20 24/09/2024
Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan tổ chức thực hiện công tác này bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, xuyên tạc gây mất niềm tin của người dân.

Diễn biến sức khỏe 2 bé vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị ở Hà Nội

18:28:25 24/09/2024
Hai bệnh nhi trong vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị tại Hà Nội, b.é g.ái 11 t.uổi vẫn rất nặng, đang điều trị hồi sức tích cực, b.é t.rai 7 t.uổi sức khỏe đã ổn định.

Khẩn trương ổn định chỗ ở cho người dân ở Lào Cai

18:17:22 24/09/2024
Thứ trưởng đề nghị tỉnh Lào Cai rà soát cụ thể, chi tiết hơn, phân loại các đối tượng bị ảnh hưởng, có báo cáo sớm để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Chính phủ và có sự hỗ trợ thiết thực, phù hợp, sát thực tế.

Nỗ lực làm sạch rác trên vịnh Hạ Long sau thiên tai

18:15:16 24/09/2024
Ban Quản lý vịnh Hạ Long kêu gọi người nuôi biển thu gom, tái sử dụng các vật liệu phao, bè nuôi bị cuốn trôi trên vịnh để kiệm chi phí tái đầu tư, chung tay dọn rác trên vịnh.

Xuyên đêm xử lý sự cố rò rỉ thấm chân đê ở Thanh Hóa

18:13:00 24/09/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa đã huy động trên 100 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 762, phối hợp cùng lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Lộc xuyên đêm khắc phục sự cố.

Cả nhà thoát c.hết nhờ sơ tán trước khi ngôi nhà đổ sập do sạt lở

18:04:22 24/09/2024
Một gia đình 4 người ở xã Yên Thắng của huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) may mắn thoát nạn nhờ được sơ tán trước khi ngôi nhà bị sạt lở, đổ sập.

Có thể bạn quan tâm

U20 Việt Nam thị uy sức mạnh trước Bhutan

Sao thể thao

23:34:28 24/09/2024
Bảo Long mở tỷ số sớm cho U20 Việt Nam ngay phút thứ 8. Sau pha đẩy bóng của thủ thành U20 Bhutan, cầu thủ lò PVF lập tức băng lên sút bóng từ tuyến hai.

P.him 1.8+ về Tấm Cám: B.ị c.hê nhiều sạn, vì sao thu 55 tỷ đồng sau 4 ngày?

Hậu trường phim

23:15:51 24/09/2024
Phim Cám ra rạp với nhiều ý kiến khen chê từ khán giả. Dù vướng tranh cãi, đây vẫn là tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại kinh dị có doanh thu mở màn tốt nhất trong lịch sử phim Việt.

Chi Bảo hạnh phúc ngọt ngào bên vợ kém 16 t.uổi, Linh Nga đọ sắc Hà Kiều Anh

Sao việt

23:00:00 24/09/2024
Diễn viên Chi Bảo túc trực bên vợ kém 16 t.uổi sau khi sinh em bé thứ 2. Chim công làng múa Linh Nga đọ sắc với hoa hậu Hà Kiều Anh.

"Cú tát" thâm sâu công chúa Kpop gửi đến kẻ đeo bám

Nhạc quốc tế

22:39:02 24/09/2024
Dù không ăn vận cầu kỳ, Jang Wonyoung vẫn chiếm trọn spotlight, trở thành nữ thần sân bay . Loạt topic về nhan sắc của Jang Wonyoung lần nữa chiếm trọn các diễn đàn Kpop.

Phim chữa lành mới chiếu đã nhận mưa lời khen, nữ chính đóng 2 vai xuất thần khiến netizen phát cuồng

Phim châu á

22:29:01 24/09/2024
Hiện tại, tỷ lệ thuận với rating khả quan là khá nhiều phản hồi tích cực từ khán giả dành cho Dear Hyeri, nhất là nữ chính Shin Hye Sun.

Ngậm ngùi hình ảnh người dân xếp hàng tiễn gần 400 chiến sĩ rời Làng Nủ sau 2 tuần tìm kiếm người mất tích

Netizen

22:22:47 24/09/2024
Chiều ngày 24/9, người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã chia tay gần 400 cán bộ, chiến sĩ trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.

Lộ thêm 5 Chị Đẹp mùa 2: Hoàng Yến Chibi, "bạn thân Sơn Tùng" và 1 "nữ hoàng" cát-xê 10 cây vàng/tháng

Tv show

22:21:52 24/09/2024
Tối 24/9, Fanpage Chị Đẹp Đạp Gió đã tiếp tục công bố thêm 5 cái tên tham gia chương trình năm nay. Khi 5 cái tên được hé lộ, phản ứng chung của cư dân mạng là... không bất ngờ.

"Người bạn bí ẩn" ngỏ ý đưa t.iền cho bà Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả

Pháp luật

22:14:49 24/09/2024
Chiều 24/9, luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát tiếp tục thẩm vấn các bị cáo liên quan trong vụ án.

Con gái Triệu Vy lộ diện đón t.uổi mới, ngoại hình hậu ở ẩn gây bất ngờ?

Sao châu á

21:31:14 24/09/2024
Thời điểm Triệu Vy dính loạt lùm xùm, bên cạnh những động thái của nhân vật chính dân tình cũng dành nhiều sự quan tâm cho con gái cô. Sau thời gian mất tích , cô bé vừa lộ diện gây bất ngờ.

Ấn Độ ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên do biến thể 1b

Thế giới

21:08:28 24/09/2024
29 người thân và bạn bè của bệnh nhân, cùng 37 hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân đều đang được theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ trường hợp nào trong số này có biểu hiện mắc bệnh.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Người bí ẩn muốn giúp bà Lan khắc phục hậu quả gần 10.000 tỷ

Xã hội

20:59:00 24/09/2024
Vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục có những diễn mới, một người bạn của bà Trương Mỹ Lan muốn đứng ra trả khoản nợ 250 triệu USD và cho bị cáo mượn thêm 130 triệu USD khắc phục hậu quả.