Làng cổ Đường Lâm, lại có chuyện
Câu chuyện người dân Đường Lâm làm đơn “trả lại di sản” gây xôn xao dư luận và lãnh đạo thành phố phải đến làm việc mới ổn thỏa còn chưa kịp lắng xuống thì mới đây tại làng cổ này lại xảy ra chuyện hy hữu cũng liên quan đến việc bảo vệ di tích và nhu cầu của người dân…
Đó là việc người dòng họ Ngô tự ý tổ chức buổi lễ động thổ dự án trùng tu tôn tạo khu đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền (thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Đây là ngôi đền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Năm 1960, khu di tích đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Buổi lễ kéo dài suốt từ 8 giờ tối đến gần 12 giờ đêm với la liệt đồ vàng, mã cùng hàng trăm cân gạo, xôi… Điều đáng nói ở đây là việc hành lễ được diễn ra “bí mật” chỉ có người trong dòng họ biết, ban quản lý di tích cũng không biết. Mãi cho tới sát hôm diễn ra buổi lễ, cụ Dương Hữu Số thủ từ đền thờ Ngô Quyền đã từ 2 năm nay mới được cho biết thông tin về buổi lễ. Song, mọi thông tin về việc động thổ rồi khởi công, tổ chức xây dựng tu bổ thế nào thì ông cũng không được thông báo.
Thực tế, dự án Trùng tu tôn tạo khu đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền (tại thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã được lập từ cách đây 4 năm với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 30 tỷ theo phương án Nhà nước và nhân dân cùng làm. Dự án đã được Bộ VH-TT&DL thỏa thuận tại công văn số 2753/BVHTTDL – DSVH ngày 9-8-2012. Được biết, dự án cũng đã có bản vẽ chi tiết và các hạng mục cần sửa chữa, tuy nhiên, sau 4 năm thì kinh phí thực hiện dự án vẫn chưa có nên việc tu sửa đền thờ và lăng mộ dòng họ Ngô vẫn chỉ nằm trên giấy, và những thông tin trên bản vẽ thiết kế và bản giới thiệu về dự án vẫn nằm chờ đợi tại khu lăng mộ.
Khu lăng mộ dòng họ Ngô là di tích đã được xếp hạng và nằm trong quần thể di tích của làng cổ Đường Lâm nên việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích phải tuân thủ những trình tự thủ tục nhất định và thậm chí còn phải có hội đồng thẩm định về các hạng mục được phép tu sửa để đảm bảo tính nguyên trạng của di tích. Khi thực hiện dự án phải tuân theo lộ trình, các quy định khắt khe trong trùng tu di tích gỗ,… Bởi vậy, không thể có việc động thổ khởi công dự án lại không có người của Bộ VH-TT&DL tham dự.
Việc tổ chức lễ động thổ, không có nghĩa là sau đó dòng họ Ngô sẽ tiến hành động thổ và trùng tu di tích luôn, song cũng là lời cảnh báo đáng lo ngại khi di tích đã được làm mới thì sự đã rồi. Bài học nhãn tiền về vụ chùa Trăm Gian còn mới như hôm qua khiến nhiều người lo lắng, liệu có ai sẽ đứng ra đảm bảo khu quần thể đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền không bị người dân tự ý phá đi xây mới.
Theo ANTD
Trình làng cây cảnh quý tại vườn thượng uyển vua Nguyễn xưa
Sáng 21/4, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho ra mắt vườn cây kiểng đẹp độc đáo với hàng trăm cây với thế công phu nhằm phục vụ du khách tại vườn thượng uyển xưa Cơ Hạ trong Đại Nội.
Vườn cây với hơn 400 cây của 49 nghệ nhân trên khắp địa bàn Thừa Thiên - Huế đem về hội tụ đã làm bừng lên một bầu không khí đầy hương sắc của cây cảnh quý nhiều loại như sanh, mai, tùng, lan, dương, nguyệt quế... Nhiều cây với các thế quý như tam đa (tam tài), thế trực, thế ngũ phúc, thế xuy phong, thế bạt phong hồi đầu, thế thác đổ, thế huyền chi lạc địa, thế long giáng...
Video đang HOT
1 góc vườn thượng uyển Cơ Hạ với hàng trăm cây cảnh đẹp trưng bày
Rất nhiều du khách đã đến chiêm ngưỡng, trầm trồ trước vườn cây quý. Trước đó, vườn thượng uyển Cơ Hạ đã được phục hồi ra mắt trong dịp Festival Huế năm ngoái. Việc ra mắt tiếp vườn cây kiểng trong Cơ Hạ với phong cảnh hữu tình gồm nhiều giả sơn, dòng chảy bao quanh, nhà rường nghỉ chân đầy hương sắc sẽ là 1 điểm đến thú vị cho du khách khi đến Đại Nội tham quan trong mùa du lịch 30/4 tới đây.
Hoạt động cũng nhằm chào mừng tuần lễ vàng kích cầu du lịch của Trung tâm tổ chức (từ 21-27/4), và Festival làng nghề Huế (27/4-1/5).
Dưới thời vua Nguyễn, trong kinh thành Huế có hơn 30 khu vườn Ngự với nhiều dạng như: vườn ngự uyển trong hoàng cung, biệt cung, ly cung... Vườn Cơ Hạ là 1 trong 5 vườn ngự uyển tuyệt đẹp trong Hoàng thành Huế (hay trong Đại Nội) được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng năm 1837, sau đó được bổ sung thêm nhiều cây quý và trùng tu nhiều lần khác dưới thời vua Thiệu Trị, Tự Đức. Đến sau này, vì không có điều kiện chăm sóc và thời kỳ kết thúc phong kiến nên vườn đã đi vào tình trạng hoang hóa.
Toàn cảnh vườn Cơ Hạ
Cây hoa tỏa sắc
Bạch đầu tùng
Đại cảnh khế rừng
Duyên tùng
Sộp
1 tiểu cảnh hòn non bộ đẹp
Khách tham quan thích thú chiêm ngưỡng cây khế cổ thụ
Bằng lăng núi
Sanh cổ có hình dạng tam tài
Nguyệt quế
Tiểu cảnh dương
Nhiều cây cảnh rất độc đáo có trong vườn
1 góc nhà rường nghỉ chân nhìn ra vườn Cơ Hạ
Theo Dantri
Kiểm điểm lần 2: Không thể vòng vo UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn (hỏa tốc) gửi Giám đốc Sở VHTT&DL về việc kiểm điểm, xử lý vi phạm di tích chùa Trăm Gian, huyện Chương Mỹ. Đây là lần thứ 2, UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu Sở VHTT&DL nghiêm túc kiểm điểm lãm rõ trách nhiệm buông lỏng quản lý của các cá...