Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tạm thời đóng cửa
Từ ngày 7.9 – 6.11, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tạm ngừng tổ chức lễ viếng, lễ tưởng niệm để làm công tác bảo dưỡng, tu bổ định kỳ năm 2012.
Lăng sẽ mở cửa lại vào ngày 7.11 để người dân có thể thăm viếng Lăng Hồ Chủ tịch và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Theo Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 2.9 có gần 34.000 lượt người đến thăm Lăng, trong đó có gần 2.000 lượt khách nước ngoài. Ngày 1.9 cũng có gần 14.000 lượt người thăm quan. Lượng khách đến viếng Lăng ước tính tăng 5% so với năm trước.
Video đang HOT
Hiện, mỗi ngày Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón khoảng 5.000 – 6.000 khách tham quan. Lăng mở cửa các ngày trong tuần, trừ thứ 2 và thứ 6. Ngày 2.9, số người đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh gấp 5 lần ngày thường.
Theo Vietbao
Xây nhà tưởng niệm Đại tướng Chu Huy Mân
Ngày 288, tại làng Phong Hảo, xã Hưng Hòa (TP Vinh, Nghệ An) đã long trọng diễn ra lễ khởi công xây Nhà tưởng niệm Đại tướng Chu Huy Mân.
Để tri ân những công lao của Đại tướng, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo TP Vinh tiến hành xây dựng công trình Nhà tưởng niệm Đại tướng Chu Huy Mân tại làng Phong Hảo, xã Hưng Hòa - quê hương của Đại tướng. Nhà tưởng niệm được xây trên diện tích hơn 4.300m2, thiết kế theo kiến trúc văn hóa truyền thống 3 gian 2 chái, có nhà khách, nhà phục chế, khuôn viên, đường dạo bộ, bãi đậu xe...
Công trình được đầu tư hơn 13 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh Nghệ An hỗ trợ 5 tỷ đồng, TP Vinh 500 triệu đồng, con cháu dòng họ đóng góp gần 3 tỷ và còn lại UBND xã Hưng Hòa chịu trách nhiệm huy động từ nguồn xã hội hóa.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng cho biết, đây là công trình có ý nghĩa chính trị - văn hóa quan trọng hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân, nhằm gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh những giá trị nhân văn, giá trị đạo đức cách mạng của Đại tướng để giáo dục thế hệ trẻ.
UBND tỉnh Nghệ An khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm Đại tướng Chu Huy Mân.
Đại tướng Chu Huy Mân tên thật là Chu Văn Điều các bí danh là Vũ Chân, Lê Thế Mỹ, Trần Thanh Lạc, Hai Mạnh, Thao Chăn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Phong Hảo, xã Hưng Hòa, huyện Hưng Nguyên - nay là TP Vinh - Nghệ An. Sinh và lớn lên trên mảnh đất cách mạng Nghệ An - Xô Viết, Đại tướng Chu Huy Mân đã sớm giác ngộ, tham gia cách mạng từ năm 1929, vào đội Tự vệ Đỏ và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930.
Ðại tướng Chu Huy Mân là một tài năng quân sự của đất nước. Trong hơn 11 năm ở Quân khu 5, các chiến dịch do ông trực tiếp chỉ huy đều giành thắng lợi. Ông không những là một người chỉ huy sắc sảo mà còn là một người có biệt tài về xây dựng bản lĩnh chính trị và quân sự, niềm tin và đạo đức cho các đơn vị, cấp dưới thuộc quyền.
Đại tướng Chu Huy Mân là vị tướng gắn bó nhiều với đất nước Triệu Voi, với Cách mạng Lào. Ông có công lớn trong việc giúp nước bạn xây dựng quân đội, xây dựng lực lượng kháng chiến giành độc lập, đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng và độc lập, là một trong những người có công lớn trong việc xây dựng tình đoàn kết Lào - Việt anh em.
Ông là "Cố vấn lỗi lạc", "Cố vấn hay nhất mọi thời đại" của nhân dân các bộ tộc Lào. Ít ai biết rằng, ngay những ngày đầu năm 1946, ông đã có mặt bên dòng sông Sê-pôn Hạ Lào. Suốt cuộc đời, Đại tướng Chu Huy Mân đã đem hết ý chí, sức lực và trí tuệ góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Đại tướng Chu Huy Mân là một cán bộ lãnh đạo cao cấp, tiêu biểu của Đảng và Nhà nước ta, một tướng lĩnh xuất sắc chính trị - quân sự song toàn của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo VNN
Dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong Nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (6/9/1902-6/9/2012), sáng 3/9, Lễ dâng hương đã được tổ chức trang nghiêm và thành kính tại Nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Phần mộ của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo. Tại...