Làng chiếu lâu đời nhất tỉnh Quảng Nam có nguy cơ biến mất
Được bao bọc bởi những con sông Thu Bồn, Trường Giang và Ly Ly, làng nghề dệt chiếu truyền thống Bàn Thạch (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) từng được biết đến là thủ phủ dệt chiếu của miền Trung.
Trải qua những thăng trầm của cuộc sống, nghề dệt chiếu truyền thống Bàn Thạch đang dần mai một.
Trứ danh chiếu cói Bàn Thạch
Từ xa xưa, ở Duy Vinh đã rất thịnh hành nghề trồng cói, chắp đay, dệt chiếu. Tập trung ở ba thôn Vĩnh Nam, Bàn Thạch, Đông Bình. Đặc biệt, thôn Bàn Thạch là nơi có đông các hộ dệt chiếu có tiếng tăm nhất vùng, cũng là nơi người dân giao thương hàng chiếu.
Trải qua những thăng trầm của cuộc sống, nghề dệt chiếu truyền thống đang dần bị mai một.
Khi làng nghề dệt chiếu cói Bàn Thạch còn hưng thịnh, đi khắp làng đâu cũng một màu xanh ngắt của cói, nhà nhà đều rộn ràng tiếng khung dệt.
6 giờ sáng, là lúc phiên chợ chiếu tại Bàn Thạch nhộn nhịp, tấp nập người xe ra vào. Những chiếc chiếu cói có hoa văn tinh xảo, màu sắc đan xen bắt mắt, cứ thế mà theo chân những thương lái đi khắp các nơi trong và ngoài tỉnh Quảng Nam, trở thành niềm tự hào của biết bao thế hệ cha ông.
Bà Trần Thị Bồng (bên trái) vẫn cố gắng bám trụ với nghề dệt chiếu cói, đồng thời gìn giữ nghề truyền thống của cha ông.
Video đang HOT
Chiếu cói Bàn Thạch là sản phẩm truyền thống có chất lượng và thương hiệu được khẳng định qua hàng chục năm. Thế nhưng, đứng trước sự đổi thay của đời sống hiện đại, làng nghề dệt chiếu thủ công cũng đang dần mai một.
Sau khi gặt cói về, nhà nghề chẻ cói thành nhiều sợi, phơi khô khoảng hai nắng, nhuộm màu và phơi tiếp một nắng nữa.
Nghệ nhân dệt chiếu Võ Đức Khương (70 tuổi) trầm tư nói: “Chiếu cói Bàn Thạch nổi tiếng xa gần là vậy nhưng hiện nay còn rất ít nông dân gắn bó với nghề. Bởi ruộng cói thì bị bỏ hoang, chợ chiếu cũng không còn và người dân quay lưng với nghề dệt nên làng nghề rồi cũng sớm bị xóa sổ. Ở đây, số người còn dệt chiếu thủ công chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số là những người lớn tuổi như tôi vì “tiếc nghề” mà cố gắng bám trụ”.
Chiếu cói thủ công Bàn Thạch có độ dày cao, nằm êm lưng, hoa văn đẹp, sử dụng lâu bền. Dù sản phẩm đa dạng kích thước, màu sắc, đáp ứng được yêu cầu của từng khách hàng, nhưng nghề dệt chiếu cói thủ công vẫn đang chết dần.
Tháng 4 và tháng 7 là lúc làng chiếu Bàn Thạch vào vụ gặt cói. Nhưng vì diện tích cói bị nhiễm mặn, người dân bỏ nghề nên cũng chỉ lát đác vài hộ trải cói phơi trong sân. Muôn màu sắc sặc sỡ của cói nhuộm khiến nhiều nghệ nhân phải luyến tiếc, trăn trở về tương lai của nghề truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Những ngọn lửa nghề sắp tàn
Các nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn vất vả để dệt nên một chiếc chiếu cói vừa đẹp, vừa chất lượng. Cực nhọc từ lúc trồng cói, gặt về, chẻ nhỏ, phơi khô, nhuộm màu, đến ruôn cói và dệt cói vào khung nhưng nhà nghề lãi chẳng bao nhiêu. Vì thế, chỉ còn những người lớn tuổi trong làng lấy công làm lời mà gắn bó với khung dệt, cố gắng níu giữ nét đẹp văn hóa làng quê mà cha ông đã gây dựng.
Do cơ chế thị trường, bà con chủ yếu bán cói khô và dệt chiếu bằng máy, nên nghề dệt chiếu thủ công của địa phương đang dần bị thất truyền.
Bà Trần Thị Bồng (62 tuổi), tay vừa ruôn cói vừa chia sẻ: “Từ nhỏ, tôi đã quen với hương cói thoang thoảng khắp làng và tranh thủ phụ mẹ dệt chiếu sau giờ học. Nếu hai người dệt nhanh thì ngày được bốn chiếc, ít nhiều gì cũng có đồng ra đồng vào. Nhưng khi mức sống ngày một cao, thị trường nhiều mẫu mã mới, sản phẩm đa dạng thì nghề dệt chiếu cói dần bị mai một và đi vào quên lãng. Thay vào đó, những chiếc chiếu cói được dệt bằng máy giúp tiết kiệm thời gian, giá thành rẻ hơn được nhiều người sử dụng, nên chiếu cói dệt tay rơi vào cảnh lụi tàn…”.
Làng nghề dệt chiếu truyền thống Bàn Thạch (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) từng được biết đến là thủ phủ dệt chiếu của miền Trung.
Được biết, một chiếc chiếu cói dệt thủ công truyền thống có giá dao động từ 100.00-250.000 đồng/chiếc (tùy vào kích cỡ, kiểu dáng). Nếu trừ đi chi phí, nhà nghề chỉ lời khoảng 10.000 đồng/chiếc, một ngày lời cao lắm 40.000 đồng thì không đủ công lao động.
Chính vì thế, hầu hết dân làng đều bỏ nghề dệt cói để làm công việc khác, cải thiện đời sống. Những thanh niên trẻ tuổi cũng tìm về các khu công nghiệp hoặc nhà hàng, khách sạn, resort ở Hội An, Đà Nẵng để mong có thu nhập ổn định hơn.
Một chiếc chiếu cói dệt thủ công truyền thống có giá dao động từ 100.00-250.000 đồng/chiếc.
Chị Lê Thị Trang (34 tuổi) – con gái bà Bồng cho biết, lúc rảnh rỗi chị vẫn thường xuyên phụ mẹ dệt chiếu chứ chị không theo nghề. Vì dệt chiếu thủ công không đem lại nguồn kinh tế ổn định để nuôi sống gia đình, cho con ăn học. Trong làng còn một số người lớn tuổi như bà Bồng, ông Khương vì không đủ sức lao động việc khác, nên bám trụ với khung dệt như một sự luyến tiếc, nhớ nghề…
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại chiếu hợp với thị hiếu tiêu dùng như: chiếu trúc, chiếu nhựa dẻo, chiếu mây và chiếu cói dệt máy nên chiếu cói truyền thống ở Bàn Thạch không còn được ưa chuộng như trước. Cách đây gần 10 năm, chợ chiếu Bàn Thạch luôn đông đúc kẻ mua người bán vào mỗi sáng sớm, đường làng nườm nượp xe chở chiếu đi giao muôn nơi. Nhưng bây giờ, bà con chủ yếu bán cói khô và dệt chiếu bằng máy, nên nghề dệt chiếu thủ công của địa phương đang dần bị thất truyền.
Lật ghe trên sông Thu Bồn: Khẩn trương tìm kiếm 3 nạn nhân còn lại
Một chiếc ghe chở 11 người dân bất ngờ bị lật trên sông Thu Bồn làm 5 nạn nhân mất tích.
Sáng 9/5, cơ quan chức năng huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết đã xác định được danh tính các nạn nhân mất tích trên sông Thu Bồn. Hiện lực lượng cứu hộ đang khẩn trương tìm kiếm 3 nạn nhân còn lại.
Hiện trường vụ việc
Theo thông tin ban đầu, vào 15h ngày 8/5, anh Lê Văn Lưu lái chiếc ghe dài khoảng 6m chở 10 người từ 20 tuổi đến 34 tuổi, cùng xã Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) đi trên sông Thu Bồn. Đến đoạn sông qua bãi Thuận Tình, phường Cẩm Thanh (TP. Hội An), ghe gặp gió lớn bị sóng đánh lập úp khi cách bờ khoảng 400 m.
Lúc này, một tàu hút cát gần đó đã cứu sống 6 người, đưa đi bệnh viện cấp cứu còn 5 người mất tích. Ngay sau đó, nhà chức trách đã huy động hàng chục tàu, thuyền đến tìm kiếm các nạn nhân.
Đến 20h25 ngày 8/5, lực lượng chức năng và người dân địa phương tìm thấy hai nạn nhân là Nguyễn Ngọc Trường (SN 1994), Nguyễn Đức Tính (SN 1998) cùng trú tại thôn Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên.
Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục tập trung tìm kiếm ba nạn nhân mất tích chưa tìm được gồm: Đoàn Nguyễn Nhơn Hiếu (SN 1993), Võ Hùng Tâm (SN 2000) và Lê Văn Hòa (SN 1987) đều trú tại thôn Hội Sơn (xã Duy Nghĩa).
Được biết, khu vực xảy ra tai nạn nằm ở cuối sông Thu Bồn, giáp biển Cửa Đại, thủy triều rút vào buổi chiều nên nước sâu, chảy mạnh khiến việc tìm kiếm gặp khó khăn.
Vụ chìm đò trên sông Thu Bồn ở Quảng Nam: Tìm thấy thi thể 2 nạn nhân Đến 20h tối nay (8/5), lực lượng cứu hộ đã tìm được thi thể 2 nạn nhân trong vụ chìm đò trên sông Thu Bồn vào chiều cùng ngày. Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân trong vụ chìm đò trên sông Thu Bồn Đến 20h tối nay (8/5), lực lượng cứu hộ tỉnh Quảng Nam đã tìm...