Làng Chăm ở An Giang làm du lịch, hút khách tới trải nghiệm văn hóa đặc trưng
Tour du lịch rong ruổi thăm làng cá bè sắc màu ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc rồi cập bến, ghé làng Chăm Châu Phong đang thu hút nhiều du khách khi tới An Giang.
Làng Chăm Châu Phong nằm tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 3km, là địa điểm bắt đầu thu hút du khách nhờ những nét văn hóa truyền thống độc đáo.
Nổi bật trong số đó có thể kể đến nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tập tục sinh sống ở nhà sàn và tín ngưỡng Hồi giáo dưới bóng thánh đường. Du lịch văn hóa Chăm cũng là nét riêng có của An Giang so với các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Làng Châu Phong hiện có khoảng 5.000 cư dân theo đạo Hồi. Bà con bản địa phần nhiều vẫn giữ thói quen sống trong các ngôi nhà sàn gỗ thấp.
Một số hộ còn duy trì ngành nghề truyền thống, như: Dệt thổ cẩm, sà rông, lễ phục cầu nguyện, sản xuất khô bò, tung lò mò, khăn Maturro, khăn Maspok… Những năm qua, các nghề truyền thống được chính quyền động viên bà con khôi phục, bảo tồn, tạo điểm nhấn thu hút du khách và góp phần thêm thu nhập cho bà con.
Đến thăm làng Chăm Châu Phong, du khách thường ghé thăm các thánh đường Hồi giáo có kiến trúc ấn tượng, lịch sử lâu đời như thánh đường Mubarak, nghe đọc kinh Koran, thưởng thức các giai điệu trống Rapana…
Dạo quanh làng, du khách sẽ thấy những người phụ nữ Chăm điêu luyện bên khung dệt, khéo léo làm những sản phẩm thổ cẩm đẹp mắt, phong phú về chất liệu, màu sắc, hoa văn. Ven đường làng có những hàng quán bánh dân gian truyền thống, du khách có thể tự tay trải nghiệm đổ bánh và thưởng thức.
Nghề dệt truyền thống của người Chăm thu hút du khách tham quan
Video đang HOT
Với những tiềm năng sẵn có, từ năm 2023 đến nay, An Giang đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, du lịch, góp phần giới thiệu và thu hút du khách tới làng Chăm ở Châu Phong nói riêng và các làng người Chăm trên địa bàn tỉnh.
Cuối năm 2023, “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam” và “Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong” được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đầu năm 2024, dự án “Làng bè sắc màu ngã ba Châu Đốc” chính thức đi vào hoạt động.
Làng bè trên sông Hậu với hơn 160 lồng bè nuôi cá được phủ sơn màu sắc sặc sỡ. Xuôi theo dòng sông, qua làng bè sắc màu, du khách dễ dàng đến thăm làng Chăm Châu Phong và làng Chăm Đa Phước (huyện An Phú). Đây trở thành tuyến du lịch mới, thuận thiện, hấp dẫn du khách.
Thị xã Tân Châu tập trung phát triển mô hình “Du lịch văn hóa cộng đồng làng Chăm” nhằm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về phát triển giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030.
Sản phẩm du lịch mà nghị quyết đề ra là phát triển mô hình “Du lịch văn hóa cộng đồng Làng Chăm”, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động: Lễ cúng Sơn Thần của Phù Sơn Tự (xã Tân Thạnh); khai thác lợi thế sông nước, cồn bãi thu hút du khách thông qua các hình thức trải nghiệm như gieo trồng hạt giống, đánh bắt cá,…
Mới đây, làng Chăm Châu Phong đã chính thức thành lập tổ hợp tác du lịch cộng đồng, với nhiệm vụ gắn kết các hộ dân xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch cộng đồng tại địa phương.
Tỉnh An Giang kỳ vọng, du lịch cộng đồng sẽ góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của bà con người Chăm Châu Phong, đồng thời phát triển mục tiêu kinh tế – xã hội.
Kinh nghiệm đi Lễ hội Đèn trời Yi Peng ở Chiang Mai, Thái Lan
Chiang Mai, Thái Lan trong tháng 11 này đang là một trong những điểm đến hot nhất của các tín đồ du lịch nước ngoài.
Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm đi Lễ hội Đèn trời Yi Peng, tâm điểm chú ý hiện tại của du lịch Thái.
Năm 2024, Lễ hội Đèn trời Chiang Mai Yi Peng sẽ diễn ra vào ngày 15 và 16/11. Hãy lưu ý rằng ngày diễn ra lễ hội có thể thay đổi theo lịch âm của Thái Lan Lanna, thường rơi vào tháng 11 theo lịch Gregory. Cụ thể, năm 2025, lễ hội sẽ được tổ chức vào ngày 5 và 6/11 (mở bán vé sớm trước 9 - 10 tháng).
Cách thức di chuyển, đặt phòng và vé:
Có chuyến bay thằng từ TP HCM và Hà Nội nhưng lưu ý đặt sớm vì đặt sớm vừa rẻ và không bị bay nối chuyến. Thời gian di chuyển khoảng 1h45 phút bay, nhàn hơn cả đi TP HCM. Giá sẽ dao động 4 - 5 triệu tuỳ hãng hàng không và hạng bay.
Đặc sản ở đây là rất nhiều quán cà phê với nhiều kiểu decor khác nhau. Đi cùng trẻ nhỏ nên chỉ đi quanh thành phố. Di chuyển ở Chiang Mai nói chung sử dụng Grab siêu tiện với nhiều loại phương tiện phổ thông. Đặc biệt, Tuktuk (chở được 2 người) và xe Grab RodDaeng (chở được 8 -10 người) nên trải nghiệm thử một lần sẽ thích.
Đặt phòng khách sạn nên chọn gần trung tâm nếu muốn trải nghiệm về văn hoá, có thể gần khu One Nimman, tiện đi khắp nơi. Còn muốn yên bình hơn có thể đặt homestay ở khu xa xa hơn nhưng sẽ hơi buồn.
Vé vào cổng lễ hội và xe di chuyển có 3 hạng vé (giá tham khảo):
- Hạng Premium giá 4.999.000 VNĐ/vé
- Hạng VIP giá 4.599.000 VNĐ/vé
- Hạng Standard giá 3.599.00 VNĐ/vé.
Tour 1 ngày ở Chiang Mai:
- Tham quan chùa Vàng nổi tiếng nhất ChiangMai: Wat Phra That Doi Suthep
- Tham quan và chụp hình tại vườn hoa Hoàng Gia Royal Flora.
- Làng nghệ thuật Ban Kang Wat
- Cafe No.39
- Tham quan và mua sắm tại chợ Warorot
- Chụp hình chim bồ câu tại Thaphae gate.
Tour 1 ngày Chiang Mai vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật:
- Chợ Jingjai farm market
- Doi Suthep
- Puping Palace (chú ý ăn mặc kín đáo)
- Ăn trưa tại Neng Earthen Jar Roast Pork
- Jungle adventure park
- Starbuck kad farang
- Chùa bạc Wat Sri Suphan
- Chợ đêm Wualai nếu lịch trình của bạn là thứ Bảy, nếu Chủ nhật thì đi chợ đêm Sunday Night Market
- Night Safari (sở thú buổi tối).
Báo Anh danh tiếng giới thiệu 12 điểm đến đẹp nhất tại Việt Nam Trong bài viết mới nhất được đăng tải, tờ The Times danh tiếng của Anh đã giới thiệu loạt điểm đến ấn tượng trên khắp Việt Nam. Nữ phóng viên du lịch của The Times là Claire Boobbyer vừa kết thúc hành trình khám phá Việt Nam vô cùng đáng nhớ. Từ trải nghiệm cá nhân, Boobbyer đã đưa ra gợi ý về...