Làng chài và tương lai của những đứa trẻ
Chỉ được học đến hết lớn 5, phần lớn các em đã phải bỏ học để theo cha mẹ ra khơi dù lực học khá.
Quanh năm sống trên biển, cư dân làng chài Vung Viêng và Cửa Vạn (Hạ Long) lấy thuyền làm nhà, vịnh là quê hương.
Thuyền là nhà…
Vịnh là quê hương.
Mỗi con thuyền là một gia đình, trẻ nhỏ lớn lên cùng chiếc võng nhỏ trên mui thuyền
Video đang HOT
Sinh ra trên thuyền bè lớn lên trên sóng nước. Trẻ em làng chài lớn lên cùng con thuyền, học bơi, chèo thuyền… trước khi học chữ.
Những đứa trẻ nơi đây, từ nhỏ đã tỏ ra hiếu khách
Và luôn mỉm cười khi trò chuyện
Chúng cũng ham những trò chơi như bao trẻ em khác. Tuy vậy, theo ông trưởng thôn Cửa Vạn, trò chơi của chúng rất nghèo nàn. Chỉ là gảy chun hoặc thi bơi, chèo thuyền…
Điểm học làng chài Cửa Vạn. Trẻ con ở đây, không chỉ “khát” trò chơi mà còn “khát” chữ. Những lớp học ở đây mới được dựng lên từ năm 2001. Cả làng chỉ có ba phòng học, một thư viện và một vài phòng nhỏ dành cho giáo viên.
Một lớp học của làng chài
Học sinh cũng chỉ được học từ lớp 1 đến lớp 5, gần đây mới có thêm một lớp bổ túc cấp II, học sinh nào muốn học tiếp phải vào đất liền.
Tuy vậy không phải đứa trẻ nào cũng được cha mẹ cho lên đất liền học tiếp dù theo các thầy cô giáo lực học của các em rất khá và nếu được tiếp tục the o học thì vào đất liền sẽ duy trì được ở mức khá, giỏi.
Không phải đứa trẻ nào cũng được cha mẹ cho lên đất liền học tiếp dù theo các thầy cô giáo lực học của các em rất khá.
Điểm trường Cửa Vạn có 6 thầy cô giáo còn rất trẻ thay nhau giảng dạy khoảng 50 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 và lớp bổ túc cấp II.
Các thầy, cô đều đang là giáo viên thuộc biên chế trường học trên đất liền của thành phố Hạ Long được phân công “đưa con chữ” đến với trẻ em Cửa Vạn. Vật chất thiếu thốn, nhưng các thầy cô đều thấy vui vì sự quan tâm, yêu mến của học sinh và dân làng nơi đây.
Cũng như ở vùng cao, các thầy cô ở đây vừa phải lo dạy học vừa phải làm công tác tuyên truyền, vận động đến từng gia đình mới phần nào thay đổi được cách suy nghĩ của những người dân nơi đây cho con em đến trường học chữ. Nhưng cũng chỉ được đến hết lớn 5, phần lớn các em đã phải bỏ học để theo cha mẹ ra khơi. Thậm chí có những em đang học lớp 4- 5 đã nghỉ học cả tuần để ra khơi với bố mẹ.
Thành phố Hạ Long đã có dự án di dời làng chài lên đất liền. Vì vậy, tâm nguyện của các thầy cô nơi đây còn là muốn hướng cho các em có những ước mơ của riêng mình, những công việc trong tương lai…/.
Theo VOV
Trích 70 triệu đồng hỗ trợ gia đình 14 thuyền viên bị mất tích trên biển
Sáng 11-11, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã tổ chức đến thăm hỏi, chia sẻ và hỗ trợ gia đình 14 ngư dân đi trên tàu cá mang số hiệu QNg 90789 TS của ông Trần Văn Dũng, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, bị mất tích trên biển gần một tháng nay.
Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã tổ chức đến thăm hỏi,
chia sẻ và hỗ trợ gia đình 14 ngư dân mất tích
Theo đó, mỗi gia đình ngư dân được hỗ trợ 5 triệu đồng. Ông Phan Huy Hoàng, Giám đốc Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi, cho biết Quỹ quyết định trích 70 triệu đồng để hỗ trợ cho thân nhân những ngư dân gặp nạn để chia sẻ, giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt.
Trước đó, ngày 5-9 tàu QNg 90789 TS của anh Trần Văn Dũng có công suất 655CV, trên tàu có 14 ngư dân, trong đó có 8 người quê ở xã Bình Châu, 1 người quê ở xã Bình Hải và 5 người quê ở tỉnh Khánh Hòa đã rời cảng, ra khơi đánh bắt cá. Đến ngày 13-10, khi đang trên đường từ ngư trường Trường Sa trở về đất liền tránh trú bão số 13, tàu QNg 90789 TS đã bị mất liên lạc và mất tích, đến nay số ngư dân này vẫn chưa được tìm thấy.
Theo ANTD
Bí ẩn làng chài được yểm bùa Làng chài Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn) có nhiều dấu tích của người Chăm đến nay vẫn chưa được giải mã. Pho tượng cổ ở Hải Giang được người dân mặc áo vàng, thờ chung với các vị Phật, bồ tát - Ảnh: Hoàng Trọng Pho tượng cổ bí hiểm Điểm đến hấp dẫn nhất ở Hải Giang là chùa Linh...