Làng chả cá Định Tân với nghề dùng muỗng để cạo thịt cá “đỏ lửa”
Người dân trong và ngoài tỉnh thường gọi thôn Định Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn) là “làng chả cá”. Không chỉ mang lại sự nổi tiếng cho thôn Định Tân, mà cái nghề gia truyền này còn góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều gia đình.
Nghề làm chả cá “đỏ lửa” quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất là từ tháng 3 đến tháng 6, vì đây là lúc thu hoạch cá đỏ, nguyên liệu chính của món chả cá.
Cảng cá Tịnh Kỳ, Sa Kỳ nhộn nhịp, tấp nập tàu ra vào mua bán nhiều loại cá.
Chỉ có loại cá đỏ mới được người dân thôn Định Tân lựa chọn để chế biến thành chả.
Video đang HOT
Để có độ dai, giòn, chả cá Định Tân phải trải qua nhiều công đoạn. Nhưng công đoạn đầu tiên mang tính bắt buộc là phải róc xương, lấy thịt cá bằng phương pháp thủ công, đó là dùng muỗng để nạo thịt.
Sau khi ướp các loại gia vị để tăng độ thơm ngon, chả cá được “tạo hình”
Tùy nhu cầu của khách hàng mà người làm chả cá Định Tân cung ứng dưới dạng tươi sống, hấp hoặc chiên với giá từ 100.000-140.000 đồng/kg.
Theo MỸ HOA (Báo Quảng Ngãi)
Hà Nội cũng tung quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ
Lực lượng công an quận Hoàn Kiếm cùng các phường trên địa bàn đã đồng loạt ra quân xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè, lấy lại không gian cho người đi bộ.
Theo ghi nhận của PV, trong buổi chiều ngày 27/2, nhiều đoàn công tác của Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cùng công an các phường trên địa bàn đã đồng loạt ra quân đi xử phạt hành vi lấn chiếm kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè để lấy lại không gian cho người đi bộ.
Dọc các tuyến đường trên phố Hàng Ngang - Hàng Đào, Chả Cá, Lương Văn Can, Hàng Cân, Cầu Gỗ.... tổ công tác của công an quận, công an phường và dân phòng đã đồng loạt đi kiểm tra và xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè.
Nhiều hộ kinh doanh, buôn bán, để xe trên vỉa hè, lòng đường đã bị lập biên bản. Nhiều phương tiện bị đưa về phường tạm giữ chờ xử lý.
Lực lượng công an lập biên bản, xử phạt và yêu cầu một chủ cửa hàng trên phố Lương Văn Can tháo dỡ những biển bảng vi phạm.
Biển hiệu của một cửa hàng quần áo được tổ công tác nhắc nhở tháo dỡ và đưa vào trong nhà.
Xe máy đỗ sai quy định bị cho lên xe thùng đưa về trụ sở giải quyết.
Những chủ quán kinh doanh để xe ở lòng đường, vỉa hè bị lập biên bản và ký vào đơn cam kết không tái phạm.
Được biết ngày mai các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm sẽ phối hợp cùng các lực lượng chức năng như TTGT, công an các phường, dân phòng...sẽ đồng loạt xử lý các vi phạm lấn chiếm vỉa hè, trả lại lối đi cho người đi bộ.
Trước đó, kể từ ngày 16/1, ông Đoàn Ngọc Hải (Phó chủ tịch UBND Quận 1 - TPHCM) dẫn đầu đoàn công tác gồm nhiều thành phần như CSGT, trật tự đô thị... đã ra quân chỉ đạo xử lý nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn. Sau 40 ngày "tuyên chiến" với vấn nạn lấn chiếm vỉa hè của lãnh đạo quận 1 cùng những hành động quyết liệt như đập tường lấn chiếm vỉa hè của toà nhà Bộ Công Thương, cẩu xe sang, xe biển xanh, linh vật khổng lồ lấn chiếm vỉa hè được nhân dân hưởng ứng và ủng hộ đến nay nhiều tuyến đường tại Quận 1 - Tp Hồ Chí Minh như đã khoác lên mình bộ quần áo mới. Không chỉ giúp cho vỉa hè của Quận 1 thông thoáng hơn mà "cuộc chiến giành lại vỉa hè" còn lan rộng sang nhiều quận khác ở Tp Hồ Chí Minh.
Theo Việt Linh (Dân Việt)
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nói về việc hợp pháp hóa cá độ Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều nay, 9/2, Người Phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Hải Bình đã trả lời nghi vấn đặt ra, việc hợp pháp hóa cá độ liệu có phải là để giải quyết thâm hụt ngân sách? Phóng viên nước ngoài đặt câu hỏi cho Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình...