Làng bóng 2013: Kẻ khóc người cười vì… tiền
Không quá lời khi nói, bóng đá là tấm gương phản ánh chân thực bộ mặt của nền kinh tế, nhất là ở các nước châu Âu trong năm 2013 đầy biến động vừa qua.
Sự trỗi dậy và thống trị của bóng đá Đức, những vụ chuyển nhượng bom tấn của Gareth Bale hay Neymar hay làn sóng cầu thủ rời khỏi Tây Ban Nha trong mùa hè vừa qua đều có thể được lý giải một cách dễ dàng dưới góc độ kinh tế.
Anh: Kiếm bạc tỷ từ bóng đá
Bắt đầu từ nước Anh, nơi luôn là trung tâm của sự chú ý cả trong và ngoài sân cỏ trong năm vừa qua. Trong thởi điểm xứ sở sương mù trở thành lá cờ đầu trong cuộc phục hồi kinh tế ở châu Âu, thì Premier League cũng thống trị thị trường chuyển nhượng mùa hè với việc chi ra 630 triệu bảng để mua sắm cầu thủ, nhiều nhất trong số 5 giải đấu hàng đầu. Việc bán đi ngôi sao đắt giá Gareth Bale cho Real Madrid với mức giá chuyển nhượng kỷ lục 91 triệu euro dường như không làm mất đi tính hấp dẫn của giải đấu số 1 nước Anh, mà ngược lại, nó còn tạo ra rất nhiều hiệu ứng tích cực.
Các đội bóng Anh chi tiêu kỷ lục trong mùa hè 2013 biến Premier League thành động lực chính cho nền kinh tế xứ sương mù.
Không chỉ có những gã nhà giàu nổi tiếng chịu chơi như Man City hay Chelsea tích cực mua sắm, mà ngay cả những đội bóng vốn được đánh giá yếu hơn về tài chính như Liverpool hay Tottenham cũng không ngại chi tiền tăng cường lực lượng. Hà tiện như Arsenal của Wenger cũng dốc hầu bao hơn 40 triệu bảng để mang về Mesut Ozil (một phần cũng là nhờ Real Madrid đã mua được Bale) trong ngày cuối của kỳ chuyển nhượng..
Video đang HOT
Chưa bàn tới chất lượng chuyên môn, nhưng tính “giải trí” của bóng đá Anh vốn đã được đánh giá cao trong suốt những năm qua lại càng tăng mạnh hơn nữa. Khoảng cách giữa các đội trở nên gần nhau hơn, các cuộc chạy đua tới ngôi vô địch hay giành suất dự cúp châu Âu trở nên hấp dẫn hơn, cộng với lợi thế từ lượng fan hùng hậu ở khu vực châu Á khiến Premier League luôn là tâm điểm của sự chú ý.
Đổi lại, các đội bóng Anh và cả chính phủ nước này thu lợi lớn từ sự hấp dẫn một cách hào nhoáng này. Bản quyền truyền hình Premier League cho giai đoạn 2013-2016 được bán với giá trị hơn 3 tỷ bảng trên phạm vi toàn thế giới, đồng nghĩa với việc mỗi đội bóng dự giải sẽ bỏ túi ít nhất hàng chục triệu bảng mỗi mùa. Bên cạnh đó, mỗi năm có khoảng gần 1 triệu du khách tới Anh để xem bóng đá, mang về cho nền kinh tế nước này hơn 700 triệu bảng. Cộng với nguồn thu thuế từ các câu lạc bộ và ban tổ chức Premier League, mỗi năm xứ sở sương mù thu về gần 1 tỷ bảng từ bóng đá. Toàn là những con số khổng lồ.
Tây Ban Nha: Kẻ giàu càng giàu, kẻ nghèo càng nghèo
Tình cảnh hoàn toàn ngược lại ở Tây Ban Nha, đất nước đang vật lộn trong cơn khủng hoảng kinh tế kéo dài đã vài năm nay. Như một hệ quả thường thấy, thời kỳ kinh tế khó khăn thường chứng kiến sự gia tăng của khoảng cách giàu nghèo. Theo một báo cáo của tổ chức Caritas, nhóm người giàu nhất ở TBN (chiếm 20% dân số) có tổng thu nhập cao hơn 7,5 lần so với nhóm 20% người dân có thu nhập thấp nhất, mức chênh lệch cao nhất trong số các quốc gia ở châu Âu. Trong khi 26% lực lượng lao động không có việc làm, thì số lượng triệu phú ở xứ sở bò tót lại tăng 13% so với năm 2011, đạt mức 402.000 người.
Sự chênh lệch đó càng được phản án một cách rõ nét hơn trong bóng đá, khi mà 2 ông lớn là Real Madrid và Barcelona liên tục củng cố sức mạnh bằng những bản hợp đồng bom tấn như Gareth Bale hay Neymar, thì phần còn lại của giải đấu này lại đang “thở hắt ra” và liên tục phải bán đi những cầu thủ tốt nhất của mình để tồn tại. Trong mùa hè 2013, Sevilla, Valencia, Atletico Madrid – những đội bóng vốn được đánh giá là những kẻ ngáng đường trong các mùa giải qua, đã buộc phải bán đi những cầu thủ tốt nhất của mình như Negredo, Navas, Soldado, Falcao cho các ông lớn giàu có ở Premier League.
Barca, Real tiêu bạt mạng trong tình cảnh suy thoái kinh tế trầm trọng tại bán đảo Iberia.
Người giàu càng giàu lên, kẻ nghèo càng nghèo đi. Đó là một thực trạng đã tồn tại ở La Liga nhiều năm qua và sẽ không có hy vọng được cải thiện, nếu những bất đồng trong vấn đề bản quyền truyền hình không được giải quyết. Thành công bất ngờ của Atletico Madrid trong mùa giải năm nay có thể được nhiều người chú ý, nhưng nếu họ không giữ chân được những ngôi sao sáng giá nhất của mình như Koke hay Diego Costa trong kỳ chuyển nhượng mùa đông, không ai còn dám hy vọng vào một câu chuyện cổ tích với kết thúc có hậu nữa.
Đức: Năng động, an toàn và mạnh mẽ
Nhắc đến năm 2013, người ta không thể bỏ qua thành công vượt trội của các đội bóng Đức trên đấu trường châu Âu và cả thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, 2 đội bóng Đức gặp nhau trong trận chung kết cúp C1, sau khi đánh bại hầu như tất cả những ứng cử viên vô địch khác đến từ Anh hay Tây Ban Nha. Thành công của Borussia Dortmund và Bayern Munich cả trong và ngoài sân cỏ dễ tạo cho người ta cảm giác ghen tỵ và ngưỡng mộ.
Nền tảng tài chính vững chắc, những sân vận động luôn đầy ắp khán giả, chất lượng giải đấu ngày một tăng, nhưng vẫn còn đó những nỗi lo mà những người làm bóng đá Đức không thể bỏ qua. Câu hỏi lớn nhất chính là về sự vượt trội hoàn toàn của Bayern Munich so với phần còn lại của giải đấu, liệu nó có mang lại điều tích cực cho Bundesliga hay không?
Một ví dụ nhỏ, năm 1992, quỹ lương của Bayern Munich lớn hơn Hamburg 50%, nhưng con số đó hiện tại đã lên tới …500%, do sự phát triển vượt bậc của đội bóng xứ Bavaria. Trong khi Hùm xám liên tục vơ vét những nhân tài từ khắp nơi trên đất Đức, đưa thương hiệu của mình vượt qua Real Madrid để trở thành số 1 thế giới về giá trị, thì phần còn lại của Bundesliga hầu như dậm chân tại chỗ trong những năm qua.
Theo báo cáo của Football Money League, thu nhập của Borussia Dortmund, đội về nhì sau Bayern Munich tại cả 2 đấu trường Champions League và Bundesliga mùa giải trước, là 189,1 triệu euro, bằng …một nửa của Hùm xám (368,4 triệu euro). Nếu các đội bóng Anh từ trước tới nay vẫn vỗ ngực tự hào về sự giỏi giang trong làm kinh tế, thì với Bayern Munich, họ đã đưa nó lên một đằng cấp hoàn toàn khác. Với nguồn tài trợ dồi dào từ các tập đoàn mạnh như Adidas, Allianz, Deutsche Telekom, Hùm xám không cần phải đặt ra mức giá vé cao như Arsenal hay Tottenham, mà vẫn luôn rủng rỉnh tiền bạc để mỗi năm đem về thêm vài ngôi sao chất lượng như Gotze hay Javi Martinez.
Bóng đá Đức đang phát triển ổn định và vượt trội so với phần còn lại.
Còn nhớ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, kinh tế Đức sa sút trầm trọng và thậm chí có thời điểm còn bị đặt cho cái tên “con bệnh của châu Âu”. Trong bóng đá, đội tuyển quốc gia Đức thi đấu đáng thất vọng và đỉnh điểm là việc bị loại ngay từ vòng bảng của Euro 2000. Nhưng rồi sau đó, những nhà lãnh đạo đất nước này đã tiến hành một loạt những cải cách triệt để, trong đó quan trọng nhất là mở cửa thị trường lao động để cắt giảm chi phí sản xuất và khuyến khích lực lượng lao động trở nên năng động hơn.
Làn sóng người nhập cư đầu thế kỷ 21, trong đó có rất nhiều tài năng bóng đá trẻ, đã tạo nên một nước Đức năng động và mạnh mẽ như hiện nay. Muốn biết bóng đá Đức thành công tới mức nào, có lẽ thang đo tốt nhất chính là phong độ của đội tuyển quốc gia nước này tại World Cup 2014 tại Nam Phi. Nhưng ngay từ bây giờ, bài học về cách làm kinh tế-bóng đá của nước này cũng đã đủ để các nước khác học tập.
Theo VNE
Javi Martinez thể hiện kỹ thuật siêu đẳng
Tiền vệ Javi Martinez của Bayern Munich vừa cho thấy kỹ thuật cá nhân điêu luyện với trái bóng trên sân tập của đội bóng xứ Bavaria.
Javi Martinez
Javi Martinez cho thấy anh không chỉ giỏi truy cản mà khi cần, tiền vệ người Tây Ban Nha cũng có những pha xử lý kỹ thuật hết sức điêu luyện. Trong đoạn clip vừa được Bayern Munich đăng tải tên Instagram mới đây, người hâm mộ có thể chứng kiến khả năng điều khiển trái bóng tài tình của cựu thành viên Athletic Bilbao.
Theo VNE
Bạn gái Javi Martinez hâm nóng lễ hội bia Siêu mẫu Mary Imizcoz đăng tải bức ảnh nóng bỏng trên mạng xã hội nhân dịp lễ hội bia đang diễn ra tưng bừng ở Munich, Đức. Mary Imizcoz đăng ảnh hâm nóng lễ hội bia Munich. Ảnh: Instagram. Những ngày này tại thành phố Munich Đức, người dân đang tưng bừng, đắm say trong không khí của lễ hội bia Oktoberfest. Là...