Làng bích họa của thanh niên Hàn Quốc ở Quảng Nam
Dưới bàn tay của tình nguyện viên Hàn Quốc, hơn 100 ngôi nhà ở làng chài nghèo tỉnh Quảng Nam trở thành những bức tranh sinh động. Đây là ngôi làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam.
Ngày 28/6, UBND Quảng Nam phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và một số tổ chức phi chính phủ khánh thành Dự án giao lưu mỹ thuật cộng đồng Hàn – Việt tại xã Tam Thanh (TP Tam Kỳ). Dự án hoàn thành sau hơn 20 ngày khởi động, do hàng chục tình nguyện viên Hàn Quốc thực hiện.
Lấy hình mẫu từ những làng bích họa nổi tiếng tại Hàn Quốc, dự án được kỳ vọng sau khi hoàn thành sẽ giúp người dân thúc đẩy phát triển du lịch, năng cao ý thức bảo vệ môi trường…
Hơn 100 ngôi nhà ở thôn Trung Thanh (xã Tam Thanh) được chọn để vẽ.
Đám trẻ làng chài thích thú xem họa sĩ xinh đẹp 25 tuổi Oh Ye Seul vẽ tranh trên tường nhà. Oh Ye Seul vốn là họa sĩ tự do tại Hàn Quốc, từng tham gia vào những dự án làng bích họa bằng việc vẽ tranh tường, hay thực hiện các video. Sau khi nghe về Dự án mỹ thuật cộng đồng Hàn – Việt, cô đăng ký ngay để có cơ hội đến Việt Nam.
Video đang HOT
“Trước giờ chỉ được biết đến Việt Nam qua truyền hình, nhưng khi qua đây mình thật sự bị thu hút, ấn tượng bởi cả cảnh sắc và con người Việt. Người dân rất chất phác, thân thiện”, nữ họa sĩ chia sẻ.
Chủ nhân ngôi nhà xúc động trước bức ảnh vẽ tất cả thành viên trong gia đình bên tường nhà. Người đàn ông làm nghề thợ may cùng vợ và hai con nhỏ được phác họa trong bức tranh. Các tình nguyện viên Hàn Quốc cho hay do thời tiết Việt Nam những ngày này quá nóng nên rất khó khăn trong việc sáng tác.
Tường nhà trước đây vốn rêu phong phủ kín nay được khoác lên mình màu sắc sặc sỡ.
Một tiệm cắt tóc ở làng chài “thay da đổi thịt”. Đây là ngô i làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam.
Chân dung của chủ nhà trên bức tường. Những tình nguyện viên cho hay, Trung Thanh được chọn làm làng bích họa bởi mật độ dân cư tập trung cao. Những ngôi nhà sát liền nhau rất dễ tạo ấn tượng và thể hiện các bức tranh sống động. Những bức tranh phong phú chủ đề gồm phong cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt, văn hóa của người dân làng biển và nhân vật hoạt hình vui nhộn cho trẻ em.
Theo ông Park Kyoung Chul, Trưởng Đại diện Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam, dự án là dịp để giao lưu, chia sẻ ý tưởng nghệ thuật, kinh nghiệm tổ chức và phát triển nghệ thuật cộng đồng giữa hai quốc gia. Những tình nguyện viên mong muốn góp phần làm thay đổi diện mạo một làng quê, thúc đẩy du lịch phát triển, giúp cho người dân địa phương được sống trong không gian văn hóa nghệ thuật thực sự và nâng cao ý thức, trách nhiệm, lòng tự hào của người dân.
Tiến Hùng
Theo VNE
Nhiều sai phạm trong quản lý điện
Những vi phạm trong công tác quản lý điện tại Hợp tác xã Nông nghiệp (HTX NN) Bích Hòa, xã Bích Hòa (Thanh Oai) từ năm 2013 đến nay đã được cơ quan chức năng khẳng định và buộc phải khắc phục. Vì sao một số người dân vẫn chưa hết bất bình...?
Thôn Thanh Lương, xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai) là "điểm nóng" sai phạm trong quản lý điện.
Không có hợp đồng, vẫn sử dụng điện
HTX NN Bích Hòa hiện được giao quản lý và bán điện cho các hộ dân trong xã với 3.674 công tơ ở 6 thôn (tính đến tháng 2-2016). Theo phản ánh của một số xã viên thì HTX NN Bích Hòa đã buông lỏng công tác quản lý dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân sử dụng điện, lượng điện năng tiêu thụ từ vài chục đến vài trăm Kwh/tháng/hộ, nhưng lại không có mã số hợp đồng mua điện. Sự việc diễn ra từ năm 2013 đến cuối năm 2015 mới được phát hiện, xử lý, gây bức xúc trong nhân dân...
Ông Phạm Quốc Tỉnh, Giám đốc HTX NN Bích Hòa thừa nhận là có hiện tượng trên nhưng chỉ xảy ra ở thôn Thanh Lương. Tháng 8-2015, qua kiểm tra tại thôn Thanh Lương, HTX phát hiện có 26 công tơ hoạt động mà không có mã số hợp đồng mua điện, trong đó có 5 công tơ 3 pha đang sử dụng điện để sản xuất, 21 công tơ 1 pha sử dụng điện sinh hoạt.
Ông Tỉnh lý giải: Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do một số hộ gia đình có nhà tại thôn Thanh Lương nhưng không sử dụng điện thường xuyên; có hộ chuyển nơi ở mới, nhà cũ ít sử dụng điện; hoặc có hộ chuyển đi làm kinh tế mới ở một số địa phương khác nhờ người thân trông nhà hộ... Các hộ dân không sử dụng điện hoặc sử dụng không thường xuyên đã bị HTX cắt mã hợp đồng theo quy định nhưng không tháo công tơ.
Khi các hộ sử dụng điện trở lại, cán bộ quản lý điện tại thôn Thanh Lương không báo cáo nên HTX đã không kịp thời ký hợp đồng mới. Sau khi phát hiện sai phạm, Ban Giám đốc HTX NN Bích Hòa đã tập trung khắc phục sai phạm bằng việc ký lại hợp đồng, truy thu số tiền điện các hộ đã sử dụng. Theo báo cáo của HTX NN Bích Hòa, đến hết tháng 10-2015, 26 hộ dân thôn Thanh Lương đã được ký lại hợp đồng mua điện. Đến nay, HTX đã hoàn thành việc truy thu hơn 61 triệu đồng tiền điện của các hộ chưa thanh toán từ tháng 2 đến tháng 9-2015.
Ngoài ra, HTX NN Bích Hòa đã buộc thôi việc, thanh lý hợp đồng quản lý điện tại thôn Thanh Lương với ông Bùi Văn Ngừng từ tháng 9-2015. Để xảy ra sai phạm, có trách nhiệm của HTX NN Bích Hòa và cán bộ quản lý điện tại thôn Thanh Lương. Thế nhưng, tại sao chỉ cán bộ quản lý điện tại thôn Thanh Lương bị xử lý, còn các cán bộ khác của HTX lại vô can?
Thu tiền lắp công tơ mới không đúng quy định!
Ngoài vi phạm nêu trên, HTX NN Bích Hòa còn thu tiền lắp công tơ mới cho người dân không đúng quy định. Cụ thể, từ cuối năm 2013 đến hết năm 2015, HTX NN Bích Hòa đã thu phí lắp đặt công tơ 1 pha mới cho các hộ dân với mức 1,5 triệu đồng; công tơ 3 pha là 5 triệu đồng. Một lần nữa ông Phạm Quốc Tỉnh phải thừa nhận phản ánh của người dân là đúng.
Tuy nhiên, ông Tỉnh biện bạch: Việc thu phí lắp công tơ mới được HTX thực hiện theo Đề án kinh doanh điện được Đại hội đại biểu xã viên HTX NN Bích Hòa, nhiệm kỳ 2013-2018 thông qua ngày 25-4-2013. Việc thu phí lắp công tơ nhằm trả khoản vay khoảng 10 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện và lắp thêm 3 trạm biến áp. Đại hội xã viên nhiệm kỳ 2013-2018 đã nhất trí thông qua Đề án kinh doanh điện, trong đó có khoản thu phí lắp đặt công tơ mới.
Theo tìm hiểu của phóng viên, theo quy định, bên bán điện phải đầu tư công tơ, thiết bị bảo vệ công tơ, hộp công tơ, dây dẫn đến công tơ; chi phí nhân công lắp đặt... Chính ông Tỉnh cũng biết thu phí là không đúng quy định, nhưng vẫn thu. Sau khi người dân phản ứng, cho rằng việc thu như vậy là sai, từ tháng 12-2015 đến nay HTX đã dừng thu phí lắp đặt công tơ mới. Toàn bộ số tiền đã thu lắp công tơ mới, HTX đã sử dụng để trả nợ và tái đầu tư sản xuất. Ngày 2-2-2016, phóng viên đề nghị cung cấp thông tin từ năm 2013 đến tháng 12-2015 trên địa bàn xã có bao nhiêu hộ lắp công tơ mới, số tiền thu được bao nhiêu, nhưng đến nay HTX NN Bích Hòa vẫn chưa thể trả lời (!?).
Không thể biết sai mà vẫn làm, không thể dùng "nghị quyết" của xã viên để thoái thác trách nhiệm... Đề nghị các cơ quan chức năng sớm kiểm tra, làm rõ, xử lý các cá nhân có liên quan tại HTX NN Bích Hòa.
Đỗ Hà
Theo_Hà Nội Mới
Ba ngôi làng đẹp như tranh ở Hàn Quốc Từng đứng trên bờ vực bị phá bỏ, nhiều ngôi làng được thay da đổi thịt nhờ những bức tranh tường của học sinh, sinh viên và nghệ sĩ mọi nơi về sáng tác. Dưới đây là ba ngôi làng - ba điểm du lịch hấp dẫn với người yêu nghệ thuật ở xứ sở kim chi. Làng Dongpirang, Gyeongsang Từ làng Dongpirang...