Làng bánh ú tro vào vụ Tết Đoan Ngọ
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Đoan Ngọ, những ngày này, các làng nghề làm bánh ú tro của tỉnh Quảng Nam đang tất bật sản xuất.
Nấu nồi bánh ú tro ngày mùng 5-5 âm lịch vừa là nét văn hóa ẩm thực bao đời, đồng thời còn tăng thêm thu nhập cho bà con tại địa phương.
Sản lượng ngày càng tăng
Những ngày đầu tháng 5 âm lịch, khí trời nồng ẩm sau những cơn mưa dông đầu mùa quyện cùng mùi lá đót, gạo nếp ngâm nước tro. Làng Hoán Mỹ (thị trấn Ái Nghĩa) được biết đến là nơi có nhiều hộ sản xuất bánh ú tro nhất, nhì tại huyện Đại Lộc. Đi dọc con đường dẫn vào làng, hướng thẳng đến những cột khói bay lên sẽ là nơi đang “chạy đua” cho kịp ra lò bánh những mẻ bánh.
Năm nay, lò bánh của gia đình bà Huỳnh Thị Hai (68 tuổi) thuê hơn 10 nhân công để tập trung làm kịp hoàn thành các đơn đặt hàng. Mỗi người một công đoạn từ tước sợi cói để cột bánh, xếp lá đót, vuốt nếp, đốt lửa…
Hình ảnh quen thuộc ở Tân Phong với những chiếc sào cùng các thợ làm bánh ngồi chung quanh.
Vừa vớt mẻ bánh mới ra lò, bà Hai phấn khởi: “Gia đình tôi làm bánh ú tro đến nay là 36 năm. Cả một năm tới tháng 5 âm lịch là dịp nghề nấu bánh ú ni có đầu ra. Tiểu thương ở Hội An, Tam Kỳ, Đà Nẵng gọi điện hối lấy bánh mà chưa kịp. Nhà tôi làm bánh cả ngày từ sáng sớm cho tới khuya mới nghỉ. Như nồi bánh mới vớt ra là khoảng 7.000 cái, nấu sôi liên tục cỡ bốn tiếng đồng hồ là vừa chín đạt. Việc canh bếp lửa cũng cần tới một người, bởi làm không khéo là bánh hư hết”.
Với số nhân công thuê thêm, gia đình bà Hai năm nay dự định làm hết năm tạ nếp nguyên liệu, tương đương gần 100 nghìn bánh thành phẩm. Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ bánh ú tro vào dịp Tết Đoan Ngọ ngày càng tăng mà làng Hoán Mỹ vẫn giữ nghề này hàng chục năm qua.
Các chục bánh được cô Huỳnh Thị Ngà buộc theo từng bó.
Không chỉ các lò làm bánh, đây cũng là dịp để người dân có thêm việc làm mùa vụ, tăng thu nhập. Hai mẹ con chị Huỳnh Thị Ngà (39 tuổi) tới “mùa” lại đến nhà bà Hai để gói bánh. Chị Ngà chia sẻ: “Với sức gói của tôi với con trai, một ngày làm được khoảng 2.000 bánh thành phẩm, tiền công khoảng 400 nghìn đồng/ngày. Tranh thủ để thêm chút thu nhập ngoài giờ làm ruộng”.
Để bánh ú có mùi thơm đặc trưng thì phải có nước tro của cây mè dùng để ngâm nếp. Dù bắt đầu gói bánh từ đầu tháng 5 âm lịch nhưng bà Hai đã sang xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc thu mua tro mè từ một tháng trước. Kỳ công của nghề nấu bánh ú tro cũng chính là ở khâu lấy nước, quyết định màu bánh vàng óng khi ra lò.
Những năm gần đây, nguồn lá đót địa phương giảm dần cùng nhu cầu bánh tăng lên, các hộ trong làng đặt lá đót từ các huyện vùng núi tỉnh Quảng Nam như Tây Giang, Phước Sơn với giá khoảng 11 nghìn đồng/kg lá.
Hiện nay, làng Hoán Mỹ còn khoảng 60 hộ đang sản xuất bánh ú tro hằng năm. Là nghề mang tính thời vụ, tuy nhiên, với giá bán ra từ 12.000-13.000 đồng/chục bánh giúp bà con có nguồn thu nhập thêm những lúc nông nhàn. Đặc biệt, năm nay khi tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến các ngành nghề khác nhưng đơn đặt hàng bánh ú tro vẫn tăng lên giúp bà con thêm phấn khởi.
Hương vị thân thương, cả nhà cùng làm
Cách làng nghề Hoán Mỹ khoảng 10 km, tại làng Tân Phong (xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên) cũng là một nơi có nghề làm bánh ú tro bao năm qua. Đến Tân Phong những ngày này không khó để bắt gặp hình ảnh cả gia đình từ người già đến các em nhỏ quây quần bên nia nếp, xấp lá đót cùng làm bánh. Như một kinh nghiệm truyền lại, việc cột dây cói cho bánh luôn được chú trọng. Vừa cắt bớt dây buộc cho bánh, ông Đỗ Văn Tuấn (60 tuổi) chặp lâu lại quay sang nhắc các cháu cột dây cho kỹ. Bởi, bánh khi cho vào nồi nếu bị lọt nước sôi vào sẽ làm bánh dễ ôi thiu, mất đi vị mềm dẻo vốn có.
Các em nhỏ tranh thủ dịp nghỉ hè phụ gia đình làm bánh kịp giao cho khách.
Video đang HOT
Nhà ông Tuấn năm nay có thêm ba “nhân công nhí” trúng dịp nghỉ hè nên cùng phụ giúp gia đình. Em Trương Tâm Nguyên (16 tuổi) đã dần quen tay hơn với việc buộc bánh hồ hởi khoe: “Năm nào nghỉ hè em cũng phụ gia đình làm bánh, lúc còn nhỏ thì cắt lá, rửa lá, nay được lên làm gói bánh. Mỗi ngày em cũng làm được khoảng 300 bánh, phụ giúp cùng gia đình”.
Việc gói bánh, đun lửa, vuốt nếp cũng đã theo bà Đinh Thị Sáu (84 tuổi) mấy chục năm nay. Đôi tay bà vẫn chắc khi cột sợi cói cho chiếc bánh có cạnh góc, vừa đủ chắc để nấu. Ngồi gói bánh với các con, cháu, bà cười hiền: “Già rồi chứ mắt tôi vẫn sáng lắm đó, gói bánh là vô tư”.
Ở làng Tân Phong hiện nay, ngoài nghề nông với cây lúa thì có nghề làm bánh truyền thống, trong đó có bánh ú tro đã dần trở thành một nghề cho thu nhập trong đời sống. “Tết Đoan Ngọ mà thiếu đi bánh ú tro thì không thể được. Cho nên chúng tôi luôn giữ cái nghề này cũng như sáng tạo thêm các mùi vị mới lạ cho bánh, nhờ đó mà hằng năm vẫn đều đặn cung cấp khoảng 50 nghìn bánh ra thị trường các địa phương lân cận như Đà Nẵng, có khi ngoài Huế cũng vô đây mua bánh của chúng tôi…”, ông Đỗ Văn Tuấn bày tỏ.
Những điều kiêng kỵ và điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Dưới đây là những điều kiêng kỵ và nên làm trong ngày Tết này để gặp nhiều may mắn, hóa hung thành cát.
Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 âm lịch là tháng bắt đầu nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Hơn nữa, tháng Năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.
Tết Đoan Ngọ năm 2021 là vào ngày mùng 5/5 âm lịch tức ngày 14/06/2021 dương lịch.
1. Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ
- Kiêng để rơi hay mất tiền
Vào ngày này, các bạn nên thận trọng khi làm những giao dịch tiền bạc hay khi xuất hành, tránh để tiền bạc hư hao. Làm rơi hay mất tiền vào ngày này là đại kị, bởi điều này không khác gì việc bạn để tài lộc của mình rơi mất, vận trình tài lộc cũng theo đó mà càng ngày càng sa sút, dễ rơi vào cảnh nợ nần, túng thiếu.
- Kiêng ở lâu nơi âm u, nhiều tà khí
Bị ảnh hưởng bởi tà khí từ ngũ độc trong tháng Cửu độc nên tháng 5 âm có nhiều điều phải kiêng kị, ngày Tết Đoan Ngọ cũng vậy.
Tuy nhiên, người ta đặc biệt lưu ý rằng không nên đi đến những nơi âm u, hoang vắng, nhiều tà khí và lưu lại đó quá lâu trong ngày 5 tháng 5 âm lịch. Âm khí quá nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, âm dương giao thái gây ra trường khí hỗn loạn, dễ dẫn đến ốm đau, bệnh tật.
- Kiêng để giày dép lộn xộn
Trong tiếng Hán, "giày dép" đồng âm với "tà", vì thế người ta cho rằng nếu để giày dép lộn xộn, không đúng chỗ sẽ khiến tà khí phân tán, xâm nhập vào nơi ở của chúng ta.
Theo đó, khi đi về nhà, bạn nên tháo giày dép và để mũi giày hướng ra ngoài, để tà khí thuận đường tiêu tan. Còn không để ý mà để giày dép hướng vào trong nhà thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc dẫn dụ tà khí vào nhà.
- Kiêng soi gương sau 12h đêm
12h đêm là thời điểm âm khí cực vượng, mà gương lại thuộc tính âm, dễ chiêu âm khí, còn được coi là cửa ngõ giao giữa 2 giới âm - dương.
Chính vì thế, sau 12h đêm, tốt nhất không nên soi gương hay đứng trước gương chụp ảnh, bởi không chỉ sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng mà có thể bạn sẽ bị dọa bởi những hiện tượng tâm linh kì bí nữa đó.
- Kiêng mua đồ lưu niệm trong ngày tết Đoan Ngọ
Vạn vật trên đời đều có linh khí, song không phải trường khí nào cũng tốt cho con người. Đồ lưu niệm là thứ chúng ta mua khi đến 1 vùng đất mới, thường có phong tục tập quán ít nhiều khác với nơi ta đang sinh sống.
Nếu không hiểu rõ ý nghĩa của nó thì tốt nhất trong ngày tết Đoan Ngọ, bạn không nên mua đồ lưu niệm về làm quà, dùng sai hay không đúng mục đích có thể sẽ mang tới những hậu quả khôn lường, hại mình hại người.
2. Những điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ
- Treo cành xương rồng trên cửa
Đoan Ngọ là thời gian dương khí vượng nhất, muốn cho nhà mình đón được nhiều vượng khí nhất thì bạn có thể treo một nắm cây ngải cứu hoặc một cành xương rồng trên cửa, 2 loại cây này sẽ có tác dụng trừ tà, loại bỏ mọi tà khí. Còn biện pháp tối ưu nhất là bạn sửa sang, quét dọn nhà cửa sạch sẽ một chút.
- Mang theo một nắm hương (nhang) bên mình
Mang theo một chút hương trầm theo người cũng là một trong những việc nên làm dịp Tết Đoan Ngọ. Những nguyên liệu để làm ra hương sẽ là vật hộ thân an toàn, vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng trừ tà.
- Tắm bằng thảo mộc
Trong ngày Tết Đoan Ngọ bạn cũng có thể sử dụng nhưng cây cỏ thiên nhiên nấu lên làm nước tắm vừa để xua đi tà khí vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái. Các loại cây có thể dùng để đun nước tắm như cỏ mần trầu, bông mã đề, lá mùi già, hương nhu...
- Phóng sinh
Đoan Ngọ cũng là thời điểm thích hợp để bạn làm việc thiện như phóng sinh. Điều này có thể là vì chính bản thân mình hoặc cho người nhà, tu nhân tích đức, quảng kết thiện duyên, phóng sinh là phương pháp loại bỏ ưu buồn, đau khổ hiệu quả nhất.
- Bỏ đi đồ vật của người đã khuất
Tiết Đoan Ngọ là ngày dương khí bay lên, âm khí hạ thấp, nếu trong nhà có đồ vật của người đã khuất còn lưu lại mà không dùng đến hoặc không có ý nghĩa thì nên nhân dịp này vứt bỏ hoặc hỏa táng. Việc làm này đại diện cho khứ âm khai dương, tiễn đưa âm khí ra khỏi nhà, có tác dụng trợ vượng vận.
- Quét dọn phòng vệ sinh, bỏ đi đồ khô héo
Phòng vệ sinh cần quét dọn sạch sẽ. Phòng vệ sinh mà dơ bẩn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, như vậy cần quét dọn sạch sẽ, chẳng những làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn có thể đánh bay vận xui.
Ngoài ra, cần nhanh chóng thu dọn cây cỏ khô héo, cá cảnh đã chết trong nhà để gia tăng sinh khí, trừ bỏ âm khí.
- Không đến những nơi có nhiều âm khí
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, tốt nhất là bạn không nên tới những nơi có nhiều âm khí như bệnh viện, nghĩa trang, ao hồ, nơi tối tăm, vắng vẻ để tránh bị âm khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
- Nên phơi nắng vào sáng sớm
Tết Đoan Ngọ dương khí vượng nên những người thường có cảm giác vận thế kém hoặc thời vận không ưng ý hãy đi phơi nắng vào sáng sớm, từ 7 đến 9 giờ, để gia tăng dương khí, sinh khí, tự mình bồi dưỡng thêm năng lượng mới mẻ, mạnh mẽ.
- Nên đi bơi hoặc tới bờ biển
Trong tiết Đoan Ngọ, ngoài việc ăn đồ nếp còn có thể cùng cả nhà đi bể bơi hay tới bờ biển, người ta gọi là tục "hí thủy". Ý nghĩ của tục này là dùng Thủy Hỏa tương khắc để khai vận, kích thích vận trình.
- Lưu ý theo mệnh lý học
Người mệnh Hỏa trong tết Đoan Ngọ không nên ở trong nhà, nhất định phải ra ngoài dạo quanh một vòng hoặc đi thăm thú đây đó, tổ chức dã ngoại, du lịch ở nơi náo nhiệt để hấp thu Hỏa khí của đất trời, tốt cho vận trình.
Người có bát tự vượng hàn (ví dụ người sinh vào mùa đông, người có bát tự Thủy vượng,...) nếu muốn gặp nhiều may mắn trong tết Đoan Ngọ thì từ 11 đến 13 giờ dùng một chậu nước phơi nắng 1 giờ rồi lấy đó tẩy trừ tay chân để tăng dương khí, vượng cát tường.
Đúng ngày tết đoan ngọ (5/5 âm lịch), những tuổi sau đây bước ra đường là có thể 'nhặt vàng ròng' Tử vi hôm nay cho thấy vận trình của bạn vô cùng may mắn, tài lộc đổ về 'như nước'. Tuổi Tuất Bỏ lại vận đen đủi sau lưng, người tuổi Tuất sẽ chào đón nhiều điều may mắn bất ngờ trong dịp Tết Đoan Ngọ sắp tới. Con giáp này có cơ hội khẳng định năng lực của bản thân, nhận được...