Làng bánh đa nem ở Hà Tĩnh làm cả ngày lẫn đêm vẫn không kịp giao khách
Những ngày nà y , làng nghề bánh đa nem xã Thạch Hưng (TP H à Tĩnh) lại tất bật, tranh thủ ngày đêm sản xuất , để chuẩn bị nguồn hàng sẵn sàng cung ứng thị trường tết.
Nhiều chủ cơ sở bánh đa nem xã Thạch Hưng đã kín đơn
Với gần 10 năm làm bánh đa nem, bà Trần Thị Thanh (thôn Bình, xã Thạch Hưng) cho biết, trong năm vất vả nhất mấy ngày tết do số lượng hàng đặt dồn dập, nhưng không dám từ chối vì sợ mất mối. Để đảm bảo giao hàng đúng số lượng và thời gian, gia đình bà phải làm việc cả ngày lẫn đêm.
Để đảm bảo giao hàng đúng số lượng và thời gian, nhiều gia đình phải làm việc cả ngày lẫn đêm.
“Dịp giáp tết có thể coi là thời điểm “làm ăn” của gia đình, để có đủ nguồn hàng phục vụ tết, vợ chồng tôi phải thuê thêm hai người làm mới cung cấp đủ nguồn hàng cho các tiểu thương. Số lượng hàng vì thế cũng tăng lên gấp đôi, bình thường mỗi ngày làm khoảng 50 kg gạo, tương đương 8.000 nghìn cái thì dịp này gia đình làm 100 kg gạo, cho ra lò khoảng 16.000 cái mỗi ngày”.
Bánh đa nem Thạch Hưng làm ra đến đâu là hết đến đó
Bánh đa nem có thể làm quanh năm, nhưng thời điểm 2 tháng cuối năm là thời điểm bận rộn nhất. Mặc dù làm ngày, làm đêm, bánh ra đến đâu là hết đến đó, nhưng các hộ làm bánh vẫn không nhận nhiều đơn hàng vì lo sợ không làm kịp.
Video đang HOT
“Dù đây là thời điểm các đơn hàng tấp nập “bay” đến, nhưng chúng tôi chỉ nhận đủ, không nhận thừa vì cũng không đủ sức để làm. Đến thời điểm hiện tại có thêm nhiều đơn hàng đặt bánh nhưng vì không đủ nhân lực nên gia đình không dám nhận thêm dẫn đến tình trạng “cháy” hàng xảy ra thường xuyên”, chị Trần Thị Lân chia sẻ.
Dịp Tết, các tiểu thương luôn đặt hàng với số lượng lớn.
Cùng chung niềm vui với bà Thanh, chị Lân dịp cuối năm, gia đình ông Nguyễn Văn Nam cũng “bận” tay từ sáng cho đến tối.
Ông Nam chia sẻ: “Để có được chiếc bánh đa nem mỏng, mịn, dẻo thơm, người làm bánh ở xứ đa nem phải tuân theo quy trình từ xay bột gạo, pha bột đến tráng bánh, đem phơi, bóc bánh ra khỏi phên, xếp lại theo từng thếp và đóng gói. Vì đảm bảo được các quy trình làm nên bánh chúng tôi rất được khách hàng tin tưởng sử dụng, không chỉ bán trong tỉnh, bánh đa nem của gia đình còn theo con em sang nước ngoài”.
Thị trường tiêu thụ bánh đa nem Thạch Hưng chủ yếu bán sỉ cho các tiểu thương đầu mối ở chợ tỉnh.
Không chỉ các hộ gia đình làm bánh lâu năm “đắt” hàng dịp cận tết, mà các cơ sở “tráng buôn” cũng “ôm” đơn không xuể từ các hộ làm thủ công do dịp này không có máy để làm.
Thời điểm trước tết, bình quân một ngày cơ sở của chị Trần Thị Lan (thôn Bình) nhận tráng khoảng 3 tạ gạo thì nay số lượng đã tăng lên gần 6 tạ.
Chị Lan cho biết: “Do nhu cầu sử dụng bánh đa nem dịp cuối năm tăng cao, tiểu thương ở các chợ lo “ôm” hàng từ trước để dịp tết có đủ nguồn hàng. Do vậy các gia đình đã tăng số lượng tráng lên, nhiều hộ không có máy đã mang đến cở sở để làm”.
Các chủ cơ sở đã chuẩn bị đủ nguồn hàng, sẵn sàng cung ứng dịp tết.
Bánh đa nem Thạch Hưng từ lâu được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến bởi độ dẻo, dai và mang mùi vị đặc trưng. Các hộ làm bánh đa nem ở đây đều có ý thức giữ uy tín, chất lượng sản phẩm của địa phương, chất lượng bánh ở đây từ lâu đã được khách hàng tin dùng. Do đó, đầu ra của sản phẩm bánh “xứ đa nem” dịp tết khá thuận lợi, làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
Ông Phan Tiến Dũng – Phó chủ tịch UBND xã Thạch Hưng cho biết: “Địa phương hiện có 120 hộ làm bánh đa nem. Thời điểm cuối năm nhu cầu tiêu thụ bánh tăng gấp đôi so với ngày thường, gần như các hộ làm bánh ở đây đều phải tăng nhân lực cũng như thời gian làm lên mới đủ nguồn hàng cung ứng thị trường Tết. Đây cũng là dịp người dân trong xã cải thiện nguồn thu nhập dịp cuối năm”.
Theo Hatinh
Sức sống của làng nghề bánh cáy hơn 200 năm tuổi
Không chỉ được biết đến là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, làng Nguyễn, xã Nguyên Xá (huyện Đông Hưng - Thái Bình) còn nức tiếng gần xa với món đặc sản bánh cáy, một thời là sản vật tiến vua.
Một công đoạn sản xuất bánh cáy.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng Nguyễn hiện nay vẫn giữ nguyên được nét văn hóa và thương hiệu của một làng nghề truyền thống không bị mai một bởi thời gian.
Đặc sản tiến vua
Thong thả dẫn chúng tôi tham quan đền thờ tổ nghề bánh cáy, ông Nguyễn Trọng Cường, hậu duệ đời thứ 14 dòng họ Nguyễn Công cho biết: "Bánh cáy làng Nguyễn có cách đây hơn 200 năm và có nguồn gốc từ bánh chè lam. Bánh do bà Nguyễn Thị Tần (1725 - 1800), đời thứ 6 tộc họ Nguyễn Công, làng Nguyên Xá, tổng Cổ Cốc, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng) sáng chế. Vốn là người thông minh, học giỏi, năm 1739, bà được tuyển vào cung phụ trách dạy bảo công chúa và các phi tần. Trong cung vua phủ chúa, bà được thưởng thức nhiều của ngon, vật lạ. Nhưng vốn xuất thân nơi thôn dã, nên bằng chính những nguyên liệu sẵn có từ quê hương đồng nội mà nhân dân làm ra, bà đã sáng chế ra một loại bánh mới có tên là bánh ngũ vị. Sau khi đem tiến vua, được vua Lê Hiển Tông khen ngon liền đặt tên là bánh cáy vì nhìn miếng bánh có xen nhiều màu sắc bắt mắt trông giống trứng con cáy. Từ đó, bánh cáy gắn liền với quê hương Nguyên Xá và được lưu truyền, phát triển trong xã cho đến ngày nay.
Hiện nay, các di tích lưu niệm nhân vật lịch sử của nghề làm bánh cáy vẫn được người dân trong xã gìn giữ và tôn thờ. Ngày 10/10/2014, khu di tích đền thờ, từ đường và lăng mộ tổ nghề bánh cáy đã được UBND tỉnh Thái Bình công nhận là "Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh".
Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là sự kết hợp các nguyên liệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng. Xưa kia, người làng Nguyễn vẫn có thói quen xếp bánh cáy vào ang sành, đậy kín bằng lá chuối khô để dành ăn dần. Khi ăn, bánh cáy sẽ được cắt thành từng lát. Nhìn lát bánh lốm đốm những màu nâu, trắng, vàng, hồng, xanh đan xen, ta lại tưởng như thấy một mảng tranh đầy màu sắc. Người dân làng Nguyễn xem bánh cáy như một thứ quà đặc biệt dành biếu ông bà, cha mẹ hay những người thân để tỏ lòng kính trọng, yêu thương. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, tết, cúng giỗ tổ tiên, trên bàn thờ trong mỗi gia đình ở làng Nguyễn đều không thể thiếu phong bánh cáy. Tàn nén hương, người trụ cột trong gia đình cắt và chia đều miếng bánh cáy cho mọi người, để con cháu trong lúc nhâm nhi thêm nhớ về nguồn cội của mình. Với khách đến chơi nhà, đĩa bánh cáy quê hương chính là món quà thể hiện lòng mến khách của gia chủ.
Để làm ra chiếc bánh cáy thơm ngon đòi hỏi sự công phu của người thợ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh cáy là loại gạo nếp cái hoa vàng được xay xát thật trắng, rang nổ thật đều. Trong bánh phải trộn thêm thịt lợn thái nhỏ bằng hạt ngô, hạt đỗ, lại lấy một phần bột nếp tán nhuyễn, ray lọc thật mịn, tẩm nước gừng tươi, bột thảo quả..., một số hòa với ruột gấc, một số hòa với bột dành dành, nhào thành bột màu đỏ hoặc vàng tươi, cho thái chì, thái hạt lựu gọi là con nẻ. Dùng nước đường mật đã lọc kỹ, pha nước gừng tươi, dầu thảo quả, trộn bột nẻ, con nẻ, thịt thái nhỏ thật đều rồi hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn ép, cán đến khi bánh được tràn đều. Tranh thủ lúc bánh còn nóng, người thợ rắc một lớp vừng cho dậy mùi thơm và đẹp mắt, sau đó dùng dao sắc thái, cắt bánh thành từng miếng theo khối hình trụ hoặc chữ nhật. Xong xuôi lấy giấy hồng điều phong gói, đóng hộp thành bánh cáy thành phẩm.
Bảo tồn giá trị truyền thống
Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và cạnh tranh được với các mặt hàng bánh kẹo trên thị trường nội địa cũng như nhập ngoại, hiện nay, các hộ làm nghề ở làng Nguyễn đã mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất bánh cáy để thay thế một số công đoạn làm thủ công trước đây. Do nhu cầu đa dạng của thị trường nên những chiếc bánh cáy đã có sự phong phú về mẫu mã, song những hương vị riêng vốn có hàng trăm năm nay vẫn không hề thay đổi. Kết hợp áp dụng kỹ thuật với kinh nghiệm làm bánh lâu đời, người làng Nguyễn giữ vững chất lượng, thương hiệu bánh cáy của làng nghề truyền thống, nhờ đó tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, thị trường được mở rộng ở nhiều địa phương trong cả nước. Ngoài bánh cáy, đến nay, hầu hết các hộ gia đình trong xã đều sản xuất nhiều loại bánh kẹo khác phục vụ thị trường, ít có gia đình sản xuất chuyên biệt một loại bánh cáy.
Cần mẫn làm nghề và nhạy bén phát triển nghề truyền thống, người dân làng Nguyễn đã có cuộc sống khấm khá từ nghề làm bánh cáy cha truyền con nối. Ông Nguyễn Bá Phương (xóm 1, thôn Bắc Lạng), một trong những hộ làm bánh cáy lâu năm cho biết: "Từ nhỏ, tôi đã thấy cha ông làm nghề này, đến đời chúng tôi lại tiếp tục kế thừa nghề làm bánh cáy của gia đình. Để bánh đạt chất lượng, có thương hiệu trên thị trường, mỗi gia đình lại có cách pha chế, cách nấu và chọn nguyên liệu khác nhau nhưng chỉ cần nhìn con cáy là có thể biết nhà nào làm bánh ngon, mịn. Công đoạn làm con cáy cũng đòi hỏi kỹ thuật khéo léo của người thợ để khi thành phẩm con cáy phải nhỏ, thơm giòn, miếng bánh cáy thái ra phải mịn, chắc tay... Nghề làm bánh cáy đã mang lại cuộc sống ổn định cho gia đình tôi. Bình quân mỗi ngày, gia đình tôi sản xuất từ 500 - 1.000 hộp, tương đương từ 3 - 6 tạ bánh/ngày, xuất ra các đại lý ở trong và ngoài tỉnh, mang lại thu nhập bình quân hơn 10 triệu đồng/tháng".
Xuống thăm cơ sở sản xuất bánh cáy Thắng Huế, chúng tôi được biết thêm, hầu hết các cơ sở sản xuất lớn ở làng Nguyễn đều đầu tư hàng trăm triệu đồng mua máy móc hiện đại vào sản xuất như: Máy cán kẹo, máy cắt, máy xay, máy đảo bánh, máy đóng gói, lò điện. Nhà nào cũng có xưởng sản xuất với dây chuyền khép kín, giảm được khá nhiều nhân công so với trước kia; chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng được nâng lên, lại bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng tiêu thụ tốt. Bình quân mỗi tháng, cơ sở bánh cáy Thắng Huế sản xuất được từ 7 - 8 tấn bánh, kẹo, doanh thu đạt từ 400 - 500 triệu đồng/năm. Đối với người dân làng Nguyễn, gần như 3 tháng tết, thu nhập làm bằng cả năm bởi dịp tết là dịp bán hàng chạy nhất...
Theo ông Nguyễn Tiến Vững, Chủ tịch UBND xã Nguyên Xá, nghề làm bánh cáy mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân trong xã. Xã hiện có 350 hộ sản xuất bánh cáy thường xuyên. Vào những tháng cuối năm, số hộ làm nghề có thể tăng gấp đôi. Bình quân mỗi hộ sản xuất bánh cáy thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động vệ tinh với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Những năm qua, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, vay vốn để các hộ phát triển nghề truyền thống, trong đó có sản xuất bánh cáy; đồng thời quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề. Tranh thủ các dịp hội chợ, giao lưu, xã tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng; hàng năm, phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức tập huấn công tác an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sản xuất. Nhờ nguồn thu nhập từ làm nghề và kinh doanh sản phẩm làng nghề, đến nay, hầu hết các hộ dân trong xã có kinh tế khá, giàu. Hàng chục hộ đã xây dựng nhà biệt thự, nhà cao tầng, mua sắm tiện nghi đắt tiền, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. ây cũng là động lực để những người thợ làm bánh cáy làng Nguyễn tiếp tục gắn bó, gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của cha ông.
Một mùa xuân nữa đang đến rất gần. Trong tiết trời se lạnh, quây quần trong không khí sum họp đầm ấm bên gia đình, người thân, nhâm nhi miếng bánh cáy thơm nồng, thanh kẹo lạc ngậy, bùi cùng ly trà xanh ấm nóng khiến ta như cảm nhận thấy hương thơm của đồng nội, của đất trời đang lan tỏa, hòa quyện như nhắn gửi lời chúc một năm mới an lành, ấm áp và thịnh vượng đến tất cả mọi người, mọi nhà./.
Theo Dangcongsan.vn
Hương vị Tết ở làng nghề làm bánh đa nem nổi tiếng xứ Thanh Càng gần đến ngày Tết cổ truyền, làng nghề làm bánh đa nem xã Thiệu Châu (nay là xã Tân Châu) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa càng trở nên nhộn nhịp. Những ngày này, gần 150 hộ sản xuất bánh đa nem tại Thiệu Châu đang gấp rút huy động toàn bộ nhân lực chạy đua với thời gian để kịp đơn...