Làng bánh chưng vào Tết
Cô con gái rượu của ông Tâm là Nguyễn Thị Nghiên, một cao thủ bóng bàn vừa vô địch giải trẻ toàn tỉnh, đang ngồi gói bánh, chiếc bát sứ lia ngang, lia dọc xúc gạo, tay bỏ nhân bánh nhanh đến chóng mặt, y như khi cô đánh bóng bàn.
Làng nghề vào xuân
Làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An lâu nay vốn nổi tiếng làm bánh chưng như một thứ nghề cha truyền con nối. Sản phẩm của làng từ lâu đã trở thành thương hiệu trong lòng mọi người, bánh chưng xanh Vĩnh Hòa đang vượt lũy tre làng vươn ra nhiều thị trường mới.
Vĩnh Hòa vùng quê của nghèo khó, chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn, về mùa lũ đây là rốn nước, làng mạc nhà cửa đều ngập chìm, đất canh tác lúa chỉ được 41 ha không thế nuôi 215 hộ dân. Có thời nghề bánh cũng gặp lao đao, dân tình khốn khổ phải bỏ làng nghề phiêu bạt đi làm thuê tứ tán. Nhờ nghề gói bánh chưng, giờ thì cuộc sống của người dân đã đổi đời.
Về Vĩnh Hòa những ngày tháng cuối năm nay mới thấy được không khí thật nhộn nhịp: Người ngâm gạo, người róc lá, gói bánh, tiếng cười rộn rã.
Ông Nguyễn Văn Tâm, một thờ nghề có tiếng làm bánh chưng ở đất Vĩnh Hòa kể, người làng kể rằng nghề này cũng chẳng biết có từ bao giờ. Thời kháng chiến chống Pháp, có quán bánh chưng bà cố Hiền ngon nổi tiếng, khách xa đi qua về lại đều nhớ, loại bánh vừa dẻo, vừa thơm. Sau đó làng xuất hiện nhiều người gói bánh chưng bán và có tiếng tăm từ thời chống Mỹ, cho đến nay bánh chưng Vĩnh Hòa đã gây được tiếng vang khắp khu vực Bắc Miền Trung.
Con gái làng Vĩnh Hòa xưa nay nổi tiếng da trắng tóc dài, xinh đẹp nhất vùng lại có biệt tài gói bánh không cần khuôn như một số nơi khác, thao tác cả bỏ gạo, bỏ nhân trên lá khác, thao tác cả bỏ gạo, bỏ nhân trên lá chuối, chưa đầy một phút đã hình thành nên chiếc bánh chưng vuông thành sắc cạnh trông thật đẹp mắt.
Cô con gái rượu của ông Tâm là Nguyễn Thị Nghiên, vừa là một cao thủ bóng bàn khét tiếng vùng Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An, vừa vô địch giải trẻ phù đổng toàn tỉnh, đang ngồi gói bánh, chiếc bát sứ lia ngang, lia dọc xúc gạo, tay bỏ nhân bánh đến chóng mắt, cứ y như cô đang đánh bóng bàn. Nghiên kể: Nếu có đầy đủ nguyên liệu lá chuối, gạo, nhân, một buổi có thể gói 150 đến 300 chiếc bánh chưng.
Giờ đây đã là người làng Vĩnh Hòa thì từ con trẻ cho đến bà lão, ai cũng biết gói bánh. Nhiều cố bà giờ đã mắt mờ chân yếu, cháu con chuẩn bị sẵn nguyên liệu là tay thoăn thoắt như thuở xuân xanh. Cháu đứng xem bà gói, rồi làng nghề ngấm vào máu thịt lúc nào chẳng hay.
Clip cách gói bánh chưng.
Nghề làm quanh năm nhưng vui nhất vẫn là những ngày tháng giáp Tết, gió đông hun hút, cái lạnh căm căm, nam thanh nữ tú bên nồi bánh chưng rực lửa chuyện trò thâu đêm. Bao nhiêu chuyện tình nãy nở nên vợ nên chồng xuất phát từ nồi bánh chưng, những chuyện hài, chuyện trạng cười vỡ bụng cũng từ đó mà ra.
Video đang HOT
Người làng chuẩn bị nguyên liệu chia phường, chia tổ đến giúp nhau gói bánh, cứ gói hết nhà này sang nhà khác, có khi đến sáng cũng không chợp mắt, mệt thật đấy nhưng mà vui.
Để có được tiếng tăm và bán đi lượng sản phẩm khổng lồ, thì bánh chưng Vĩnh Hòa có yếu tố là vừa ngon, vừa rẻ chất lượng là mấy chốt hàng đầu.
Bà Vũ Thị Luận bật mí, trước tiên là khâu chọn gạo, gạo nếp là loại ngon nhất, mình tròn mẩy, trắng, mua về phải rà lại những hạt tẻ vào sau đó mới ngâm, rắc một ít muối trắng vào để khi ăn cảm thấy đậm đà. Nhân bánh ngoài thịt lợn, hành, đậu tằm xanh, bất luận không được lẫn đậu trắng, nếu rặt đậu xanh, nhân bánh mới thơm, mới bùi. Bánh chưng có thể nấu bằng củi, than hầm khoảng 6-7 tiếng đồng hồ là vừa. Nếu bánh tét có thể lâu hơn từ 10-12 tiếng đồng hồ.
Mang mùa xuân đến với mọi nhà
Ông Lê Quốc Việt, xóm trưởng làng Vĩnh Hòa cho biết: Xóm có 215 nóc nhà thì có 150 nóc nhà chuyên làm nghề gói bánh chưng, hàng năm xuất đi thị trường một lượng bánh rất lớn. Thị trường tiêu thụ gần là Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình….Mỗi năm doanh thu của làng nghề Vĩnh Hòa vượt từ 30-40 tỷ đồng.
Vĩnh Hòa sản xuất bánh quanh năm, nhưng dịp giáp Tết do khác tứ xứ đặt nhiều làng mới mở hết công suất phục vụ, có khi cả nhà 8-9 người đều gói bánh. Nhờ có nghề này mà người dân chân lắm tay bùn đã đổi đời, đỡ phải bán tống, bán tháo hạt lúa củ khoai khi ngày mùa rẻ rúng, nuôi con ăn học Đại học.
Chị Lê Thị Sâm đã 10 năm nay trong nghề cho biết mỗi ngày bình thường chị tiêu thụ hết 10 kg gạo nếp, làm được khoảng 200 chiếc bánh, bán ở chợ với giá nhập 2.000 đồng/ chiếc, cũng có lãi 60-80.000 đồng/ ngày.
Riêng dịp Tết nguyên đán này, chị cũng chuẩn bị khoảng 1,5 tấn gạo nếp, khoảng ngày 25 âm lịch sẽ gói và nấu bánh đại trà, nhà chị cũng như nhiều hộ dân khác phải vận chuyển bánh băng xe bò lốp, xe ô tô bán tải, tấp nập đường làng, nhừng chồng bánh cao quá đầu người.
Theo chị Sâm, thì một khi đã giữ được chữ tín với khách hàng thì khỏi phải lo đầu ra, khách xa, khách gần cứ thế yên tâm đến lấy. Ngoài một số đặt hàng Tết, cũng có số nhập về bán lại. Nói chung nghề này cũng khá nhẹ nhàng, không phải tính toán lỗ lãi nhiều mệt óc, không phải dầm mưa dãi năng cực nhọc, lại vẫn còn thời gian chăn nuôi, trồng trọt, chăm sóc con cái học hành.
Ở Vĩnh Hòa, mỗi khi bước vào dịp Tết, doanh thu ở một số hộ gia đình thường đạt từ 12-15 triệu đồng. iện tại người làng gói đủ các loại bánh, cũng có loại gói theo yêu cầu của khách.
Thấy được tiềm năng và sự phát triển của làng nghề, tỉnh Nghệ An đã về khảo sát, thẩm định và có quyết định Vĩnh Hòa hội đủ các tiêu chuẩn để hình thành một làng nghề thực thụ, theo hướng quy mô hàng hóa tập trung.
Việc thành lập làng nghề sẽ tháo gỡ một số khó khăn như xây dựng hệ thống thoát nước sạch, cũng như hỗ trợ vốn vay cho một số hộ khó khăn, phấn đấu 100% số hộ làm nghề bánh chưng, xây dựng một thương hiệu vững chắc và lâu bền.
“Tết đến dưa hành câu đối đỏ”- bánh chưng xanh Vĩnh Hòa đang đem mùa xuân đến khắp mọi nhà, nó cũng là hồn quê bản sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng làng thẳng cánh cò bay, cây lúa đơm bông trĩu hạt, thì vẫn còn đó bánh chưng xanh để người đi khắc khoải nhớ về.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đua nhau gói bánh chưng thời @
Trong thời buổi mà mỗi khi Tết đến, số nhà bày biện gói bánh chưng ở các TP lớn chỉ "lác đác như lá mùa thu" thì nhiều bà mẹ lo ngại rằng, sau này khi con cái lớn sẽ không còn nhớ hương vị Tết cổ truyền để mà xúc động nữa.
Vậy là năm nay, nhiều bà mẹ, thậm chí có những bà mẹ rất trẻ quyết tâm học gói bánh chưng để không khí gia đình ngày Tết được ấm áp đúng "hương vị" Tết cổ truyền.
Gói bánh chưng thời @
Trong ký ức những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hình ảnh về những lần gói bánh chưng không thể nào quên. Đó là cảnh xúng xính quần áo mới chạy quanh nồi bánh chưng được ông bà, cha mẹ làm.
Vì thế, năm nay, nhiều chị em khi quyết tâm đem lại cho con mình không khí ngày Tết từ nồi bánh chưng cổ truyền đã gặp không ít khó khăn vì chính mình cũng chưa biết gói bánh chưng thế nào.
Hơn nữa, năm nay lịch nghỉ Tết lại kéo dài tới 8 ngày nên các chị em càng phấn chấn vì việc chuẩn bị Tết được thoải mái hơn.
Không khí học gói bánh chưng sôi sục nhất là ở những nhà có con gái nhỏ
Khi còn cách Tết khoảng gần 1 tháng, trên mạng đã xuất hiện một đoạn clip do một bà mẹ tự quay lại cảnh gói bánh chưng với cô con gái nhỏ đã khiến cư dân mạng "sôi sùng sục" chuyện tự gói bánh chưng ở nhà để cho các bé cùng vui, cùng thấy thích Tết cổ truyền. Nhiều người đã lấy lại clip này về máy tính để mang vào bếp, xem lại và cùng thực hiện một mẻ bánh chưng đón Tết.
Không khí học gói bánh chưng sôi sục nhất là ở những nhà có con gái nhỏ. Hầu hết, các mẹ đều muốn cho con gái của mình yêu thích công việc bếp núc, biết làm bánh cổ truyền. Một số chị em còn quyết định tụ tập nhau lại, cùng tập gói bánh chưng khi còn cách Tết khoảng 10 ngày để "thử một mẻ" trước rồi rút kinh nghiệm về làm ... ra mắt với con và chồng.
Một số chị em còn quyết định tụ tập nhau lại, cùng tập gói bánh chưng khi còn cách Tết khoảng 10 ngày để thử một mẻ trước rồi rút kinh nghiệm về làm ... ra mắt với con và chồng.
Gia đình chị Nguyễn Thu Minh sống trong một khu chung cư thuộc diện cao cấp ở Hà Nội. Không có sân để bày biện ra gói bánh chưng, luộc bánh chưng như đúng kiểu truyền thống, chị Minh quyết định vẫn sẽ gói bánh chưng để cô con gái 5 tuổi được làm cùng bằng cách của riêng chị. Lá dong được mua trước cả tuần, 2 mẹ con cùng rửa rồi cất vào tủ lạnh. Mấy ngày sau đó, 2 mẹ con cứ thi thoảng lại lôi lá dong ra xem rồi háo hức chờ cuối tuần để gói bánh.
Ngày cuối tuần cũng đến, vì chỉ có 2 mẹ con cùng làm nên chị Thu Minh giản lược khâu giã đỗ bằng cách cho đỗ vào máy nghiền khoai tây cho nhanh. Thịt ướp thì cứ theo sách mà nêm nếm gia vị. 2 mẹ con hì hục cả ngày, vừa làm vừa xem video clip cuối cùng cũng xong được mấy chiếc bánh chưng đón Tết.
Không có bếp củi, bếp than để đun cả đêm như nhà khác, chị Minh nghe theo lời các bạn trên diễn đàn, mang nồi áp suất ra để trên bếp gas đun cho nhanh. Công nghệ gói bánh chưng thời @ của chị "kết thúc tốt đẹp" với mẻ bánh chưng ra lò còn hơi méo mó, nhưng cả mẹ và con đều hỉ hả.
Các gia đình đua nhau gói bánh chưng
Năm nay, vì lí do nghỉ Tết được dài hơn nên nhiều gia đình đều lựa chọn việc gói bánh chưng. Vậy là càng những ngày giáp Tết, trên các diễn đàn giành cho các chị em tâm sự chuyện gia đình càng sôi nổi các bài khoe chuyện nhà gói bánh chưng thế nào, kết quả ra sao. Có nhà còn ganh đua gói bánh chưng theo các kiểu dáng: hình vuông, hình tròn, bánh dài kiểu Tày... để khoe với các nhà khác.
Cô con gái chị Hương Lan học được gói bánh chưng ở trường rồi về nhà hớn hở khoe với mẹ.Thế là cả nhà chị Hương Lan tổ chức ngày hội gói bánh chưng ở nhà cho cô con gái thể hiện.
Nhiều gia đình còn tổ chức thi ảnh, thi thành tích gói bánh chưng của nhà mình. Một số chị em còn nghĩ ra cách, nhà nào chuẩn bị nguyên liệu của nhà đó rồi mang đến một nhà rộng nhất có sân vườn, cùng gói bánh rồi... gắn tên nhà mình vào bánh, luộc chung một nồi để cắt cử nhau trông cả đêm. Cách này vừa tiết kiệm được củi đun lại vừa vui, mọi người không mệt vì ca trông nồi bánh được chia ra rõ ràng.
Một số chị em còn nghĩ ra cách, nhà nào chuẩn bị nguyên liệu của nhà đó rồi mang đến một nhà rộng nhất có sân vườn, cùng gói bánh rồi gắn tên nhà mình vào bánh, luộc chung một nồi để cắt cử nhau trông cả đêm
Chị Hương Lan có cô con gái học lớp 6 tại trường PTDL Marie Curie. Ngày cuối năm, cô con gái hào hứng khoe với mẹ ở trường đã học gói bánh chưng và đã biết gói bằng khuôn vuông vắn. Vậy là, dù chưa bao giờ gia đình chị gói bánh chưng nhưng Tết năm nay, cả nhà quyết định mở hội, kéo về nhà ông bà ở ngoại thành để cô con gái bé nhỏ trổ tài gói bánh chưng cho cả nhà xem.
Những tưởng, chuyện gói bánh chưng ngày Tết trong xã hội hiện đại và với giới trẻ chỉ còn là câu chuyện trong quá khứ. Thế nhưng, năm nay, xu hướng gói bánh chưng trong các gia đình lại quay lại, với mong muốn của những bậc phụ huynh: cho con mình được hưởng không khí Tết cổ truyền trọn vẹn nhất.
Theo Vietnamnet
Chuyện làng mua nước về luộc bánh chưng Chúng tôi về làng bánh chưng Cổ Lũng (Phú Lương, Thái Nguyên) vào những ngày đầu tháng Chạp. Dọc hai bên đường quốc lộ 3 đoạn ngã ba Bờ Đậu, nhà nào nhà nấy xếp cao ngất những hàng bánh chưng xanh mướt chào mời. Nghề bánh chưng đã có ở đây từ thời Pháp thuộc. Qua bao thăng trầm vẫn giữ mướt...