Làng bánh chưng quanh năm đỏ lửa
Ngày nào cũng đỏ lửa, nghi ngút khói, ngày nào cũng tấp nập như tết sắp về. Đó là không khí ở một làng nghề cách thành phố Thái Nguyên khoảng 7 cây số.
Thuộc xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) nằm dọc hai bên quốc lộ 3 Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn, Bờ Đậu là làng bánh chưng nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được bè bạn nước ngoài ưa chuộng, đã tồn tại và phát triển từ những năm 1980 đến nay.
Cả trăm hộ trong làng theo nghề
Đến đầu làng Bờ Đậu, chúng tôi đã thấy không khí khác hẳn. Ngôi làng như ấm hẳn lên bởi lúc nào, giờ nào cũng đều có bếp lửa đỏ rực luộc bánh. Ở đầu làng, gắn biển: “Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu kính chào quý khách”. Thương hiệu làng nghề đã được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận.
Cụ bà Nguyễn Thị Tâm gói bánh chưng đầu tiên ở Bờ Đậu, đến nay đã theo nghề 30 năm, kể: “Khi xưa, Bờ Đậu còn hoang vu nghèo lắm, đói kém và loạn lạc nhưng dân làng chúng tôi vẫn giữ được nghề của cha ông, không bỏ một ngày nào”. Theo ông Nguyễn Văn Luận, trưởng thôn Bờ Đậu thì làng bánh chưng này đã có từ những năm 80 của thế kỷ trước và phát triển, tồn tại cho đến ngày nay. Hiện cả làng có gần 100 hộ dân theo nghề và mưu sinh bằng công việc này.
Người làng nghề gói bánh chưng lâu năm nên thành thục, không cần khuôn mà bánh luôn vuông vức và đều đặn
Gia đình anh Bùi Văn Bình nối nghiệp làm bánh chưng đến nay là đời thứ ba rồi. Anh Bình cho biết, gia đình anh có bốn người và nhờ thêm ba người nữa hàng ngày gói bánh cho kịp bán. Thu nhập từ làm bánh chưng cũng kha khá, đủ trang trải cho cuộc sống.
Muốn có bánh ngon, dân làng Bờ Đậu phải lên mãi Na Rì (Bắc Kạn), Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Định Hoá (Thái Nguyên) để mua gạo nếp về. Thứ gạo nương, dẻo, hạt mẩy tròn, trắng tinh được họ chọn về gói bánh. Lá gói bánh phải là lá rong to bản, tươi xanh ngắt, rửa sạch bóng, được ngắt từ những đỉnh núi cao của Định Hoá, nước luộc bánh chưng phải là nước suối nguồn lấy từ trên núi đá phía sau làng Bờ Đậu.
Video đang HOT
Thương hiệu làng nghề được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận
Bánh xanh thơm nhờ nước suối đá
Cho bánh ngon còn ở cách chế biến, gạo nếp gói bánh được ngâm, đãi, lọc qua ba lần nước, sau đó để ráo. Đỗ làm nhân phải là đậu xanh nguyên lõi đãi sạch và đồ chín, sau đó nắm tròn thành từng chiếc nhỏ cho từng cái bánh. Nhân thịt lợn ba rọi tươi, luộc mềm, thái dày, trộn hạt tiêu Bắc. Chúng tôi thắc mắc tại sao lại không gói bằng đậu và thịt sống? Dân làng bảo, như thế bánh sẽ nhanh ôi thiu dưới nhiệt độ hanh nồm. Thế mới biết vì sao bánh chưng Bờ Đậu để được tới 4 – 5 ngày mà vẫn dẻo thơm.
Người Bờ Đậu gói bánh chưng chẳng cần khuôn mà bánh vẫn vuông vắn, cái nào cũng giống nhau như cùng một khuôn. Ngay cả khâu làm nhân bánh cũng phải khéo lắm mới đều đặn được. Miếng thịt nửa nạc, nửa mỡ luộc mềm, thái to bản gập đôi nhét vào giữa lòng đỗ vàng ươm.
Sau khi bánh gói xong, người ta dùng những nồi phi to luộc bánh. Họ bảo, phải luộc bằng nước suối đá thì bánh mới xanh và thơm ngon, nếu luộc bằng nước giếng, bánh sẽ bị vàng và chín không đều. Dân làng luộc bánh cả đêm, canh chừng châm thêm nước đều đặn cho bánh chín đều. Thời gian 8 – 10 tiếng đủ cho bánh chín đều từ trong lõi ra ngoài, thịt mỡ ngấm đều thân bánh tạo độ béo.
Chiều nào cũng vậy, những hộ dân ở hai bên đường làng Bờ Đậu lại đồng loạt gói bánh. Đâu đâu cũng xanh tươi một màu lá dong, trắng mẩy hạt gạo nếp… Rồi tối đến, những nồi phi đưa lên bếp than đỏ rực, sôi sình sịch cả đêm. Sáng hôm sau, những mẻ bánh thơm phức được vớt ra. Cứ như thế, nhịp sống ở Bờ Đậu từ lâu vẫn theo làn khói nghi ngút của những nồi bánh chưng mà đi lên.
Người qua đường từ Hà Nội, Cao Bằng, Tuyên Quang qua Bờ Đậu không quên dừng lại mua vài cái bánh chưng về làm quà. Ngày tết thì đông hơn bởi các chủ nhà hàng ở Hà Nội lên đặt hàng số lượng nhiều để phục vụ tết. Theo những dân làng ở đây, trước tết Nguyên đán hàng năm, Việt kiều đặt hàng ngàn chiếc bánh mang sang phục vụ cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Làng bánh chưng Bờ Đậu đã làm ấm lòng du khách bằng những bếp lửa hồng trong mỗi gia đình không lúc nào tắt.
Theo Tapchiamthuc
Lúa gạo ướt nhoẹt bùn đất, dân ăn mì tôm chống đói
Vét lại một ít lúa, gạo dự trữ bấy lâu bị vùi lấp trong đống bùn, đất nhão nhoẹt, bốc mùi, nhiều người dân chỉ biết ngậm nước mắt vào trong. Để cầm cự với bão lũ, họ phải ăn mì tôm qua bữa...
Cơn lũ và lốc xoáy đi qua đã cuốn trôi, làm hư hại toàn bộ lương thực bấy lâu người dân quần quật, lam lũ mới làm được. Từng bao lúa được đánh đổi biết bao mồ hôi của nông dân nay bị ngâm nước và bùn, đất, một số bị lên mầm...khiến người dân vùng lũ đang đối diện với nguy cơ thiếu đói dài ngày.
Những ngày sống với người dân vùng lũ, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến một thực trạng đến nghẹn lòng. Bão, lũ đi qua đã gieo thêm nỗi đau cho những phận nông dân quanh năm chỉ biết "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Người nông dân vốn đã cơ cực, nay bị thiên tai hành hạ khiến họ càng rơi vào tình cảnh khốn đốn.
Lốc xoáy đã khiến hàng trăm ngôi nhà dân bị sập đổ, hư hỏng nặng
Tại xã Quảng Sơn và Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, mưa, lũ đã gây thiệt hại quá nặng nề. Chỉ trong phút chốc, toàn bộ gia sản làm được bấy lâu đã tan tành theo mây khói. Mất người, tài sản bị hủy hoại... là những đau đớn thể hiện rõ bên ngoài ai cũng nhìn thấy được. Còn bên trong là cảnh đói, rét... đang từng ngày hiện hiện, đe dọa cuộc sống người dân vùng lũ.
Đối với người nông dân, các loại gia súc, gia cầm là "cơ nghiệp" làm ra lương thực, của cải. Ấy thế mà cơn lũ đi qua, rất nhiều gia súc, gia cầm của người dân cũng bị cuốn đi theo, mất đi phương tiện kiếm sống cũng đồng nghĩa với cái đói đang cận kề. Thêm vào đó, số lương thực được họ tích trữ bấy lâu cũng đã bị hư hại hoàn toàn.
Chị Lan đưa số lúa, gạo bị ướt ra phơi gió mong cầm cự được vài ngày
Đang vớt lại ít lúa, gạo từ trong đống đổ nát, để đem phơi gió mong cầm cự được thêm vài ngày, chị Nguyễn Thị Lan nói trong nghẹn ngào: "Vợ chồng tui lam lũ cả năm trời mới trữ được mấy tạ lúa để đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho cả gia đình. Thế nhưng, giờ đã bị ướt sũng hết cả, chỗ thì dính đầy bùn đất, chỗ thì lên mầm, ngay cả ít gạo vừa xay trước bão giờ cũng mốc meo, lên men rồi. Còn vài tháng nữa mới đến vụ mới nhưng từ đây đến lúc đó không biết lấy gì để ăn, lấy gì để sống".
Bà Liến đau đớn nhìn số lúa, gạo bị ướt sũng trong nước
Còn vợ chồng ông Lới, bà Liến cũng đã ngoài 70 tuổi, làm được mấy bao lúa để dành giờ cũng đành ngậm ngùi chua xót. Toàn bộ lúa gạo được ông cất giữ rất cẩn thận, nhưng trận lốc vừa qua đã đánh sập tường nhà, mưa lũ tràn vào khiến lúa gạo cũng bị ướt và lên mầm. Mở cho tôi xem bao gạo vừa đi xay cách đó mấy ngày, bà Liến chảy nước mắt khi thấy chúng đã mốc meo và lên mùi chua. Bà không biết những ngày tới lấy gì mà sống tiếp.
Chị Trần Thị Tình cho biết, do lốc xoáy vừa quét qua gây sập hết nhà cửa của người dân. Thêm vào đó, lũ lại ập đến bất ngờ, mưa xối xả khiến người dân chúng tôi quay cuồng, không kịp đưa tài sản đi bảo quản. "Nhà nào nhanh thì sơ tán được bao gạo mà sống tạm vài ngày, tuy bị ướt chút ít nhưng còn ăn được, còn không thì chịu hư hỏng hết. Cũng may là còn bảo toàn được mạng sống. Tui cũng chưa biết lấy tiền đâu mà đong gạo trong những ngày tới đây" - chị Tình lo lắng.
Để kịp thời giúp người dân, ngay sau khi cơn lũ đến, chính quyền các địa phương, các cơ quan, ban ngành đã chia sẻ, động viên kịp thời để giúp bà con vùng lũ vượt qua khó khăn. Ngoài việc giúp họ sửa lại nhà cửa đã đổ nát, hỗ trợ vật chất, tinh thần thì các loại lương thực, nhu yếu phẩm, nước uống, quần áo, chăn màn...cũng đã được chuyển đến tận tay các hộ dân vùng bị thiệt hại. Đây là những thứ rất cần thiết đối với người dân để họ có thể đảm bảo được cuộc sống trong lúc này.
Hàng cứu trợ đến với người dân vùng lũ
Bên cạnh đó, nhiều chuyến hàng cứu trợ bao gồm nhu yếu phẩm, gạo, mì tôm, nước uống... từ các cá nhân, tổ chức hảo tâm khắp mọi miền đất nước cũng đã được vận chuyển đến trao tận tay từng hộ gia đình. Những nghĩa cử thiết thực thể hiện tinh thần "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách" đã làm ấm lòng người dân vùng lũ trong cơn khốn khó. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự giúp đỡ tạm thời, có thể giúp họ cầm cự thêm 1 - 2 tháng, còn vấn đề là làm sao để người dân không phải thiếu đói cho đến vụ cận kề thì cần rất nhiều tấm lòng hảo tâm ngoài xã hội quan tâm, chia sẻ.
Đăng Đức
Theo Dantri
Lão nông nghèo kiết xác mua ô tô vì sợ... chó Ông Khúc Văn Cẩn, 46 tuổi (Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) ở trong căn nhà xập xệ, đến cái giường ngủ còn không có nổi manh chiếu trải nhưng lại là một trong những người đầu tiên "tậu... xế hộp" ở nơi đây. Đòi vợ trả phí hao mòn khi ly hôn Từ những năm 1998 thế kỷ trước, khi mà nhiều gia...